Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 40 - 51)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT

1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

1.2.1. Một số khái niệm

- Đất sản xuất

Theo Lucreotit (triết gia La mã thế kỷ I TCN) “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”. Chính vì lẽ đó, đất đai có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội của con người. Luật Đất đai 2003 của Việt Nam

quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Dưới góc độ xem xét đất đai là tư liệu sản xuất, khái niệm đất đai gắn chặt với khái niệm nguồn lực sản xuất.

Theo từ điển Kinh tế học: Nguồn lực sản xuất là tất cả các thực thể hữu hình hoặc vô hình được sử dụng làm đầu vào sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Số lượng các nguồn lực sản xuất và định nghĩa các nguồn lực sản xuất là khá đa dạng, nó phụ thuộc vào các cơ sở lý thuyết hay các trường phái kinh tế. Mặc dù số lượng các nguồn lực sản xuất thay đổi và hoàn thiện theo thời gian, song yếu tố đất đai luôn là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản xuất hiện ngay từ các nghiên cứu của trường phái kinh tế học cổ điển.

Đất đai là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.

Đây là một nguồn lực sản xuất quan trọng, đặc biệt đối với khu vực sản xuất nông nghiệp, song đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo do vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người. Với tư cách là tài sản không do sản xuất mà có được sử dụng vào quá trình sản xuất, vai trò của yếu tố đất đai thường được xem xét dưới 2 góc độ, thứ nhất, đó là yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất, và thứ hai, đất đai là nền tảng để xây dựng các cơ sở hoạt động kinh tế (nhà xưởng, trụ sở cơ quan..), một dạng vốn vật chất được sử dụng làm phương tiện phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất, hay nói cách khác, đất đai là yếu tố nguồn lực gián tiếp.

Trong nghiên cứu này, luận án tập trung xem xét đất với vai trò thứ nhất, theo đó, đất sản xuất được định nghĩa như sau: Đất sản xuất là nguồn lực hữu hình, không do sản xuất mà có, được sử dụng làm đầu vào trực tiếp sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ

- Tiếp cận đất sản xuất

Trong các nghiên cứu gần đây, khái niệm tiếp cận thường được định nghĩa là

“khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”, cụ thể hơn tiếp cận có thể hiểu là tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân “lấy” được, “quản lý” và “giữ” được (khả năng hưởng lợi) [32]

Liên quan đến tiếp cận nguồn lực sản xuất, tính đến nay có rất nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm này, cụ thể:

Tiếp cận nguồn lực là quyền hay cơ hội để sử dụng, quản lý hay kiểm soát một loại nguồn lực nào đó [89]. Nguồn lực ở đây có thể hiểu là nguồn lực kinh tế (ví dụ đất đai và tín dụng), nguồn lực chính trị (tham chính) hay nguồn lực xã hội (giáo dục, y tế)

Theo Shahnal Parveen [96], tiếp cận nguồn lực là khả năng mỗi người (phụ nữ) có thể sử dụng các nguồn lực và thu lợi từ nguồn lực đó.

Theo FAO (2011), tiếp cận nguồn lực là việc có thể sử dụng các nguồn lực để thu lợi không phân biệt là có quyền sở hữu và kiểm soát hay không đối với nguồn lực đó [71].

Như vậy, có thể thấy phần lớn các khái niệm về tiếp cận nguồn lực đều tương đối hội tụ, do đó, dưới góc độ là một yếu tố nguồn lực sản xuất, khái niệm tiếp cận đất sản xuất sử dụng trong luận án được định nghĩa như sau: tiếp cn đất sn xut là vic có th s dng đất làm đầu vào trc tiếp cho quá trình sn xut, không ph thuc vào vic có s hu hay kim soát đất đai hay không. Như vậy, bên cạnh những người có quyền sử dụng đất, những người đi thuê đất để canh tác cũng được xem là được tiếp cận đất sản xuất. Theo khái niệm này, tiếp cận đất sản xuất được xem xét dưới 2 góc độ, đó là: khả năng được sử dụng đất sản xuất và khả năng sử dụng nguồn lực này để thu lợi.

- Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

Như phần trên đã phân tích, bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai là một trong các nội dung phân tích bình đẳng giới, nó liên quan đến khía cạnh tích tụ các năng lực cơ bản của con người. Do đó, dựa theo khái niệm bình đẳng giới, cùng khái niệm về tiếp cận đất sản xuất được đưa ra trong phần trên, luận án đưa khái niệm bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất như sau: Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất là việc nam giới và nữ giới có quyền/ cơ hội ngang nhau trong khả năng sử dụng đất làm đầu vào trực tiếp cho quá trình sản xuất.

1.2.2. Ni dung phân tích và tiêu chí đánh giá bình đẳng gii trong tiếp cn đất sn xut

1.2.2.1. Nội dung phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

Với định nghĩa bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất là việc nam giới và nữ giới có quyền/ cơ hội ngang nhau trong khả năng sử dụng đất làm đầu vào trực tiếp cho quá trình sản xuất, khi phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất sẽ dựa vào xem xét sự khác biệt giới về quyền/ cơ hội trong các khía cạnh gắn với 2 góc độ của tiếp cận đất là khả năng được sử dụng đất và sử dụng đất để thu lợi.

Eve Crowley (1999); Nichols, S.; Crowley, E. and Komjathy, K. (1999);

Carmen Diana Deere, Magdalena Leon (2003); Linus Blom (2006); Mechthild Runger (2006); Jagero Nelson, Onego Roseline (2011); Nitya Rao (2011); Cheryl Doss et.al (2013); UNDP (2013); Henri – Ukoha, A. et al. (2014) trong các nghiên cứu của mình đã tập trung xem xét sự khác biệt giới theo các khía cạnh:

(i) Sở hữu đất đai (có quyền/ cơ hội sử dụng đất và việc bảo đảm quyền sở hữu đất đai);

(ii) Nguồn gốc của mảnh đất (các kênh có được đất: thừa kế, phân bổ đất đai của nhà nước và cộng đồng; thị trường mua bán);

(iii)Diện tích của đất đai nắm giữ

Các khía cạnh này đã thể hiện được 2 nội dung của tiếp cận đất đai, cụ thể, khía cạnh sở hữu đất đai và nguồn gốc của mảnh đất gắn với khả năng được sử dụng đất, còn khía cạnh về diện tích của đất đai nắm giữ gắn với khả năng thu lợi từ đất. Tuy nhiên, như phần tổng quan đã phân tích, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở các phân tích, đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai theo với vai trò là một yếu tố tài sản, do đó, việc phân tích tiếp cận đất đưới góc độ khả năng thu lợi từ đất chỉ dừng ở khía cạnh gắn với diện tích đất đai nắm giữ, nhằm phản ánh giá trị kinh tế của đất, hay mặt lượng của việc sử dụng đất. Nếu xem xét tiếp cận đất dưới góc độ yếu tố nguồn lực sản xuất thì khía cạnh này là chưa phản ánh được hết khả năng sử dụng đất để thu lợi.

Bên cạnh phần lớn các nghiên cứu đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai với vai trò là tài sản ở trên, nghiên cứu của Helen Shahriari và cộng sự về nâng

cao khả năng tiếp cận đất đai và nguồn lực tài chính của phụ nữ ở Tajikistan [57], và nghiên cứu tiếp cận nguồn lực sản xuất của các hộ gia đình nông thôn thông qua chuỗi điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam [35][36][37][38] là hai nghiên cứu xem xét tiếp cận đất đai của hộ gia đình với vai trò là nguồn lực sản xuất. Bên cạnh đề cập tới các khía cạnh tiếp cận đất đai như một tài sản đã được đề cập tới ở phần lớn các nghiên cứu về tiếp cận đất đai, hai nghiên cứu này đã phân tích thêm khía cạnh liên quan đến sử dụng đất để thu lợi như cách thức lựa chọn loại cây trồng để sản xuất, sử dụng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và kết quả thu lợi từ đất. Việc bổ sung thêm khía cạnh này đã đảm bảo phản ánh được đầy đủ mặt lượng và chất của khả năng sử dụng đất để thu lợi.

Từ kết quả tổng quan nghiên cứu, các nội dung phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được đề cập tới trong luận án là:

(1)Bình đẳng gii v kh năng được s dng đất sn xut:

Dưới góc độ này, bình đẳng giới được xem xét thông qua so sánh quyền/cơ hội của nam giới và nữ giới theo các khía cạnh:

(i) Khả năng có đất sản xuất:

Khía cạnh này nhằm xem xét sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc có được đất hay không để phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất

(ii) Nguồn gốc đất sản xuất:

Khía cạnh này nhằm xem xét sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong cách thức có đất sản xuất (đất sản xuất có được từ đâu)

(iii) Được bảo đảm quyền sử dụng đất sản xuất:

Khía cạnh này nhằm đánh giá sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc được bảo đảm quyền sử dụng đất sản xuất (bảo đảm bằng pháp luật đối với việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất)

(2) Bình đẳng gii v kh năng s dng đất sn xut để thu li

Dưới góc độ này, bình đẳng giới được xem xét thông qua đánh giá sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong các khía cạnh cụ thể sau:

(i) Qui mô đất sản xuất sử dụng:

Khía cạnh này nhằm xem xét sự khác biệt theo giới về mặt lượng của khả năng thu lợi từ đất sản xuất

(ii) Năng suất đất:

Khía cạnh này nhằm xem xét sự khác biệt theo giới trong sức sản xuất của đất, mặt chất của khả năng thu lợi từ đất.

Nếu quy mô đất sản xuất sử dụng bị giới hạn cả dưới góc độ tuyệt đối (diện tích đất trên bề mặt trái đất) và tương đối (cơ cấu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp) thì sức sản xuất (sản phẩm thu được/ đơn vị diện tích) là không giới hạn nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Việc đánh giá bình đẳng giới theo khía cạnh này thể hiện đặc trưng của khả năng thu lợi từ đất với tư cách là yếu tố nguồn lực sản xuất

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất Như phần trên đã phân tích, để đánh giá bình đẳng giới, các nghiên cứu về giới và phát triển có lúc đề cập đến tình trạng tuyệt đối của phụ nữ, có lúc đề cập tới tình trạng tương đối của phụ nữ trong tương quan so sánh với nam giới, mặc dù vậy các nghiên cứu này đều hướng tới xóa bỏ khoảng cách giới nhằm đạt được tình trạng bình đẳng giới. Do đó, các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong từng khía cạnh đều có xu hướng so sánh tình trạng của nam giới và nữ giới dựa trên các chỉ số đánh giá kết quả đạt được của cả nam và nữ. Trong các nghiên cứu phân tích bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất đai đã được tổng quan, theo các khía cạnh phân tích đã được trình bày ở trên, các chỉ số đánh giá kết quả đạt được của nam giới và nữ giới được sử dụng đều tương đối đồng nhất. Do đó, luận án cũng sử dụng các chỉ số đó để làm cơ sở đánh giá sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong từng khía cạnh phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, cụ thể:

a. Ch s đánh giá kh năng có đất sn xut

Để đánh giá khả năng có đất của nam giới, nữ giới, các nghiên cứu thường sử dụng các chỉ số thể hiện xác suất có đất hay không có đất của nam và nữ trong các nhóm đối tượng khác nhau:

(1) Tỷ lệ phụ nữ/ nam giới có đất sản xuất:

Chỉ số này cho biết xác suất có đất để sử dụng làm đầu vào cho sản xuất của phụ nữ/ nam giới. Việc có đất sản xuất được hiểu là việc nam giới / nữ giới hiện đang sử dụng hay quản lý đất sản xuất, cụ thể

Tỷ lệ phụ nữ có đất = Số phụ nữ có đất sản xuất

x 100 (%) Tổng số phụ nữ

Tỷ lệ nam giới có đất = Số nam giới có đất sản xuất

x 100 (%) Tổng số nam giới

(2) Tỷ lệ người có đất là phụ nữ:

Chỉ số này cho biết trong số những người có đất sản xuất, bao nhiêu phần trăm là phụ nữ

Tỷ lệ người có đất là nữ = Số phụ nữ có đất sản xuất

x 100 (%) Tổng số người có đất sản xuất

Mặc dù hai chỉ số trên thường được dùng để thay thế cho nhau, nhưng hai chỉ số trên cho biết các thông tin khác nhau trong đánh giá bình đẳng giới trong khía cạnh phân tích. Chỉ số (1) bên cạnh việc đánh giá sự khác biệt trong xác suất có đất cho sản xuất của nam giới và nữ giới, thước đo này còn cho phép đánh giá được tình trạng bất bình đẳng trong cơ hội có đất sản xuất giữa nam và nữ tính chung cho cả nước, tuy nhiên để đánh giá được điều này cần đặt trong sự so sánh tương quan với cơ cấu theo giới tính trong dân số, trong khi chỉ số (2) chỉ đơn thuần chỉ cho thấy được xác suất người có đất là nữ giới trong những người có đất sản xuất [59].

Dựa trên các chỉ số này, bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất sẽ đạt được khi giá trị của chỉ số thể hiện khả năng có đất của nam giới bằng giá trị của chỉ số thể hiện khả năng có đất của nữ giới.

b. Ch s đánh giá ngun gc đất sn xut

Các nghiên cứu đã tổng quan đều đồng nhất có 3 phương thức phổ biến để các cá nhân hay hộ gia đình có đất, đó là thông qua các mối quan hệ gia đình (thừa

kế), nhà nước (phân bổ đất đai) và thông qua thị trường (mua bán, chuyển nhượng, thuê mướn). Ngoài ra còn có một số phương thức khác như khai hoang, lấn chiếm...

Do đó theo khía cạnh này, chỉ số thường được sử dụng là

(1) Cơ cấu đất sản xuất hiện có của nam giới/ nữ giới theo nguồn gốc đất, cụ thể:

Tỷ lệ đất của nam giới/ nữ giới có được

từ nhà nước =

Số mảnh đất của nam giới/ nữ giới được Nhà nước phân bổ

x 100 (%) Tổng số mảnh đất đang sử dụng của nam

giới/ nữ giới Tỷ lệ đất của nam

giới/ nữ giới có được từ thừa kế

=

Số mảnh đất của nam giới/ nữ giới được thừa kế

x 100 (%) Tổng số mảnh đất đang sử dụng của nam

giới/ nữ giới Tỷ lệ đất của nam giới/

nữ giới có được từ thị

trường =

Số mảnh đất của nam giới/ nữ giới được thị trường

Tổng số mảnh đất đang sử dụng của nam giới/ nữ giới ...

Theo cách tính toán này, tổng các tỷ lệ theo các phương thức của nam/ nữ sẽ là 100%.

(2) Tỷ lệ phân bổ cho nữ giới theo mỗi nguồn của đất sản xuất. Chỉ số này theo đó sẽ được tính bằng công thức với mẫu số là tổng số mảnh đất có được theo các hình thức phân bổ, ví dụ

Tỷ lệ đất phân bổ cho

nữ giới từ nhà nước (%) = Số mảnh đất của nữ giới được Nhà nước phân bổ Tổng số mảnh đất do Nhà nước phân bổ Các hình thức phân bổ khác cũng được tính toán tương tự.

Dựa vào các chỉ số trên, bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất đạt được khi cách thức có đất của nam giới và nữ giới là tương đồng với nhau, đặc biệt là ở các nguồn có đặc điểm trung tính giới như qua kênh của nhà nước hay thị trường.

c. Ch s đánh giá kh năng được bo đảm quyn s dng đất sn xut Khả năng được bảo đảm quyền sử dụng đất sản xuất thể hiện thông qua việc có được các chứng cứ hoặc được bảo đảm bằng pháp luật đối với đất sản xuất hiện có, bên cạnh đó, biểu hiện cao hơn của khả năng được bảo đảm quyền sử dụng đất sản xuất đó là được đứng tên trên các loại giấy tờ thể hiện quyền với đất sản xuất, việc đứng tên này có thể đứng độc lập hoặc đồng đứng tên với người khác. Do đó, các chỉ số được sử dụng để phản ánh khía cạnh này là:

(1) Tỷ lệ đất sản xuất do phụ nữ/ nam giới sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tỷ lệ đất sản xuất do nam giới sử dụng có GCNQSDĐ =

Số mảnh đất nam giới sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

x 100 (%) Tổng số mảnh đất sản xuất do nam

giới sử dụng Tỷ lệ đất sản xuất do nữ

giới sử dụng có GCNQSDĐ =

Số mảnh đất nữ giới sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

x 100 (%) Tổng số mảnh đất sản xuất do nữ giới

sử dụng

(2) Tỷ lệ nam giới/ nữ giới đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất

Tỷ lệ nam giới đứng tên trên giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất sản xuất =

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nam giới đứng tên

x 100 (%) Tổng số giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất sản xuất Tỷ lệ nữ giới đứng tên trên

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất =

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nữ giới đứng tên

x 100 (%) Tổng số giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất sản xuất

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)