CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp áp dụng là tính trung bình của nhóm chủ hộ nam giới và nhóm chủ hộ và kiểm định sự khác biệt giữa giá trị trung bình của hộ gia đình chủ hộ nam giới và chủ hộ nữ giới bằng kiểm định t- test
Kiểm định T-Test là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể dựa trên 2 mẫu độc lập rút từ 2 tổng thể này.
Trong kiểm định T-Test ta có 1 biến định lượng để tính trung bình và 1 biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh.
Các bước khi thực hiện kiểm định T-Test bao gồm:
- Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Không có sự khác nhau về trị hai trung bình tổng thể”, tức là khác biệt giữa 2 trung bình là bằng 0.
- Bước 2: Thực hiện kiểm định T-Test (Two-sample t test with equal variances)
- Bước 3: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở bước 2 với xác suất α:
+ Nếu Sig >α thì ta chấp nhận giả thuyết Ho + Nếu Sig <α thì ta bác bỏ giả thuyết Ho 2.3.1.2. Nội dung phân tích
Phương pháp thống kê mô tả được sử dung trong 2 nội dung phân tích, cụ thể:
• Đặc điểm hộ gia đình Việt Nam theo giới tính của chủ hộ
Dữ liệu sử dụng trong phân tích là điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Trong phần này, phân tích được dựa trên việc tính toán giá trị trung bình (mean) của tổng thể phân theo nhóm hộ có chủ hộ là nam giới và nữ giới, bằng cách tính trung bình mẫu có trọng số của các biến số theo các nội dung phân tích:
+ Đặc điểm nhân khẩu của chủ hộ bao gồm: dân tộc, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn
- Việc xác định địa bàn cư trú của hộ gia đình: thành thị/ nông thôn; vùng kinh tế xã hội hay tỉnh; Tên cũng như Dân tộc của chủ hộ được xác định theo thông tin trên bìa của phiếu khảo sát. Mặc dù dân tộc trong kết quả điều tra được ghi theo mã dân tộc đã được quy định sẵn, trong luận án phân chia vào 2 nhóm: Dân tộc Kinh/ Hoa =1, và dân tộc khác (DTTS) = 0
- Tuổi của chủ hộ được xác định theo câu hỏi 5 mục 1a
- Tình trạng hôn nhân của chủ hộ theo câu hỏi 6 mục 1a (chưa có vợ/
chồng=1, đang có vợ chồng = 2, góa = 3, ly hôn = 4, ly thân = 5)
- Trình độ học vấn của chủ hộ: đánh giá dựa vào bằng cấp cao nhất mà chủ hộ đạt được, kết quả này được xác định theo câu hỏi 2, mục 2
+ Qui mô của hộ: dựa vào đếm tên số thành viên theo câu hỏi 1, mục 1a.
+ Hoạt động kinh tế của hộ: Đặc điểm hoạt động kinh tế của hộ sẽ được phân loại theo nguồn thu nhập chính của hộ, theo đó có 3 hình thức đó là: (i) đi làm để nhận tiền lương tiền công; (ii) tự sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp; và (iii) hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ của hộ hay tự sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp.
Xác định việc làm để từ đó xác định loại hình hoạt động kinh tế của hộ được dựa vào kết quả trả lời theo câu hỏi 1, 3 mục 4A.
• Thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
Dữ liệu chính để phân tích nội dung này dựa vào thông tin thu được từ các câu hỏi trong mục 4B: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của bộ dữ liệu VHLSS. Do hạn chế về thông tin của mục này, Luận án chỉ có thể đánh giá được thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất theo 3 khía cạnh: Khả năng có đất sản xuất, Qui mô đất sản xuất sử dụng và năng suất đất. Hai khía cạnh còn lại là nguồn gốc đất sản xuất và được bảo đảm quyền sử dụng đất được phân tích dựa vào bộ dữ liệu điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS), cụ thể:
+ Khả năng có đất sản xuất: tính toán dựa vào kết quả câu hỏi 1 mục 4b0, bộ dữ liệu VHLSS 2012. Dựa vào kết quả trong câu hỏi 1 mục 4b0. Những hộ gia đình có đất là những hộ gia đình có câu trả lời = 1 (hộ gia đình có sử dụng hay quản lý đất nông nghiệp trong 12 tháng qua bao gồm cả đất đi thuê, cho thuê)
+ Quy mô đất sản xuất sử dụng: tính toán dựa vào kết quả câu hỏi 3 mục 4b0 + Năng suất đất: Tổng hợp kết quả dựa vào câu trả lời của các câu hỏi trong mục 4b1 (1-6), 4b2 (1-3), 4b3 (1-2), 4b4 (1 -2), 4b5 (1-2)
+ Nguồn gốc đất sản xuất: Được tính toán dựa trên kết quả câu hỏi 4 trang 5 của bảng hỏi điều tra VARHS, nguồn gốc đất được tổng hợp theo các mã trả lời, cụ thể: nhà nước/ xã cấp = 1; Thừa kế = 3+4; mua (thị trường) = 5+6; khai hoang = 7;
thuê/ mượn = 9; khác = 2+8+10+11
+ Được bảo đảm quyền sử dụng đất: được tính toán dựa trên tổng hợp kết quả câu hỏi 3a, 3b trang 8 của bảng hỏi điều tra VARHS, cụ thể chủ hộ = 1 trong p8q3a, vợ/ chồng chủ hộ = 2; cả vợ và chồng: p8q3a=1 và p8q3b=2; thành viên gia đình (con=3, bố mẹ đẻ=4, bố mẹ chồng=5, ông bà=6, cháu 7); khác (anh chị em; =8, họ hàng khác, khác =97,98)