CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT
1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
Ngân hàng thế giới trong nghiên cứu “Đưa giới vào phát triển”[41] đã đưa ra 3 yếu tố tổng quát tác động đến bình đẳng giới đó là (i) yếu tố thể chế (thể chế xã hội, pháp lý và kinh tế); (ii) hộ gia đình và (iii) nền kinh tế. Theo nghiên cứu này, các thể chế pháp lý (luật và các văn bản quy phạm pháp luật), thể chế xã hội (các chuẩn mực, tập quán xã hội, luật lệ), cũng như thể chế kinh tế (thị trường) định hình cho vai trò và mối quan hệ giữa nam và nữ, tác động đến loại nguồn lực nào mà họ tiếp cận đến, hoạt động nào mà được phép hay không được phép tham gia, và họ có thể tham gia vào nền kinh tế và xã hội dưới hình thức nào và do đó các yếu tố thể chế này sẽ xác định khả năng tiếp cận nguồn lực của nam và nữ, cơ hội và quyền lực tương đối của họ.
Chính vì vậy yếu tố thể chế tổng quát là yếu tố thiết yếu để đạt được hoặc nâng cao bình đẳng giới. Trong các yếu tố thể chế đó, các yếu tố thuộc thể chế xã hội là có sức ỳ lớn và do đó rất khó và rất chậm thay đổi, tuy nhiên chúng cũng không cố định một chỗ.
Cũng giống như các thể chế, hộ gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới. Con người đưa ra hầu hết các quyết định cơ bản của cuộc sống trong phạm vi hộ gia đình, tuy nhiên các quyết định của hộ gia đình không được đưa ra một cách biệt lập mà nó gắn với khuôn khổ cộng đồng và môi trường thể chế. Cuối cùng, bởi vì nền kinh tế quyết định rất nhiều cơ hội mà con người có thể nâng cao mức sống của mình nên chính sách và sự phát triển kinh tế có tác động mạnh tới sự bình đẳng giới. Các chính sách phát triển có đặc điểm là trung tính giới, mặc dù vậy vẫn có thể tạo ra những kết cục phân biệt về giới bởi cách thức mà các thể chế và quyết định của hộ gia đình kết hợp với nhau trong việc định hình vai trò và các mối quan hệ về giới.
Vì vậy, các thể chế, hộ gia đình và nền kinh tế nói chung sẽ cùng nhau quyết định cơ hội và triển vọng cuộc sống, xét theo khía cạnh giới của con người.
Kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về giới, trong báo cáo phát triển thế giới mới đây với chủ đề “Giới và phát triển”, Ngân hàng thế giới [109] vẫn đưa ra các yếu tố tác động tới vấn đề bình đẳng giới liên quan đến (i) các thể chế, (ii) hộ gia đình và (iii) thị trường trong môi trường tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, yếu tố thể chế đã được phân tách thành (1) thể chế chính thức (mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động của nhà nước, như luật pháp, khung thể chế, các cơ chế thực hiện các chức năng của nhà nước như tòa án, cảnh sát...); (2) thể chế phi chính thức (các cơ chế, luật lệ, quy trình hình thành nên các giao tiếp xã hội nhưng không liên quan đến chức năng của nhà nước). Thêm vào đó, trong báo cáo này, các yếu tố thể chế và thị trường tác động tới các mục tiêu về giới thông qua khu vực hộ gia đình. Hộ gia đình thực hiện những lựa chọn này dựa trên các ưu tiên, động cơ, hạn chế của các thành viên gia đình, cũng như mối liên hệ với tiếng nói và khả năng thương lượng tương ứng của từng người. Các ưu tiên được hình thành bởi chức năng giới, các chuẩn mực xã hội và các mạng xã hội (xếp chung vào nhóm thể chế phi chính thức). Động cơ chủ yếu chịu ảnh hưởng của thị trường (như thị trường lao động, tín dụng, đất đai, hàng hóa) xác định mức lợi suất từ các quyết định và đầu tư của gia đình. Các hạn chế phát sinh từ ảnh hưởng lẫn nhau của các thể chế chính thức và thị trường, nhưng cũng thể hiện sự ảnh hưởng của các thể chế phi chính thức. Theo đó, việc ra quyết định trong gia đình, thị trường, các thể chế chính thức và thể chế phi chính thức kết hợp và tương tác với nhau để xác định các kết quả về giới. Lợi ích từ sự phát triển kinh tế đối với mục tiêu về giới trong nghiên cứu này được thể hiện thông qua sự tác động qua lại giữa tăng trưởng và các mục tiêu về giới.
Các nghiên cứu về bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai như Eve Crowley (1999); Christine G. Ishengoma (1997); Deere . C et al (2003); Linus Blom (2006);
Shahriari et al. (2009); Jagero Nelson, Onego Roseline (2011); Henri – Ukoha, A. et al. (2014) cũng đều đề cập tới ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đổi mới chính sách đất đai (thể chế chính thức), luật tục (thể chế phi chính thức), thu nhập và các đặc điểm khác của hộ gia đình (đặc điểm hộ gia đình) hay sự tồn tại và phát triển của thị trường đất đai (thị trường) với việc tiếp cận đất đai của phụ nữ trong mối quan hệ so sánh với nam giới.
Với việc xem xét việc tiếp cận đất đai theo góc độ loại trừ, nghiên cứu của UNDP: “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay”[32] đã đưa ra 4 sức mạnh ngăn cản phụ nữ hưởng lợi từ yếu tố đất đai gồm: (i) luật lệ (luật, khuôn mẫu đạo lý, luật tục, vv); (ii) lực (các mối đe dọa bạo lực ẩn hoặc hiện ngăn cản khả năng của ai đó trong việc tiếp cận với đất đai); (iii) thị trường (giá trị của tài sản hoặc chi phí tiếp cận dịch vụ để đảm bảo sự tiếp cận); (iv) sự hợp thức hoá (sự biện minh mang tính đạo đức hay cái gì đó khác để ủng hộ việc loại trừ). Mặc dù với cách tiếp cận khác, song có thể thấy rằng các yếu tố loại trừ việc tiếp cận đất đai của phụ nữ cũng khá tương đồng với các yếu tố tác động đến bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong tiếp cận đất nói riêng đã được đưa ra trong các nghiên cứu khác, cụ thể các yếu tố gắn với sức mạnh luật lệ có sự tương đồng với yếu tố thể chế bao gồm cả thể chế chính thức (luật) và thể chế phi chính thức (khuôn mẫu đạo lý, luật tục), yếu tố liên quan đến lực gắn với các đặc điểm của chủ thể tiếp cận đất (hộ gia đình) tạo ra khả năng để tiếp cận, thị trường vừa là một yếu tố tạo thuận lợi nhưng đồng thời cũng là 1 lực cản đối với việc tiếp cận đất, và sức mạnh cuối cùng – sự hợp thức hóa về cơ bản cũng liên quan đến thể chế phi chính thức. Từ những phân tích trên đây, luận án tổng hợp và đề xuất 4 nhóm yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, thể hiện qua bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2. Các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
TT Yếu tố tác động Nội dung Tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất 1 Thể chế chính
thức
Mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động của nhà nước, như:
• Luật pháp
• Khung thể chế
• Chính sách và thực thi chính sách
• Cơ chế thực hiện các chức năng của nhà nước (tòa án, cảnh
- Đây là yếu tố trung tính giới, nhằm bảo đảm quyền tiếp cận với đất đai và bình đẳng giới, do đó nếu luật pháp đủ các điều khoản đảm bảo thì sẽ có tác động tích cực tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất - Khi hệ thống luật pháp, chính sách chưa hoàn thiện, vẫn có kẽ
TT Yếu tố tác động Nội dung Tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất sát, xây dựng cơ sở
hạ tầng, y tế, giáo dục…)
hở để thực hành theo luật tục, cộng với việc thực thi chính sách chưa đầy đủ sẽ dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.
2 Thể chế phi chính thức
Các cơ chế, luật lệ, quy trình hình thành nên các giao tiếp xã hội nhưng không liên quan đến chức năng của nhà nước, ví dụ:
• Văn hóa
• Phong tục tập quán
• Chuẩn mực xã hội
• Mạng lưới xã hội
Yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quan hệ giới trong xã hội, tuy nhiên các khía cạnh của thể chế phi chính thức như văn hóa, phong tục tập quán nếu vẫn còn mang nặng định kiến giới, thì sẽ tác động tiêu cực tới bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất nói riêng
3 Thị trường Những điều kiện cho phép người mua và người bán trao đổi (quyền đối với) bất kỳ một loại hàng hóa, dịch vụ nào theo một số luật lệ nhất định. Thị trường được xem xét ở đây tập trung vào thị trường đất sản xuất. Thị trường đất sản xuất đóng vai trò quan trọng bởi nó hình thành một phương thức cho việc tiếp cận đất đai.
- Thị trường có đặc điểm không phân biệt giới, do đó khi có thị trường và có giao dịch liên quan đến đất sản xuất thì sẽ tác động tích cực tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
- Thị trường đất sản xuất đòi hỏi những điều kiện để có thể tham gia như điều kiện về thu nhập, giấy tờ bảo đảm quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đây là những rào cản đối với phụ nữ/ nam giới tiếp cận đất thông qua kênh thị trường khi không đáp ứng được yêu cầu.
4 Hộ gia đình Đặc điểm, cũng như các mối quan hệ trong gia đình có
Các đặc điểm của hộ gia đình, tùy thuộc vào từng đặc điểm và
TT Yếu tố tác động Nội dung Tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ảnh hưởng tới các quyết
định liên quan đến việc tiếp cận đất sản xuất, ví dụ như
• Giới tính, trình độ học vấn, tuổi, tình trạng hôn nhân của chủ hộ
• Qui mô hộ
• Thu nhập của hộ
• Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ
• Đặc điểm hoạt động sản xuất của hộ
• ….
mối quan hệ giữa các đặc điểm trong hộ gia đình sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới việc tiếp cận đất sản xuất của nam giới và nữ giới.
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất từ nghiên cứu các công trình nghiên cứu Đồng thời, kế thừa nghiên cứu của Ngân hàng thế giới [109], luận án đã sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất