1. Kiến thức :
-Khái niệm ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
-Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
-Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kỹ năng :
-Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
-Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: có ý thức lựa chọn và sử dụng ngôi kể phù hợp B. CHUẨN BỊ :
1-G/v : - Soạn bài, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng.
- Bảng phụ.
2- H/s : - Đọc truyện ‘’ Dế Mèn phiêu lưu kí’’ của Tô Hoài. Xác định ngôi kể trong truyện.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ :
? Khi kể chuyện, người kể đóng vai trò như thế nào ? ( đứng ở những ngôi nào ?).
Hãy kể lại văn bản ‘’ Cây bút thần’’ mà em đóng vai là Mã Lương ? * Nội dung bài mới.
-Giới thiệu bài mới:
- Trong truyện ‘’ Dế Mèn phiêu lưu kí’’ của Tô Hoài, người kể chuyện xưng tôi.
Vậy ‘’ tôi’’ ở đó có phải là tác giả không ?
- Khi kể chuyện có cần phải chọn ngôi kể không ? Ngôi kể, lời kể có vai trò như thế nào khi kể chuyện ? Bài học này sẽ đề cập tới vấn đề đó.
- Dạy học bài mới.
? Em đã chuẩn bị bài trước ở nhà. Vậy em hiểu ngôi kể là gì ?
? Có những ngôi kể nào ? Cho vd.
? Khi kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ mấy trong kể chuyện ?
* G/v cho h/s đọc và quan sát đoạn văn 1 trong Sgk.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
1. Ngôi kể
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3.
- Khi người kể xưng tôi ngôi thứ nhất.
- Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba.
2. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự
? Người kể gọi tên các nhân vật là gì ?
? Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì ?
? (vị trí quan sát của tác giả ở đâu ?)
* HS đọc đoạn văn thứ 2
? Trong đoạn này, người kể tự xưng mình là gì ? Gạch dưới các từ xưng hô ấy ?
? Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm được những gì ?
? Nếu kể ở ngôi thứ ba thì có khả năng đó không ? Vì sao ?
? Trong đoạn văn thứ hai , ‘Tôi’ ở đây có phải là tác giả Tô Hoài không ? Vì sao em biết ?
Nhân vật ‘tôi’, chính là tác giả (thường gặp hồi kí, tự truyện).
? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể nào chỉ kể được những gì mình biết, mình trải qua ?
- HS đọc lại hai đoạn văn 1-2
* so sánh hai đoạn văn trên.
? Hãy thử đổi ngôi kể đoạn 2 sang ngôi thứ ba và nhận xét ?
Có thể ở đoạn 2 đổi ngôi kể thứ 3, bằng cách thay tôi bằng Dế mèn =>
mang tính chất khách quan.
? Hãy thử đổi ngôi kể đoạn 1 sang ngôi thứ nhất và nhận xét ?
- Thay một nhân vật nào đó hoặc người kể xưng tôi => không nên thay.
+ Cấu tạo đoạn văn bị phá vỡ
+ Phải thay đổi nội dung thêm, bớt cho hợp lí.
* GV treo bảng phụ đoạn văn sau khi đã đổi ngôi kể.
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên em rút ra được điều gì khi sử dụng ngôi kể ? ? Bài học hôm nay em cần nhớ những đơn vị kiến thức nào ?
a. Ngôi kể thứ 3
* Đoạn 1
- Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.
- Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
=> Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
b. Ngôi kể thứ nhất
*Đoạn 2 :
Nhân vật tự xưng là ‘Tôi’ – ngôi kể thứ nhất.
-> có thể kể ra trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua.
Trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
3. Vai trò của hai ngôi kể trong văn tự sự
Khi kể, người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhất).
+ nhân vật tôi : ->chính là người kể -> chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình
=> người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả.
* Ghi nhớ : SGK.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
* G/v hướng dẫn yêu cầu h/s làm bt.
Bài 1 : Thay ngôi kể từ thứ 1 sang ngôi thứ 3
Làm thế nào để thay thế ? Sau khi thay, nhận xét so sánh hai đoạn văn cũ, mới.
Định hướng. Thay các từ ‘Tôi’ bằng từ ‘Dế Mèn’
Bài 4 : Vì sao trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất ?
Bài 5 : Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào ?
II. Luyện tập Bài 1 :
- Đoạn văn cũ : mang nhiều tính chủ quan.
- Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
Bài 2 :
- Thay tất cả từ ‘Thanh’ bằng từ ‘tôi’.
- Nhận xét tương tự câu 1.
Bài 3 : Truyện ‘ cây bút thần’ kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể ?
Bài 4 : Vì.
- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
- Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện.
Bài 5 : Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất để bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư.
Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư lại có nguy cơ thiếu chân thực trước người nhận.
III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài .
- Kể lại truyện Thánh Giong bằng ngôi kể thứ nhất
- Dùng ngôi kể thứ nhất kể về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
- Phân biệt ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật ?
( kể : thể hiện diễn biến cốt truyện ; tả : tả nhân vật , khung cảnh ; ngôn ngữ nhân vật : lời đối thoại và độc thoại)
- Soạn bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng Thứ tự kể trong văn tự sự.
D ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...
...
...
...
...
...
...
...
...