Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cu c th

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và khung phân tích của Luận án đã được đề cập tới ở trên, phương pháp nghiên cứu cụ thể được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận chung, bao gồm:

- Phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu của tác giả. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá thực trạng thị trường đất sản xuất, thể chế phi chính thức (văn hóa, phong tục tập quán) ở Việt Nam và bối cảnh cho việc thực thi chính sách bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất trong thời gian tới.

- Phương pháp so sánh: Luận án nhằm đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, do đó so sánh giữa nam giới và phụ nữ là phương pháp sử dụng xuyên suốt trong quá trình đánh giá thực trạng. Việc phân tích thực trạng là định vị kết quả tại một thời điểm nghiên cứu, do đó với mục đích mô tả thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, tác giả so sánh các khía cạnh giữa chủ hộ là nam giới và chủ hộ là nữ giới tại cùng một thời điểm.

- Phương pháp phân tích, đánh giá các văn bản chính sách: Phương pháp này chủ yếu được dùng để đánh giá môi trường thể chế chính thức về bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, cũng như những thay đổi trong môi trường đó thông qua việc ra đời của các văn bản chính sách của Chính phủ qua các giai đoạn khác nhau.

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng trong mô tả đặc điểm hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ và phân tích thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất của Việt Nam

- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng mô hình định lượng để ước lượng mức độ bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam theo các nội dung: khả năng được sử dụng đất sản xuất và sử dụng đất để sinh lợi nhằm bổ sung thêm cơ sở thực chứng cho các phân tích thống kê. Ngoài ra, luận án còn sử

dụng mô hình ước lượng phân rã các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy số liệu mảng (panel data) để ước lượng các mô hình.

Nội dung chi tiết của phương pháp này được trình bày trong phần 2.3 2.2.2. Ngun d liu, s liu

Để đáp ứng cho việc phân tích nội dung theo khung phân tích đã được đề ra ở trên, Luận án khai thác các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các dữ liệu đã được công bố và các dữ liệu thô từ kết quả của các cuộc điều tra. Dữ liệu chính được khai thác sử dụng trong luận án là số liệu thô từ cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư (VHLSS), ngoài ra luận án sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ cuộc tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam (VARHS) và một số các nguồn dữ liệu được công bố từ Niên giám thống kê và các cuộc điều tra khác. Các nguồn dữ liệu cụ thể như sau:

• Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS)

Từ năm 2002 đến 2012, Tổng cục thống kê tiến hành Khảo sát mức sống dân cư 2 năm một lần (vào những năm chẵn) nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam, đồng thời thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cuộc Khảo sát này sẽ góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam đã đề ra. Dữ liệu điều tra với quy mô mẫu trên toàn quốc, mẫu điều tra có tính đại diện cho cả nước, vùng và địa phương với hai cấp độ mẫu là hộ gia đình và xã. Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 1 đến quý 4, bằng phương pháp điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa bàn khảo sát.

Dữ liệu khảo sát hộ gia đình cung cấp các thông tin:

- Một số đặc điểm cơ bản nhân khẩu học liên quan đến mức sống của các thành viên trong hộ như tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân;

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng việc việc làm và thời gian làm việc của từng thành viên trong hộ

- Thu nhập của hộ gia đình, gồm: mức thu nhập, thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động tự sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.

- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo muc đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc,ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa, …và chi khác theo danh mục các nhóm/ khoản chi để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Việc tham gia vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của hộ gia đình Dưới sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của ngân hàng thế giới (WB) và UNDP, cuộc điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình được đánh giá là cuộc điều tra được thiết kế tốt, theo chuẩn quốc tế [76]. Chính vì vậy, ưu điểm của nguồn dữ liệu VHLSS là có độ tin cậy cao, dữ liệu mang tính đại diện của cả nước cũng như vùng (thành thị/ nông thôn, 6 vùng kinh tế). Tuy nhiên, do đây là cuộc khảo sát điều tra phục vụ đa mục đích nên các thông tin chi tiết về các lĩnh vực cụ thể như đất đai là không thể khai thác được. Thêm vào đó, do cấu trúc bảng hỏi không thống nhất giữa các năm nên có một số thông tin không thể khai thác được theo thời gian, ví dụ thông tin về đặc điểm của các mảnh đất, nguồn gốc đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thông tin này chỉ có ở VHLSS 2004 và 2008 là hai cuộc điều tra chuyên sâu đánh giá chính sách đất đai sau Luật đất đai 2003). Ngoài ra, từ năm 2010, Tổng cục Thống kê lại thay đổi mẫu chủ cho khảo sát mức sống. Mẫu chủ này được áp dụng cho giai đoạn 2010 – 2018, bao gồm 9.248 địa bàn được chọn từ các địa bàn của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, và có sự khác biệt tương đối với mẫu chủ của các cuộc điều tra trước đó [19], do đó khó khăn trong việc so sánh theo chuỗi thời gian đặc biệt là sử dụng mô hình ước lượng hồi quy theo chuỗi thời gian cho giai đoạn từ 2002 - 2012.

Chính vì vậy, dữ liệu chính được sử dụng trong luận án là các dữ liệu thô ở cấp độ hộ gia đình của cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư năm 2012. Đây là cuộc khảo sát mới nhất do Tổng cục thống kê thực hiện với dữ liệu mới được công

bố vào năm 2014. VHLSS 2012 được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 46.995 hộ ở 3.133 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 9399 hộ điều tra thu nhập chi tiêu và 37596 hộ điều tra thu nhập. Ngoài các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, Luận án chủ yếu sử dụng thông tin liên quan đến đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp trong mục 04 của dữ liệu điều tra với 9399 hộ gia đình.

Để bổ sung thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng trong tiếp cận đất đai, Luận án sử dụng dữ liệu bổ sung từ điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS).

• Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam (VARHS)

Mục đích tổng quát của các cuộc điều tra VARHS (Vietnam Access to Resources Household Survey) là tìm hiểu sâu hơn thực trạng kinh tế của các hộ gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam với trọng tâm tập trung thu thập thông tin kinh tế - xã hội, từ tiết kiệm, thu nhập của hộ gia đình đến các vấn đề như tiếp cận, sử dụng các nguồn lực sản xuất (vốn vật chất, tài chính, con người và xã hội) và di cư.

Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) thuộc trường Đại học Tổng hợp Copenhagen thực hiện dưới sự tài trợ của DANIDA thực hiện 2 năm một lần, lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2002, trên địa bàn nông thôn 4 tỉnh thí điểm, sau đó từ năm 2006 mở rộng ra 12 tỉnh với hơn 3000 hộ (Hà Tây cũ, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Quảng nam, Khánh Hòa, Đăk Lăk; Đăk Nông, Lâm Đồng và Long An). Các cuộc điều tra VARHS được thiết kế như nỗ lực nghiên cứu chung với mục tiêu là bổ sung cho Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam có tính đại diện cho cả nước (VHLSS) được Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện hai năm một lần. Nhiều hộ được điều tra trong VARHS qua các năm cũng được điều tra trong VHLSS, cụ thể, trong mỗi vòng của cuộc điều tra, cách chọn mẫu chính là điều tra tất cả các hộ gia đình nông thôn đã được phỏng vấn trong Điều tra mức sống dân cư 2004 của Việt Nam (VHLSS). Số các hộ này là 1.314 hộ. Đối với những hộ này quyền số đã có để xây dựng số liệu

thống kê sử dụng số liệu của VARHS có tính đại diện cho các hộ nông thôn tại 12 tỉnh được điều tra trong từng năm. Bên cạnh 1.314 hộ VHLSS-2004 được điều tra lại, 820 hộ nông thôn khác được điều tra từ VHLSS 2002 tại các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An. Những hộ này (phần lớn) cũng đã được phỏng vấn trong các năm điều tra VARH, cho phép được tổng hợp trong bộ số liệu panel để sử dụng [97]. Số lượng mẫu điều tra tăng lên sau mỗi vòng điều tra (quy mô điều tra năm 2006 là 2.317 hộ gia đình và quy mô mẫu điều tra các năm 2008, 2010, 2012 tương ứng là 3.265, 3.198 và 3.704 hộ gia đình) nhưng có tới trên 2.200 hộ gia đình được điều tra lặp lại. Do đó VARHS tập trung dựa trên cơ sở dữ liệu lớn đã được thu thập trong VHLSS với trọng tâm cụ thể vào việc thu thập số liệu và tìm hiểu về tiếp cận và tương tác của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam với thị trường đất đai, lao động và tín dụng. Luận án khai thác thông tin liên quan đến tiếp cận đất đai trong điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS) năm 2012 như những thông tin bổ sung cho nội dung phân tích thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.

• Ngoài ra luận án còn sử dụng nguồn số liệu từ Niên giám thống kê, Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản, Điều tra lao động và việc làm, Điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình, báo cáo của các bộ, ngành có liên quan.

• Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước

Luận án tập trung khai thác các văn bản Luật Đất đai 2003, 2013; Luật Bình đẳng giới của Việt Nam 2006, Luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

• Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân

Các nghiên cứu và báo cáo của các tổ chức như Ngân hàng thế giới, UNDP, USAID cũng như các nghiên cứu, báo cáo của các cá nhân, tổ chức khác để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)