Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 138 - 142)

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

4.1.1. Thun li

4.1.1.1.Thế giới và khu vực:

- Các văn bản quốc tế với các nguyên tắc pháp lý về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận và triển khai thực hiện. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Liên hợp quốc đã được 186 quốc gia tham gia ký kết, phê chuẩn rộng rãi. Mục tiêu thiên niên kỷ, Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đến 2015 được hầu hết các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã cam kết thực hiện. Khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới ở nhiều nước được xây dựng, hoàn thiện. Hiện nay, có 120 quốc gia đã và đang xây dựng, thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ hoặc bình đẳng giới.

- Trên phạm vi toàn cầu, bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực ra quyết định ngày càng tăng, năm 2009, trên thế giới, phụ nữ chiếm 18,8% tổng số nghị sĩ so với 11,3% năm 1999. Hiện có 24 quốc gia có tỷ lệ nữ nghị sĩ trên 30%. Cơ chế quy định số lượng các vị trí lãnh đạo dành cho nữ đã được xây dựng và áp dụng ở nhiều quốc gia. Hệ thống an sinh xã hội được cải thiện trong đó quy định chế độ nghỉ ốm và nghỉ thai sản được hưởng nguyên lương. Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái toàn cầu ở các cấp học đã tăng lên, đặc biệt là ở cấp tiểu học.

- Cơ quan chuyên trách về bình đẳng giới của Liên hợp quốc mới được củng cố và phát triển. Bộ máy quốc gia về bình đẳng giới và phụ nữ được thành lập ở 165 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

- Trong khu vực Châu Á - Thái bình dương, công tác bình đẳng giới cũng được nhiều quốc gia quan tâm. Trong khu vực ASEAN, thừa nhận sự cần thiết của việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, tháng 4/2010, tại Việt Nam, Ủy ban về bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ đã chính thức được công bố thành lập. Điều này cho thấy việc thực hiện các điều ước quốc về bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ sẽ được thúc đẩy mạnh hơn.

- Liên Hợp Quốc đã xác định 3 mục tiêu của chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 đó là an ninh chung, phát triển và quyền con người, trong đó quyền con người gắn chặt với bảm đảm bình đẳng giới. Các mục tiêu này đã được tham vấn rộng rãi trên toàn thế giới

- Quá trình toàn cầu hóa có thể giúp thu hẹp khoảng cách giới rất nhiều.

Trước tiên, việc mở cửa thương mại và việc phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra nhiều việc làm hơn và nhiều liên kết mạnh mẽ hơn đến các thị trường việc làm cho phụ nữ, tăng khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế của phụ nữ và góp phần nâng cao năng lực kinh tế của họ. Thứ hai, quá trình đô thị hóa và truy cập thông tin đã cho phép nhiều quốc gia đang phát triển tìm hiểu về cuộc sống và tập tục ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả vai trò của người phụ nữ, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi. Thứ ba, các hành động cộng đồng liên quan đến bình đẳng giới được khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi vì việc toàn thế giới ngày càng đồng tình với việc nữ giới phải được trao quyền kinh tế, xã hội và chính trị, điều này đồng nghĩa với việc bất bình đẳng giới gây tổn hại tới vị thế quốc tế của một quốc gia.

4.1.1.2. Trong nước

- Nhận thức của cả hệ thống chính trị về bình đẳng giới ngày càng được tăng cường. Bình đẳng giới được nhận thức không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, với việc phát triển các phương tiện tiếp cận thông tin và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhận thức của cộng đồng dân cư về bình đẳng giới cũng không ngừng được nâng cao.

- Cùng với việc ban hành Hiến pháp mới năm 2013, hệ thống chính sách pháp luật ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực.

- Tổ chức bộ máy thực hiện bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương với cơ quan đứng đầu là Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được thành lập từ năm 1993.

- Việt Nam đã xây dựng được chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tới năm 2020, cùng với nó là các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép các mục tiêu về giới, điều này tạo điều kiện có được một dòng tài chính riêng để thực hiện các mục tiêu đảm bảo bình đẳng giới.

- Luật đất đai năm 2013, bên cạnh các điều khoản quy định chặt chẽ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 tên nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong quyền sử dụng đất, các điều khoản nới rộng hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp, cũng như hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai cũng là những quy định tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của thị trường đất sản xuất, từ đó tạo điều kiện cho việc tăng cường thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.

4.1.2 Khó khăn

4.1.2.1. Quốc tế và khu vực:

- Biến động về tăng trưởng kinh tế cùng với những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới ít nhiều ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ở các nước, trong đó có Việt Nam.

- Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng lương thực và dầu lửa ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội của các quốc gia, đồng thời làm trầm trọng thêm những thách thức đối với phụ nữ.

- Mô hình bệnh tật biến đổi nhanh chóng khiến các đại dịch mới xuất hiện liên tục, cùng với nó là đại dịch HIV – AIDS vẫn chưa thực sự được kiểm soát đã có những tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân nói chung và tới phụ nữ, trẻ em gái nói riêng. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngày càng diễn biến phức tạp.

4.1.2.2. Trong nước

- Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những rủi ro xã hội do cải cách thể chế, những bất cập của nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến mọi người song phần lớn những tác động tiêu cực này rơi vào những nhóm yếu thế trong xã hội, trong đó có phụ nữ.

- Sự đa dạng dân tộc, vùng miền của Việt Nam khiến cho những thành tựu của phát triển trong đó có bình đẳng giới không đạt được đồng đều giữa các vùng miền và các nhóm dân tộc.

- Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng xuất hiện với tần suất cao hơn, cùng với nó là hiện tượng xâm nhập mặn và nguy cơ mất dần các vùng đất duyên hải ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long do nước biển dâng có ảnh hưởng rất lớn tới các nguồn lực cũng như các hoạt động sinh kế của người dân trong đó có đất sản xuất.

- Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã chậm lại, thêm vào đó, việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình từ năm 2010 khiến các nguồn tài trợ quốc tế cho các mục tiêu phát triển xã hội ngày càng giảm dần, điều này đã hạn chế các nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu phát triển trong đó có bình đẳng giới.

- Nhận thức của một số bộ phận cán bộ, nhân dân về bình đẳng giới còn hạn chế. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong hệ thống chính trị đấu tranh cho bình đẳng giới.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa dẫn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp một cách nhanh chóng và ồ ạt dẫn tới quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, đồng thời việc xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác nông nghiệp bên cạnh việc phá vỡ hệ thống thủy lợi đã xây dựng, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới năng suất của sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp cận đất sản

xuất của các hộ gia đình nói chung, trong đó phụ nữ là đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất bởi vai trò giới khiến phụ nữ phải ở chăm sóc người già và trẻ nhỏ, do đó vẫn tiếp tục gắn thu nhập với sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)