Đóng góp chính của luận án

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 25 - 28)

Luận án đã có một số đóng góp chính như sau:

- V mt lý lun:

(i) Các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét và phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là một yếu tố tài sản, Luận án đã xây dựng được khung phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là yếu tố nguồn lực sản xuất, theo đó bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được xem xét theo cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi.

(ii) Luận án đã đề xuất các khía cạnh và tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất. Cụ thể, 2 góc độ phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được đánh giá theo 5 khía cạnh, đó là: (1) Khả năng có đất sản xuất; (2) Nguồn gốc đất sản xuất; (3) Được đảm bảo quyền sử dụng đất; (4) Quy mô đất sản xuất sử dụng; (5) Năng suất đất.

(iii) Trong nghiên cứu, Luận án sử dụng cách tiếp cận định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước để đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam (trước đây các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp phân tích thống kê mô tả, hầu như có rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui kinh tế lượng để phân tích, nếu có cũng chỉ dựa trên số liệu điều tra với giới hạn đối tượng điều tra trong phạm vi nhỏ).

(iv) Với các mô hình hồi quy, bên cạnh phương pháp hồi quy Probit thông thường, luận án sử dụng phương pháp hồi quy với thủ tục Heckman 2 bước để đảm bảo tính không chệch và vững của các giá trị ước lượng. Ngoài ra Mô hình ước lượng phân rã Oaxaca - Blinder cũng được sử dụng để giải thích sự khác biệt trong tiếp cận đất sản xuất giữa hộ gia đình chủ hộ nam giới và chủ hộ nữ giới

- V mt thc tin:

Dựa vào dữ liệu thống kê có tính đại diện cho cả nước (số liệu điều tra mức sống dân cư – VHLSS 2012) và bằng phương pháp phân tích định lượng, luận án chỉ ra rằng:

(i) Trên phạm vi cả nước, có sự tồn tại bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất với lợi thế thuộc về các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới trong cả 2 góc độ, trong đó bất bình đẳng giới trầm trọng hơn trong khía cạnh sử dụng đất sản xuất để thu lợi.

(ii) Sự khác biệt giới trong tiếp cận đất sản xuất có sự khác biệt theo vùng và dân tộc: bất bình đẳng giới ở các vùng phía nam lớn hơn so với các vùng ở khu vực phía bắc. Đặc biệt, ở vùng miền núi phía Bắc và nhóm dân tộc thiểu số có hiện

tượng bất bình đẳng giới “ngược” trong khía cạnh có đất sản xuất với bất lợi thuộc về các hộ gia đình chủ hộ nam giới.

(iii) Trong các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, các yếu tố thuộc về phong tục tập quán, văn hóa, nhận thức (thể chế phi chính thức), cơ chế chính sách (thể chế chính thức) và thị trường (các yếu tố bên ngoài) có tác động lớn hơn so với các yếu tố thuộc về đặc điểm hộ gia đình (các yếu tố bên trong).

Ngoài ra, kết quả định lượng cũng chỉ ra rằng, việc tồn tại sự phân biệt giới do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, phong tục tập quán có xu hướng làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận đất sản xuất giữa các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới và chủ hộ là nữ giới, trong khi đó những nỗ lực đạt bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác có xu hướng làm thu hẹp khoảng cách giới trong tiếp cận đất đai.

(iv) Qua những phát hiện thực tế, luận án đưa ra các gợi ý giải pháp, chính sách để thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là 1 yếu tố nguồn lực sản xuất tại Việt Nam trong những năm tới, cụ thể: (i) Hoàn thiện thể chế chính thức đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (ii) Đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội đặc biệt là phụ nữ về quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (iii) Nâng cao năng lực tự thân của phụ nữ (iv) Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện các chính sách liên quan đến quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (v) Thúc đẩy hoạt động của thị trường đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)