Quan đ iểm định hướng cải thiệ n bình đẳng gi ới trong tiếp cận đất sản xuất

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 142 - 146)

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

4.2. Quan đ iểm định hướng cải thiệ n bình đẳng gi ới trong tiếp cận đất sản xuất

Dựa trên việc nhận thức lý luận và đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam thời gian qua, luận án đưa ra các quan điểm cải thiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở nước ta trong trong thời gian tới, đó là:

4.2.1. Thc hin bình đẳng gii trong tiếp cn đất đai là mt “mt xích”

quan trng nht trong quá trình đạt được bình đẳng gii nói chung và gim nghèo bn vng.

Như các phần nội dung trên đã phân tích, bình đẳng giới được xem xét và đánh giá theo 3 khía cạnh đó là (i) tích tụ các năng lực cơ bản của con người (trình độ học vấn, sức khỏe, tiếp cận các nguồn lực sản xuất); (ii) sử dụng năng lực có được để tận dụng cơ hội kinh tế và tạo thu nhập (việc làm và thu nhập); (iii) sử dụng năng lực được tích tụ để tác động tới lợi ích cá nhân và cộng đồng (có tiếng nói và ảnh hưởng quyết định), do đó để đạt được bình đẳng giới toàn diện thì các khía cạnh nội dung của nó phải được đảm bảo thực hiện. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai không chỉ là một nội dung của bình đẳng giới, mà đó còn là một “mắt xích” quan trọng nhất của khía cạnh tích tụ các năng lực cơ bản của con người, nó ảnh hưởng tới khả năng tích tụ các năng lực cơ bản khác như tiếp cận giáo dục, vốn, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất... và từ đó tác động lan tỏa tới các khía cạnh khác trong nội dung của bình đẳng giới. Chính vì vậy có thể coi đây là một nút thắt quan trọng để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong các nỗ lực giảm nghèo thời gian vừa qua, tuy nhiên với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế, nguy cơ tái nghèo của các hộ gia đình vẫn luôn hiện hữu, ngoài ra, tình

trạng nghèo dai dẳng vẫn tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vì vậy giảm nghèo bền vững là mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới. Trong khi đó, nghiên cứu của tổ chức nông lương thế giới [71] đã chỉ ra rằng: “Nếu được trao quyền tiếp cận đất đai bình đẳng với nam giới, phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể tăng sản lượng trên các thửa ruộng mà họ canh tác lên từ 20-30% và nhờ đó giúp nâng tổng sản lượng nông nghiệp của các nước nghèo tăng lên từ 2,5 đến 4%. Sản lượng nông nghiệp tăng thêm đó có thể giúp làm giảm 12-17% số người đói nghèo trên thế giới, tương đương từ 100 đến 150 triệu người”. Mối quan hệ tích cực này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu của nhóm công tác của Liên Hợp Quốc về chương trình nghị sự toàn cầu sau năm 2015. Ở Việt Nam, nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Rutgers và Brandeis của Mỹ [88] cũng đã chỉ ra rằng, khi phụ nữ được đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi tiêu bình quân đầu người của hộ tăng thêm 10%, đồng thời việc được bảo đảm quyền sử dụng đất đó cũng làm giảm 6% nguy cơ hộ rơi vào tình trạng nghèo. Do đó, bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được xem như một giải pháp để giảm nghèo bền vững.

4.2.2. Thc hin bình đẳng gii trong tiếp cn đất đai phi tiến hành đồng b vi vic tăng cường bình đẳng gii trong các lĩnh vc khác.

Như trên đã phân tích, bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai là điều kiện để có thể thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới khác như bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và tạo thu nhập, bình đẳng giới về “tiếng nói” trong gia đình, song, bên cạnh đó, bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai cũng phụ thuộc vào kết quả thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác. Để có thể bình đẳng với nam giới trong tiếp cận đất đai, phụ nữ cần có năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất, điều này đòi hỏi sự bình đẳng giới trong cơ hội học tập cũng như chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cũng tạo điều kiện giúp phụ nữ có cơ hội có đại diện của mình từ quá trình xây dựng đến thực thi chính sách, do đó sẽ tránh được sự thiên lệch giới, cũng như bảo vệ tốt hơn quyền lợi của phụ nữ vốn vẫn đang là giới yếu thế hơn trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

4.2.3. Thc hin bình đẳng gii trong tiếp cn đất đai gn lin vi m rng cơ hi tiếp cn đất sn xut chung cho c hai gii

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển vẫn còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp với tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp hiện vẫn chiếm khoảng 60% lực lượng lao động xã hội. Với sản xuất nông nghiệp, đất là nguồn sinh kế quan trọng đối với mỗi hộ gia đình, việc có đất giúp các hộ gia đình có thể sử dụng để canh tác tạo thu nhập, ngoài ra, có quyền sử dụng đất cũng giúp các hộ gia đình có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức để có vốn phát triển sản xuất, đồng thời trong một số trường hợp, đất sản xuất cũng là một công cụ bảo đảm cho hộ gia đình trước các biến cố bất thường. Mặc dù vậy, đất lại là một nguồn tài nguyên khan hiếm, nó bị giới hạn theo cả không gian tuyệt đối và tương đối. Chính vì vậy, thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất với tư cách là một nguồn lực sản xuất, theo đó không phải là san sẻ cơ hội tiếp cận cũng như diện tích đất nắm giữ từ các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ sang các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ mà cần thiết phải theo hướng mở rộng cơ hội đối với tất cả các hộ gia đình không phân biệt giới tính của chủ hộ.

4.2.4. Ly hiu qu s dng đất và nâng cao thu nhp h gia đình là du hiu hoàn thin các chính sách thc hin bình đẳng gii trong tiếp cn đất sn xut

Mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển kinh tế là đời sống của đại bộ phận dân cư phải tốt lên trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương như nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số hay phụ nữ, vì vậy việc thực thi các chính sách phát triển đều cần phải hướng tới kết quả cuối cùng là cải thiện thu nhập của các hộ gia đình. Các chính sách thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, với vai trò là một chính sách phát triển cũng cần phải đảm bảo mục tiêu cuối cùng đó. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi khả năng mở rộng diện tích đất canh tác đã gần đi tới giới hạn, cộng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu khiến mọi nguồn lực sinh kế đều bị ảnh hưởng, do đó, việc nâng cao năng suất đất để từ đó nâng cao thu nhập của các hộ gia đình có hoạt động sản xuất gắn liền với đất là khía cạnh trọng tâm của các các chính sách thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.

4.2.5. Thc hin chính sách bình đẳng gii trong tiếp cn đất đai phi chú trng yếu t đặc trưng vùng min và văn hóa

Giới là một phạm trù gắn chặt với các mối quan hệ xã hội và được quy định bởi hoàn cảnh cụ thể, điều này tạo ra sự khác biệt trong mối quan hệ giới giữa các vùng miền và văn hóa tộc người ngay bên trong một lãnh thổ. Chính vì lẽ đó, bằng chứng về thực trạng bình đẳng giới nói chung ở Việt Nam có sự khác biệt rất rõ nét giữa các vùng và giữa các dân tộc với việc bất bình đẳng giới cao hơn ở các vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đối với khía cạnh bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới quan điểm thừa kế tài sản cho con gái và con trai, và do đó tạo ra sự khác biệt giới trong khả năng tiếp cận đất từ các mối quan hệ trong gia đình. Yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng tới cách thức sử dụng đất và nguy cơ mất đất của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận đất phụ thuộc vào mức độ sẵn có của yếu tố tài nguyên và sự sôi động của thị trường và điều này cũng mang đặc trưng của từng vùng trên cả nước. Chính vì vậy, để đảm bảo các chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai có thể khả thi, cần phải chú trọng tính đặc trưng về văn hóa cũng yếu tố vùng miền trong cả khâu thiết kế và thực thi chính sách. Ngoài ra, như trên đã phân tích, vấn đề thiếu đất sản xuất đặc biệt nghiêm trọng đối với cả hai giới ở vùng miền núi và trung du phía bắc, cũng như với nhóm đồng bào DTTS, do đó các chính sách thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất cần lấy vùng miền núi và trung du phía bắc và đồng bào DTTS làm đối tượng ưu tiên trong thời gian tới.

4.2.6. Mc tiêu ci thin tình trng bình đẳng gii trong tiếp cn đất sn xut trong thi gian ti trước hết là tp trung vào khc phc nhng đim bt cp đang tr nên ph biến hin nay Vit Nam

Trong mục 3.4.2, luận án đã phát hiện được những điểm bất cập lớn về bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất của VN thời gian qua. Dựa trên những dự báo về thuận lợi, khó khăn trong nước và quốc tế (mục 4.1) ảnh hưởng đến việc khả

năng cải thiện bình đẳng giới trong tiệp cận đất đai thời gian tới, quan điểm của luận án là: để thực hiện có hiệu quả, cần tập trung vào giải quyết trước hết 4 điểm bất cập nhất, đó là: (i) Tạo cơ hội tăng tỷ lệ các hộ gia đình chủ hộ là nữ thực hiện nắm giữ và quản lý đất đai; (ii) có chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu tình trạng bị tổn thương đối với các chủ hộ là nữ tham gia trong quản lý và sử dụng đất cho sản xuất;

(iii) Tạo điều kiện gia tăng quy mô đất sản xuất do các gia đình chủ hộ là nữ đang sử dụng so với chủ hộ nam; (iv) có chính sách tích cực nhằm nâng cao năng suất đất đối với bộ phận đất sản xuất do chủ hộ là nữ nắm giữ và quản lý.

Dựa vào các quan điểm định hướng trên, các gợi ý chính sách cụ thể được trình bày trong nội dung phần tiếp sau.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)