Những khía cạnh hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 132 - 138)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

3.4. Đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai ở Việt Nam

3.4.2. Những khía cạnh hạn chế và nguyên nhân

Th nht, các hộ gia đình chủ hộ là nữ hiện đang nắm giữ và quản lý đất đai chiếm tỷ lệ thấp

Tính trung bình cả nước, theo cách tính toán trong phần phân tích thực trạng, mặc dù cơ hội có được đất của các hộ gia đình chủ hộ là nữ chỉ thấp hơn không đáng kể so với các hộ gia đình có chủ hộ nam giới, nhưng số hộ gia đình chủ hộ nữ

có đất hiện chỉ chiếm khoảng 22% trong tổng số hộ gia đình nắm giữ và quản lý đất đai, do mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ hộ gia đình có chủ hộ là nữ trong tổng số hộ. Điều này hàm ý nói rằng chính sách tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai cần hướng tới các chính sách nhằm xóa bỏ định kiến giới, nâng cao hơn nữa

“tiếng nói” của phụ nữ trong gia đình.

Th hai, bất bình đẳng giới tồn tại trong tất cả các hình thức tiếp cận với đất sản xuất, đặc biệt các hộ gia đình có chủ hộ nữ gặp bất lợi nhất trong kênh thừa kế từ gia đình

Kết quả tính toán trong phần thực trạng cho thấy, mặc dù cơ cấu đất theo nguồn gốc đất sản xuất của các hộ gia đình có sự tương đồng giữa các chủ hộ nam và nữ, tuy nhiên, trong tất cả các hình thức phân bổ đất, tỷ lệ hộ gia đình có chủ hộ nữ đều thấp hơn so với các gia đình chủ hộ nam (tỷ lệ hộ gia đình chủ hộ nữ chỉ chiếm trung bình khoảng 17% trong tổng số hộ gia đình trong mỗi hình thức phân bổ đất). Trong đó, riêng hình thức có đất thông qua kênh thừa kế, tỷ lệ của các hộ gia đình chủ hộ nữ giới chỉ bằng 1/7 so với các hộ gia đình chủ hộ nam

Th ba, Các chủ hộ nữ gặp bất lợi lớn hơn tương đối trong việc được bảo đảm quyền sử dụng đất so với nam giới, điều này khiến các chủ hộ nữ dễ bị tổn thương hơn trong khả năng được sử dụng đất cho sản xuất.

Theo tính toán, các hộ gia đình chủ hộ nữ có tỷ lệ chủ hộ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đạt 71,8% cả đứng tên độc lập và đồng đứng tên cùng chồng, trong khi con số này ở các chủ hộ nam là 91%. Bên cạnh đó, trong các gia đình chủ hộ nữ, tỷ lệ sổ đỏ do chồng đứng tên vẫn chiếm 8,6%, đặc biệt có tới 19,5% tỷ lệ sổ đỏ đứng tên người không phải thành viên của hộ

Th tư, quy mô đất sản xuất do các gia đình chủ hộ là nữ đang sử dụng nhỏ hơn nhiều so với các gia đình có chủ hộ là nam

Tính toán theo các số liệu điều tra, qui mô đất sản xuất của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ lớn hơn một cách đáng kể so với diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ (qui mô đất sản xuất của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ gấp 1,73 lần so với chủ hộ nữ giới).

Bên cạnh diện tích đất sản xuất trung bình nhỏ hơn, có tới 60% các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ có diện tích đất nhỏ hơn 0,2 ha, thậm chí 22% hộ có diện tích nhỏ hơn 500 m2, con số này của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ tương ứng là 45% và 10%. Qui mô đất sản xuất nhỏ là một yếu tố hạn chế việc áp dụng KHKT vào quá trình sản xuất, đồng thời sẽ khiến các hộ gia đình không có được lợi thế nhờ quy mô, do đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu lợi từ đất về mặt chất.

Thêm vào đó, tốc độ gia tăng quy mô đất sản xuất của các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới cũng cao hơn tương đối so với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới (tốc độ tăng quy mô đất sản xuất giai đoạn 2010 – 2012 của chủ hộ nam giới là 8,3%, con số tương ứng của chủ hộ nữ giới chỉ đạt 5,7% - tác giả tính toán dựa vào VHLSS 2010, 2012), do đó nếu cứ theo xu thế này, khoảng cách giới trong nắm giữ đất đai sẽ ngày càng mở rộng ra. Chính vì vậy, các giải pháp để gia tăng quy mô đất sản xuất đồng thời thu hẹp khoảng cách giới giữa các hộ gia đình do nam giới và nữ giới làm chủ hộ là vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết để đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam

Th năm, bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai diễn ra dưới khía cạnh năng suất đất.

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha đất sản xuất của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ cao gấp 2,16 lần so với các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ. Việc tồn tại khoảng cách trong sức sản xuất của đất giữa các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới và nữ giới sẽ là một yếu tố cản trở quá trình gia tăng mức sinh lợi của đất đai, nhất là trong điều kiện khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do giới hạn về không gian. Khi sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam vẫn có sự đóng góp quan trọng của khu vực nông nghiệp, khu vực sản xuất gắn chặt với yếu tố đất đai thì điều này cũng ngụ ý cần có các giải pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong năng suất đất nhằm góp phần giải phóng các lực cản trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Th sáu, Khoảng cách giới với lợi thế thuộc về các gia đình chủ hộ nam giới trong tiếp cận đất sản xuất có sự khác biệt theo vùng và dân tộc. Đặc biệt có xu hướng

“ngược” trong khả năng có đất sản xuất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo tính toán, các hộ gia đình có chủ hộ nữ ở khu vực này có tỷ lệ có đất sản xuất cao hơn so với hộ có chủ hộ nam giới. Tuy nhiên, ở khu vực này chủ yếu là các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ do đó tỷ lệ hộ có đất sản xuất nói chung là rất thấp (15% trong tổng số hộ), trong khi đây là khu vực có tỷ lệ đồng bào DTTS lớn và nguồn sinh kế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Điều này hàm ý rằng chính phủ cần tăng cường hơn nữa các chính sách đất đai đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đối với các hộ gia đình khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói riêng.

Các hạn chế tồn tại trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Th nht, đó là các nguyên nhân liên quan đến các thể chế chính thức, cụ thể:

Mặc dù khung pháp lý của Việt Nam đã đảm bảo thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai nói riêng, tuy nhiên trong một số điều khoản luật (Luật Đất đai, luật Dân sự) vẫn còn những kẽ hở khiến cho trong quá trình thực hiện dễ bị lấn át bởi các quy định bởi luật tục vốn vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã tồn tại khá lâu đời trong cộng đồng dân cư

Bên cạnh đó, quá trình thực thi các chính sách đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính đặc thù của địa phương.

Thủ tục cấp đổi giấy CNQSDĐ đứng tên cả vợ cả chồng còn phức tạp, phí cấp đổi cao. Các chính sách đảm bảo đất sản xuất cho đồng bào DTTS còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp, và chậm triển khai. Một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như chính sách khuyến nông, hỗ trợ KHKT trung tính giới cũng gây bất lợi đối với các hộ gia đình do nữ giới làm chủ bởi các hộ gia đình này chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngoài ra, “tiếng nói” của phụ nữ trong các bộ máy quyền lực còn thấp cũng khiến quá trình thực thi chính sách dễ bị thiên lệch giới.

Th hai, các nguyên nhân liên quan đến thể chế phi chính thức

Phân tích định tính và định lượng đều chỉ ra rằng bất bình đẳng giới trong nắm giữ đất đai ở Việt nam hiện nay chủ yếu là do các yếu tố thuộc thể chế phi chính thức (không quan sát được) tạo ra như định kiến giới, phong tục tập quán... Định kiến

giới với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khiến các gia đình (đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi trừ các vùng đồng bào DTTS theo chế độ mẫu hệ) thường thừa kế đất cho con trai nhiều hơn so với con gái. Định kiến giới với quan điểm “gia trưởng”

cho rằng phụ nữ lo việc trong nhà, còn các việc bên ngoài xã hội do nam giới đảm nhiệm đã tạo ra tâm lý “e ngại” của phụ nữ tham gia vào các thị trường đặc biệt là thị trường đất đai vốn được coi là phức tạp hơn so với thị trường hàng hóa thông thường, đồng thời điều này cũng tạo ra thực tế các hộ gia đình có chủ hộ nữ có tỷ lệ tương đối cao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đứng tên chủ hộ. Chính vì vậy, trong quá trình hướng tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai thì việc dỡ bỏ các rào cản vô hình là giải pháp đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Th ba, nguyên nhân thuộc về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật hướng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất

Quá trình tổ chức thực hiện còn hạn chế dẫn tới phụ nữ chưa thực sự được hưởng lợi từ các quy định về bảo đảm quyền sử dụng đất hướng tới bình đẳng giới. Bên cạnh đó, những bất cập trong thực hiện các chính sách đảm bảo có đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất trong cộng đồng này, đồng thời cũng xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới “ngược” trong khía cạnh này.

Th tư, nguyên nhân liên quan đến thị trường đất đai

Theo đánh giá, khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường đất đai nói chung và thị trường đất sản xuất nói riêng đã tương đối hoàn thiện, song hiện tại thị trường này còn hoạt động kém sôi động. Thực trạng này khiến kênh tiếp cận đất sản xuất “trung tính” giới này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn gốc có được đất sản xuất của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình có chủ hộ là nữ. Bên cạnh yếu tố tâm lý của các hộ gia đình coi đất đai là tài sản có giá trị lưu giữ, việc thiếu thông tin liên quan đến đất sản xuất (quy hoạch, định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất) và các quy định hạn chế việc sử dụng và chuyển nhượng đối với đất sản xuất để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực và công bằng xã hội cũng khiến thị trường đất đai kém sôi động. Đặc biệt thị trường thuê/ cho thuê đất ở khu vực nông thôn hiện vẫn mang tính tự phát và chưa được khuyến khích phát triển.

Th năm, nguyên nhân tự thân của phụ nữ

Trình độ và năng lực của chính bản thân phụ nữ đã là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng làm chủ của phụ nữ đối với tiếp cận đất sản xuất, tuy nhiên, kết quả định lượng cho thấy, do bị ảnh hưởng lâu đời của tư tưởng Nho giáo, nên bản thân phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn ở Việt Nam thường tự chấp nhận vị thế yếu hơn của mình trong gia đình và ngoài xã hội, đây có thể nói là yếu tố khó thay đổi nhất trong quan hệ giới ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc chưa được hoặc hạn chế trong khả năng tiếp cận với các dịch vụ pháp lý cũng khiến các nữ chủ hộ không biết tới các quyền lợi cũng như chủ động đấu tranh đòi các quyền lợi liên quan đến đất đai của mình

Với những kết luận rút ra được ở trên, đã cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai ở Việt Nam với những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, đồng thời cũng chỉ ra được các nội dung là nguyên nhân gây ra những tồn tại đó làm cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp để thực hiện được bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai ở Việt Nam trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 132 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)