CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
3.3. Thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam
3.3.2. Bình đẳng giới về khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên Việt nam cũng là một trong số các nước có diện tích đất sản xuất trung bình của các hộ gia đình thấp nhất thế giới [42]. Tính trung bình cả nước, diện tích đất nông nghiệp 1 hộ gia đình hiện sử dụng chỉ đạt hơn 5695 m2, trong đó có tới trên 79% số hộ có diện tích nhỏ hơn 6000 m2 (tính toán của tác giả dựa vào VHLSS 2012), trong khi mức trung bình của khu vực châu Á là khoảng từ 1 – 2 ha/ hộ gia đình [94]. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trung bình một hộ thấp đã và đang hạn chế các hộ gia đình ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp [20].
Không những có quy mô đất sản xuất nhỏ, hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại bất bình đẳng giới giữa các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới và chủ hộ là nữ giới trong khía cạnh này, theo đó các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới có diện tích đất sản xuất lớn hơn đáng kể và có ý nghĩa thống kê so với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới. Tính trung bình cả nước, với các hộ hiện đang sử dụng đất sản xuất, diện tích đất sử dụng của các hộ gia đình có chủ hộ là nữ chỉ đạt 3.434,75 m2, thấp hơn mức bình quân của cả nước và bằng khoảng 58% so với diện tích đất trung bình của các hộ gia đình có chủ hộ nam giới (diện tích đất bình quân của các hộ gia đình có
chủ hộ nam giới là 5936,78 m2). Khoảng cách về diện tích đất nắm giữ giữa các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ hầu như không có sự khác biệt giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn (Bảng 3.13).
Không những có diện tích đất sản xuất trung bình lớn hơn, tốc độ gia tăng quy mô đất sản xuất của các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới cũng cao hơn tương đối so với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới (tốc độ tăng quy mô đất sản xuất giai đoạn 2010 – 2012 của chủ hộ nam giới là 8,3%, con số tương ứng của chủ hộ nữ giới chỉ đạt 5,7% - tác giả tính toán dựa vào VHLSS 2010, 2012), và nếu cứ theo xu thế này, khoảng cách giới trong nắm giữ đất đai sẽ ngày càng mở rộng ra.
Bảng 3.13: Qui mô đất sản xuất của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (m2) Chủ hộ là
nam giới
Chủ hộ là nữ giới
Khoảng cách giới trong quy mô đất sản xuất của hộ
(nam – nữ) Trung bình cả nước 5936,78 3434,75 2502,03 (***) Theo thành thị nông thôn
Thành thị 6.181.06 3.397,88 2.783,18 (**)
Nông thôn 5.892,22 3.441,07 2.451,15 (***)
Nguồn: Tác giả tính toán từ VHLSS 2012
Chênh lệch có ý nghĩa thống kê: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; ***: mức ý nghĩa 1%
Bên cạnh quy mô đất sản xuất trung bình nhỏ hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ nam giới, một điểm bất lợi nữa đối với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ đó là phần lớn các hộ gia đình có chủ hộ là nữ có quy mô đất sản xuất nhỏ hơn 0,2 ha (chiếm khoảng 60%), trong đó có tới hơn 22% số hộ có diện tích đất sản xuất dưới 500 m2, cao hơn đáng kể so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới (45% hộ gia đình nam giới có quy mô đất nhỏ hơn 0,2 ha và chỉ có khoảng 10% hộ gia đình chủ hộ nam giới có diện tích đất nhỏ hơn 500 m2) (hình 3.6). Điều này sẽ gây khó khăn cho các hộ gia đình có chủ hộ nữ đầu tư và áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
Hình 3.6: Tỷ lệ các hộ gia đình theo quy mô đất sản xuất theo giới tính chủ hộ Nguồn: Tác giả tính toán từ VHLSS 2012 Một vấn đề đáng bàn đến nữa ở đây đó là, mặc dù việc phân bổ đất trong các hộ gia đình có chủ hộ là nữ tương đối công bằng và ít gay gắt hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới (hệ số Gini phân bổ đất của chủ hộ nữ là 0,631; của các hộ chủ hộ nam là 0,639; chênh lệch diện tích đất bình quân đầu người của nhóm 20% hộ có diện tích lớn nhất và 20% hộ có diện tích đất nhỏ nhất của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ là 39 lần, trong khi con số này của các hộ gia đình chủ hộ nam giới là 41 lần – tính toán của tác giả theo VHLSS 2012), nhưng thực trạng trên vẫn cho thấy rằng phân bổ đất sản xuất nông nghiệp xét trong phạm vi cả nước hay nội bộ nhóm các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ là rất bất bình đẳng (hệ số GINI chung của cả nước là 0,634 (>0,5))(chi tiết phân bổ đất theo 5 nhóm có trong phụ lục 2)
Mặc dù cơ sở để phân chia đất nông nghiệp về cho các hộ gia đình của chính phủ Việt Nam dựa vào số nhân khẩu trong gia đình (NĐ 64/CP ngày 27/09/1993).
Như phần trên đã phân tích, các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới thường có quy mô hộ nhỏ hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới, do đó theo nguyên tắc phân chia hiện hành, các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới sẽ có diện tích đất trung bình nhỏ hơn so với các hộ có chủ hộ là nam giới. Tuy nhiên, yếu tố quy mô hộ gia
đình cũng không lý giải được nhiều cho sự khác biệt giữa chủ hộ là nam và nữ trong khía cạnh quy mô đất sản xuất hiện đang sử dụng.nắm giữ đất đai.
Sau khi hiệu chỉnh lại quy mô hộ tương đương nhau thì diện tích đất bình quân đầu người trung bình của hộ do phụ nữ làm chủ hộ cũng chỉ chiếm khoảng 74% so với diện tích của hộ do nam giới làm chủ hộ, sự khác biệt giữa diện tích đất sản xuất bình quân 1 nhân khẩu của hộ gia đình có ý nghĩa thống kê (bảng 9, phụ lục 3) (diện tích đất bình quân 1 nhân khẩu của hộ gia đình có chủ hộ nam giới là 1531,27 m2, trong khi con số này của hộ gia đình chủ hộ nữ là 1136,63 m2 – tác giả tính toán dựa vào VHLSS 2012).
Kiểm soát các yếu tố tác động khác tới việc tiếp cận đất đai của các hộ gia đình, mô hình hồi quy OLS thông thường cho thấy, tính trên phạm vi cả nước, khi các yếu tố khác không đổi, diện tích đất bình quân đầu người của các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới cao hơn khoảng 28,25% (= (e0,2488-1)*100%) so với các hộ gia đình chủ hộ nữ giới (chi tiết mô hình hồi quy trong bảng 5 phụ lục 4). Tuy nhiên khoảng cách giới trong khía cạnh quy mô đất sản xuất sử dụng có xu hướng giảm xuống khi sử dụng thủ tục hồi quy Heckman 2 bước, cụ thể các hộ gia đình chủ hộ nam giới có diện tích đất bình quân chỉ còn cao hơn khoảng 16,74% (= (e0,1548- 1)*100%) so với các hộ gia đình chủ hộ nữ (bảng 3.14) (kết quả hồi quy trong bảng 6 phụ lục 4). Tỷ lệ Mills ở hàm hồi quy Heckman âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy vấn đề chênh lệch do chọn mẫu có thực sử xảy ra và việc hiệu chỉnh ước lượng chệch do chọn mẫu là cần thiết.
Bảng 3.14 cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ học vấn của các chủ hộ và quy mô đất sản xuất bình quân của các hộ gia đình, đó là diện tích đất bình quân của các hộ gia đình sẽ tăng lên khoảng 3% khi tăng thêm 1 năm đi học của các chủ hộ. Kết quả một lần nữa cũng khẳng định khi các hộ gia đình có các hoạt động kinh tế và nguồn thu nhập ngoài hoạt động trồng trọt thì diện tích đất nông nghiệp bình quân của các hộ gia đình cũng giảm đi. Quan hệ giữa các vùng kinh tế với diện tích đất bình quân của các hộ gia đình ước lượng qua mô hình là phù hợp với đặc điểm phân bố và khan hiếm đất đai của các vùng trên thực tế (phụ
lục 2) và sự năng động của thị trường đất đai theo vùng như trong phần trước đã phân tích. Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình có mối quan hệ ngược chiều với diện tích đất bình quân của hộ, điều này phù hợp với bối cảnh Việt nam khi mà phần lớn đất sản xuất của các hộ gia đình có được thông qua quá trình phân bổ đất của nhà nước, và do đó chỉ có trẻ em trong các hộ gia đình được sinh ra sau năm 1994 mới không được hưởng lợi từ kênh tiếp cận đất này. So với các hộ khá giả, các hộ gia đình ở trong tình trạng nghèo có diện tích đất sản xuất bình quân đầu người cao hơn một cách có ý nghĩa, diện tích đất bình quân của các hộ nghèo cao hơn khoảng 20% so với diện tích của các hộ gia đình khá giả, điều này có thể lý giải một phần bởi các hộ gia đình nghèo thường sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người có tác động thuận chiều và có ý nghĩa tới diện tích đất bình quân của các hộ gia đình, điều này cho thấy, mặc dù như phần trên đã phân tích, thu nhập của hộ không ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng có đất sản xuất, song khi thu nhập tăng lên đã tạo điều kiện để các hộ gia đình mở rộng diện tích đất sản xuất, tuy nhiên có thể do thị trường giao dịch đất sản xuất chưa thực sự phát triển nên tác động của thu nhập tới khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình còn nhỏ.
Áp dụng thủ tục Heckman 2 bước riêng với các hộ có chủ hộ nữ và chủ hộ nam, kết quả cũng cho thấy có sự tương đồng giữa chủ hộ nam và nữ trong mối quan hệ giữa các đặc điểm của hộ gia đình và quy mô đất sản xuất bình quân của hộ. Mặc dù vậy, kết quả ước lượng từ mô hình cũng cho thấy có sự khác nhau khá thú vị giữa các hộ gia đình do nam giới và nữ giới làm chủ hộ. Cụ thể, với các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với diện tích đất nắm giữ bình quân của hộ, điều này có thể đồng nghĩa với việc khi có trình độ học vấn cao hơn, các chủ hộ nam giới sẽ tích cực hơn khi tham gia vào thị trường giao dịch đất đai để thông qua đó gia tăng diện tích đất của hộ (số năm đi học tăng thêm 1 năm thì diện tích đất bình quân của hộ tăng thêm 3,4%), trong khi đó, quan hệ này là ngược chiều ở các hộ gia đình cho nữ giới làm chủ hộ và không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, mặc dù được đóng vai trò đại diện gia đình, nhưng các chủ hộ nữ vẫn có những rào cản vô hình như sự tự định kiến giới khiến họ hạn chế tham gia các giao dịch liên quan đến đất đai.
Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng tới quy mô đất sản xuất sử dụng của hộ gia đình Biến phụ thuộc: loga nepe của diện tích đất bình quân (lndatbq)
Mô hình hồi qui OLS
Mô hình hồi quy
Heckman Chủ hộ nữ Chủ hộ nam Giới tính của chủ hộ 0.2488 (***) 0.1548 (***)
TNBQ/người/tháng 0.0001 (***) 0.00014 (***) 0.0002 (***) 0.0001 (***) Tỷ lệ phụ thuộc -0.0022 (***) -0.0025(***) -0.004 -0.0025(***) Số năm đi học - 0.0017 (***) 0.0312 (***) -0.0212 0.0331(***) Làm công ăn lương -0.1579 (***) -0.1455(***) -0.3584(**) -0.0409(***) Sản xuất nông nghiệp 0.5033 (***) -0.2893(***) 0.2025 -0.1665(***) Tự làm việc phi nông nghiệp -0.0886 (***) -0.0458(***) -0.0213 0.0208(***) Tuổi của chủ hộ 0.0060 (***) 0.006(***) 0.0026 0.0102(***) Vùng ĐBSH -0.5998 (***) -0.8501(***) -0.2173 -0.9037(***) Vùng TDMNPB -0.9871 (***) -0.2439(***) -1.1922(***) -0.1333(***) Vùng BTB và DHMT -0.3965 (***) -0.0826(***) -0.0976 -0.1408(***)
Vùng Tây Nguyên 0.0008 -0.0287(***) 0.3639 -0.1267(***)
Vùng Đông Nam Bộ 0.0941 (***) 0.4817(***) 0.2040 0.4133(***)
Dân tộc 0.4014 (***) 0.82859(***) 0.2742 0.9160(***)
Thành thị nông thôn -0.2721 (***) 0.2321(***) -0.3419(*) 0.1524(***) Qui mô hộ -0.0854(***) -0.1162(***) -0.0892(**) -0.1247(***) Thu nhập từ chăn nuôi -0.8906 (***) -0.5438(***) -1.1105(***) -0.4585(***) Thu nhập từ lâm nghiệp -1.1878 (***) -0.2966(***) 0 -0.4129(***) Thu nhập từ thủy sản -0.6534 (***) -0.3427(***) 0.2280 -0.4517 (***) Thu nhập từ SX nông
nghiệp khác
-0.5067 (***) -0.6362(***) 0.0563 -0.7165(***)
Thu nhập từ tiền lương -1.3576 (***) -1.3022(***) -1.3796 (***) -1.3268(***) Thu nhập từ hoạt động SXKD -1.3019(***) -1.4212(***) -1.3846(***) -1.4477(***) Thu nhập khác -1.0998 (***) -0.9222(***) -1.1239 (***) -1.0019(***)
Hộ nghèo -0.2038 (***) 0.02199(***) -0.0927 0.0272(***)
Mô hình hồi qui OLS
Mô hình hồi quy
Heckman Chủ hộ nữ Chủ hộ nam Chủ hộ đang có vợ/chồng -0.1191(***) -0.1012(***) -0.2467 (*) -0.0754(***)
Hệ số chặn 7.2577 9.0095 (***) 7.6134 (***) 8.8190 (***)
Mills
Lambda -1.47157 (***) 0.011 -1.4037 (***)
N 2496 (w= 6124980) 8707 2046 6661
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào VHLSS2012
Phân rã Oaxaca khoảng cách diện tích đất đai nắm giữ bình quân của hộ gia đình chủ hộ nam giới và nữ giới năm 2012 với thủ tục Heckman 2 bước, lại một lần nữa khẳng định kết luận ở trên đã nêu ra, đó là diện tích đất bình quân của hộ do nữ giới làm chủ hộ nhỏ hơn so với hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ, cụ thể, logarit chênh lệch diện tích đất nắm giữ là -1,6202 (khoảng cách này lớn hơn rất nhiều so với ước lượng bằng phương pháp OLS thông thường – chi tiết kết quả ước lượng trong bảng 10 phụ lục 4), điều này ngụ ý rằng qui mô đất sản xuất bình quân của hộ gia đình chủ hộ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với các hộ gia đình chủ hộ nam (chi tiết kết quả ước lượng phân rã xem trong phụ lục 4, bảng 9).
Bảng 3.15: Phân rã Oaxaca – Blinder về khoảng cách diện tích đất bình quân của các hộ gia đình
Lndatbq Coef. P>z
Differential
Prediction_1 6,2632 0
Prediction_2 7,8833 0
Difference - 1,6202 0
Endowments (E) 0,1060 0
Coefficients (C) -1.7147 0
Interaction (EC) -0.0114 0
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào VHLSS 2012
Kết quả chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố quan sát được có xu hướng thu hẹp khoảng cách giới trong diện tích đất bình quân (thành phần E= 0,1060) và ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê. Phân rã chi tiết các yếu tố cho thấy sự cải thiện này chủ yếu từ các hộ gia đình chủ hộ là nữ giới tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và có nguồn thu nhập khác ngoài hoạt động trồng trọt. Bên cạnh đó, qui mô hộ của các hộ gia đình có chủ hộ nữ thấp hơn so với các hộ có chủ hộ nam giới cũng là nhân tố góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong diện tích nắm giữ bình quân của các hộ gia đình. Từ phân tích này cho thấy, việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ngoài hoạt động trồng trọt, đặc biệt là chuyển dịch sang các hoạt động phi nông nghiệp là một trong những giải pháp góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong tiếp cận đất sản xuất.
Yếu tố thứ 2 (C) định lượng các yếu tố không quan sát được ảnh hưởng đến khoảng cách đất sản xuất bình quân giữa các hộ gia đình như định kiến giới, phong tục tập quán, hay những rào cản tạo sự phân biệt trên thị trường đất đai (yếu tố bất bình đẳng giới trong xã hội) thu được từ mô hình là rất lớn và có ý nghĩa thống kê (-1,7147), giá trị này lớn hơn cả giá trị ước lượng khoảng cách chung về diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ gia đình, có nghĩa là nếu không có những nỗ lực đạt bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác đặc biệt là việc làm và thu nhập, thì ảnh hưởng của thể chế phi chính thức sẽ có xu hướng nới rộng khoảng cách diện tích đất bình quân giữa các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ. Kết quả chi tiết cũng cho thấy, sự tương tác của các yếu tố không quan sát được vào đặc điểm của hộ gia đình dẫn tới bất bình đẳng giới trong diện tích đất sản xuất sử dụng chỉ chiếm khoảng hơn 20%, trong khi phần lớn khoảng cách này là do các yếu tố liên quan đến những rào cản tự bản thân các chủ hộ nữ tạo ra, khiến họ không có cầu đối với việc mở rộng diện tích đất sản xuất bình quân của hộ (hệ số chặn = -1,3346 tương đương 78% giá trị của hệ số C). Điều này cho thấy bên cạnh các nỗ lực hướng tới bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác, một điều cực kỳ quan trọng đó là phải thay đổi nhận thức của cộng đồng đặc biệt là của phụ nữ để xóa bỏ định kiến giới đã ăn sâu bám rễ trong mỗi cá nhân. Điều này càng được minh chứng rõ hơn khi kết quả phân rã cũng chỉ ra rằng, ngay kể cả khi hộ có hoạt động kinh tế bên ngoài
lĩnh vực nông nghiệp và chủ hộ được tiếp cận giáo dục như nhau thì dường như vẫn có những rào cản vô hình đối với phụ nữ trong tiếp cận đất đai (đóng góp của các yếu tố không quan sát được tới khoảng cách đất nắm giữ giữa các hộ gia đình có chủ hộ cùng số năm đi học là 0,402, các hộ cùng tham gia hoạt động làm công ăn lương là 0,162).
Sự tác động đồng thời của các yếu tố quan sát được (các điều kiện tiếp cận từ phía hộ gia đình) và các yếu tố không quan sát được (định kiến giới, phong tục tập quán…)(EC) lên khoảng cách nắm giữ đất đai bình quân hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ là -0,0114
Khoảng cách giới trong quy mô diện tích đất nông nghiệp hiện đang sử dụng của các hộ gia đình cũng có sự khác biệt theo vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam (bảng 3.16). Nhìn vào bảng 3.16 cho thấy, khoảng cách giới về diện tích đất sản xuất hiện đang nắm giữ của các hộ gia đình lớn nhất ở khu vực TDMNPB, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (xem chi tiết bảng 7 phụ lục 3) theo đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ cao hơn gần gấp 3 lần so với các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ. Điều này được lý giải do ở khu vực này, đất sản xuất có được chủ yếu theo hình thức khai hoang lấn chiếm, với sự khác biệt về giới tính, nam giới có khả năng khai hoang lấn chiếm đất, nhất là trong các điều kiện địa hình khó khăn tốt hơn rất nhiều so với nữ giới, trong khi đó các hộ gia đình có chủ hộ là nữ phần lớn thiếu sức sản xuất của nam giới trong gia đình (phần trên đã phân tích có tới 46% chủ hộ nữ trong tình trạng góa bụa.
Cũng có chung đặc điềm là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên khu vực Tây Nguyên là vùng có diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới và nữ giới tương đối bằng nhau (chênh lệch diện tích giữa các hộ gia đình có chủ hộ nam giới và các chủ hộ nữ giới chỉ vào khoảng 1,2 lần). Điều này có thể lý giải một phần là do khu vực này có nét văn hóa truyền thống đặc trưng theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ ít nhiều có ưu thế hơn trong thừa kế tài sản. Ngoài ra, như phần trên đã phân tích, Tây nguyên là vùng có tỷ lệ các mảnh đất sản xuất có được thông qua thị trường. Có thể nói, bên cạnh kênh phân phối của nhà nước, thị trường cũng là một kênh tiếp cận đất đai không có sự phân biệt giới,