8. Kết cấu của luận án
1.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu
Trong phần này, luận án phân tích một số yếu tố/cơ sở chính yếu có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến nhận thức/cách thức tiếp nhận/hành vi ứng xử/hành vi tiêu dùng và thói quen của công chúng BC-TT/CCTT, đó là:
1.2.1. Cơ sở lịch sử, chính trị, pháp lý
- Cơ sở lịch sử, chính trị: Theo tác giả E.P.Prôkhôrốp (2004), tùy từng giai đoạn lịch sử, tùy từng thể chế chính trị se hình thành các hình thức báo chí (truyền thông) khác nhau như: “Báo chí quân chủ - phong kiến (xuất hiện từ thời kì Hồng y giáo chủ Rechelieu, 1631); Báo chí tăng lữ - tôn giáo; Báo chí tư sản; Báo chí xã hội chủ nghĩa (Nhánh dân chủ - xã hội; Nhánh cộng sản chủ nghĩa) [56, tr.281-292, T1].
Như vậy, thời kỳ đầu báo chí xuất hiện, chủ yếu nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Khi làn sóng đấu tranh chống phong kiến diễn ra, dẫn đến việc xuất hiện hình thức Báo chí tư sản. Hình thức báo chí này nhằm chuyển giao một phần quyền lực báo chí vào tay công chúng: “Thời kỳ này hình thành nên sức mạnh của báo chí - quyền lực thứ tư. Nó cũng tạo ra ba khuynh hướng hoạt động chủ yếu là: bảo vệ những giá trị tư sản; đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản; thoát ly khỏi thực tại - bằng các trò giải trí, tiêu khiển, những tin tức giật gân..." [56, tr.281-292]. Sau đó, các hình thức báo chí này không chỉ được áp dụng ở Liên Xô và hệ thống các nước XHCN mà còn được áp dụng (một phần) ở các nước thuộc hệ thống TBCN.
Theo tác giả Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2013), Bốn học thuyết truyền thông: “Tùy từng giai đoạn lịch sử, thể chế khác nhau, se tạo ra những hình thức báo chí khác nhau và những đối tượng công chúng tương ứng; Nhận thức của công chúng báo chí cũng luôn gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử chính trị, xã hội...” [x.thêm 67].
Tác Nguyễn Văn Dững (2012): “Nền chính trị dân chủ nào se sản sinh ra nền báo chí dân chủ ấy; nền chính trị chuyên quyền độc đoán se tạo ra nền báo chí không vì dân, mà là vì nhóm nắm giữ quyền lực” [15, tr.100].
Như vậy, chính lịch sử thể chế (chính trị) và lịch sử bối cảnh se sản sinh ra những nền BC-TT tương ứng và những thế hệ công chúng BC-TT tương ứng. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử và thực tiễn hoạt động BC-TT, tác giả bổ sung hai thời kỳ, đó là:
Thời kỳ chiến tranh, BC-TT là công cụ đắc lực của các đảng phái cầm quyền. Họ sử dụng công cụ này để huy động mọi nguồn lực xã hội (sức người, sức của, đồng minh...) tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (hoặc phe phái).
Trong Thế chiến thứ hai, nhà chính trị độc tài Adolf Hitler và trường phái Marxist Frankfurt đã sử dụng phương tiện truyền thông làm công cụ tuyên truyền cho chính đảng của mình. Thời kỳ này, các phương tiện truyền thông đại chúng được coi như “Viên đạn ma thuật” hay “Mũi kim tiêm” (Magic bullet) để “tiêm, trích” tin tức vào đầu công chúng. Công chúng hoàn toàn thụ động, nghe theo, tin theo và làm theo các hình thức tuyên truyền của nhà độc tài Hitler. Thời kỳ này, truyền thông đại chúng đã tạo ra các đối tượng công chúng “ngoan ngoãn” (như con chiên) hết lòng ủng hộ và phục vụ chính quyền Hitler. Ngược lại, người nào phản kháng se bị bỏ tù, hoặc bị sát hại...
Thời kỳ này báo WZ cũng bị chính quyền Hitler đình bản vì đưa tin trái chiều/phản kháng chính quyền của ông ta. Sau này, một số nhà nghiên cứu truyền thông châu Âu như Thomas A. Bauer, Grimm Jürgen... đều đồng tình rằng: “Quyền lực phải được đặt vào tay công chúng, thay vì đặt vào tay các chính trị gia và BC-TT như trước đây” [x.thêm124].
Thời kỳ hòa bình, BC-TT là diễn đàn của đông đảo công chúng nhân dân, là công cụ tham gia giám sát và phản biện xã hội (và ba quyền lực còn lại)... tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối.
- Cơ sở pháp lý: cơ sở này trực tiếp tham gia chi phối hầu hết các hoạt động của công chúng BC-TT/CCTT. Theo đó, một đất nước có luật pháp nghiêm minh thì mối quan hệ giữa công chúng và BC-TT se được phát triển một cách lành mạnh và ngược lại. Hoạt động BC-TT của các nước trên thế giới, ngoài việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, luật BC-TT, các quy luật của nền kinh tế thị trường, và các quy định nghề nghiệp, còn phải tuân thủ các phong tục tập quán/thuần phong mỹ tục của từng quốc gia, khu vực. Nhiều nước không có
luật BC-TT. BC-TT Việt Nam hoạt động theo một mô hình đặc thù (Luật báo chí, ký ngày 28/12/1989; Luật báo chí sửa đổi bổ sung, ký ngày 12/6/1999, Nghị định của Chính phủ: “Quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí”, ký ngày 26/4/2002, Luật báo chí sửa đổi, ký ngày 5/4/2016); Áo có Luật phương tiện truyền thông. Luật pháp Áo không cấm công chúng nhân dân nói về tư tưởng của Adolf Hitler nhưng se bị xử phạt nặng nếu phát tán các tài liệu ủng hộ tư tưởng đó (hoặc lôi kéo người khác) công khai trên các phương tiện BC-TT.
Như vậy, ba yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến việc hình thành các nhóm đối tượng công chúng BC-TT/CCTT của từng quốc gia, khu vực. Đồng thời, chúng cũng có tác động mạnh me đến nhận thức/cách thức tiếp nhận/hành vi ứng xử/thói quen sử dụng các sản phẩm/dịch vụ BC-TT của công chúng.
1.2.2. Cơ sở kinh tế
Vi mô: Kinh tế là yếu tố then chốt, trực tiếp tác động đến hành vi mua sắm, tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ BC-TT của đại bộ phận công chúng.
Vĩ mô: Yếu tố kinh tế tác động trực tiếp/gián tiếp đến đời sống văn hóa, lối sống, ứng xử, hành động, tư tưởng... của đại bộ phận công chúng. Mặc dù toàn cầu hóa truyền thông đã xóa nhòa ranh giới, đẳng cấp và cách thức hưởng thụ sản phẩm/dịch vụ BC-TT, song trên thực tế có rất ít độc giả có thể mua những sản phẩm/dịch vụ vượt quá khả năng chi trả (hoặc lựa chọn chi trả) của mình một cách thường xuyên.
Căn cứ vào: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, Áo; “Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng” (năm 2014, 2015) [104]; căn cứ vào thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam, Áo, chúng tôi nhận thấy, yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp/gián tiếp đến việc hình thành ba nhóm công chúng BC-TT/ CCTT/khách hàng, đó là: nhóm công chúng thu nhập cao (hoặc khá), nhóm công chúng thu nhập trung bình, nhóm công chúng thu nhập thấp (hoặc nhận trợ cấp xã hội). Ba nhóm này, giả sử có nhu cầu/mục đích tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ BC-TT giống nhau (ở những mức độ nhất định) nhưng do thu nhập, địa vị khác nhau nên họ se lựa chọn một loại
sản phẩm/dịch vụ BC-TT phù hợp với khả năng chi trả thường xuyên của bản thân hoặc đơn vị. Tuy nhiên, cả ba nhóm này vẫn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm/dịch vụ BC-TT miễn phí (nếu có). Ở Áo, cả ba đối tượng trên đều thường xuyờn đọc cỏc tờ bỏo miễn phớ như Heute, ệsterreich (phụ trương), TT Kompakt được phát miễn phí, hàng ngày tại các địa điểm công cộng. (Khi xem xét ở góc độ kinh tế - xã hội, báo miễn phí chính là tờ báo mà công chúng đã phải trả phí gián tiếp lần đầu, chúng tôi se phân tích vấn đề này ở một nghiên cứu khác, phù hợp).
1.2.3. Cơ sở giáo dục, văn hóa, xã hội
Các yếu tố này có ảnh hưởng mạnh me đến khả năng tiếp nhận và sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ BC-TT của các đối tượng công chúng: công chúng thành thị khác nông thôn; miền núi khác đồng bằng; hải đảo khác đất liền…. Điều này được phản ánh rõ nét trong các công trình nghiên cứu công chúng (trên ba bình diện báo chí học, xã hội học, tâm lý học) của các tác giả như Mai Quỳnh Nam, Trần Bá Dung, Đỗ Thị Thu Hằng, Lưu Hồng Minh, Lê Thu Hà, hay Juergen Grimm trong Nghiên cứu ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và báo chí về lịch sử (2015) (Media effect research and journalism on history) của tác giả Juergen Grimm thực hiện cuộc điều tra thái độ, cảm xúc của công chúng đối với cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam thông qua ba bộ phim tài liệu (Quốc tế và Việt Nam). Công trình này được Grimm và các cộng sự tiến hành bằng các phương pháp đo giá trị tại Việt Nam (AJC) và Áo. Sau khi phân tích các kết quả điều tra, Grimm kết luận: “Quan điểm của người Việt về cuộc chiến tranh là ít có tính phản biện. Việc coi Mỹ là biểu tượng của tự do bị giảm xuống so với công chúng Áo (...). Chính văn hóa, ký ức, nhận thức của con người đã quyết định đến vấn đề quốc gia đó”[x.thêm 138]...
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa truyền thông đã góp phần cải thiện/thay đổi môi trường văn hóa, xã hội, giáo dục... của các quốc gia, khiến cho cách tiếp nhận/sử dụng các sản phẩm/dịch vụ BC-TT của các đối tượng công chúng trên thế giới không/ít còn biên giới cứng trong nhận thức.
1.2.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật công nghệ, truyền thông số
Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa các thiết bị công nghệ, kỹ thuật với các phương tiện BC-TT và công chúng BC-TT/CCTT là mối quan hệ chặt che, đa chiều, đó là: Báo in ra đời khi xuất hiện máy in; phát thanh ra đời khi xuất hiện radio; truyền hình ra đời khi xuất hiện vô tuyến; báo điện tử, báo thiết bị di động, mạng xã hội ra đời khi xuất hiện internet và các thế hệ điện thoại thông minh, máy tính bảng... Thoạt đầu, người ta nghĩ rằng các loại hình báo chí mới ra đời se triệt tiêu các loại hình cũ, nhưng thực tế đã chứng minh, không những chúng không triệt tiêu nhau mà còn hỗ trợ nhau, tạo thành những hình thức truyền thông mới (truyền thông hội tụ, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội...), đáp ứng đa dạng nhu cầu của các đối tượng công chúng BC-TT/CCTT.
Tuy nhiên, khi khoa học công nghệ phát triển, dẫn đến sự: thay đổi tính chất của các đối tượng công chúng BC-TT/CCTT; thay đổi cơ sở hạ tầng, cơ cấu mô hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT... tạo ra nhiều thuận lợi và không ít khó khăn cho các đơn vị. Giống như nhiều tờ báo in trên thế giới, WZ cũng phải thường xuyên thay đổi các chính sách truyền thông (chiến lược, giải pháp), cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, nâng cấp thiết bị máy móc, liên tục bổ sung, tái đào tạo, nâng cao nghiệp vụ đội ngũ làm báo, đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ sáng tạo giải pháp..., ưu tiên tuyển dụng đội ngũ làm báo trẻ - “Thiên niên kỷ” (có “byte trong máu”)... nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ độc đáo, chất lượng cao... phục vụ đa dạng các đối tượng CCTT (trung thành), CCTT trẻ (có “byte trong máu”), CCTT 24h/24h sử dụng các thiết bị di động, công chúng mới.
1.2.5. Cơ sở toàn cầu hóa truyền thông
Thomas L.Friedman, Thế giới phẳng, cho rằng, chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã “làm phẳng” thế giới: “Tiến hóa công nghệ đã làm cho thế giới phẳng” [18, tr.472]. Đó là tiền đề của xu hướng toàn cầu hóa truyền thông và sự ra đời các hình thức truyền thông mới (thành tựu khoa học của ngành truyền thông, truyền thông đại chúng trong thế kỷ 21).
Toàn cầu hóa truyền thông đã làm thay đổi toàn bộ cục diện ngành BC- TT, đó là: Tạo ra hình thức truyền thông mới (cạnh tranh mạnh me với các loại hình truyền thông truyền thống); Thúc đẩy sự phát triển, giao thương trong hoạt động kinh tế BC-TT trong môi trường thực tế/trực tuyến trên toàn cầu; Phổ cập hóa/biến hóa sản phẩm/dịch vụ tin tức địa phương thành tin tức có qui mô rộng lớn mang tính quốc tế (chỉ trong vài giây và bằng vài thao tác dịch thuật); Kết nối/gắn kết công chúng địa phương với công chúng BC-TT toàn cầu; Kéo công chúng BC-TT toàn cầu “xích lại gần nhau”- xóa dần “biên giới cứng” trong nhận thức/suy nghĩ/tiếp cận thông tin... của họ; Mở ra các cơ hội liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu BC-TT giữa các quốc gia; Mở rộng thị trường/thị phần, hỗ trợ xây dựng thương hiệu/quảng bá hình ảnh cho các cá nhân/doanh nghiệp/tập đoàn/chính phủ/quốc gia... trên toàn cầu; Đặc biệt, toàn cầu hóa truyền thông đã thu hẹp khoảng cách địa lý và tạo ra“chiều xã
hội, bên cạnh chiều không gian và chiều thời gian” (theo lý thuyết đô thị truyền thông); Tạo môi trường thông thương quốc tế thuận lợi, không chỉ cho các đối tượng công chúng BC-TT/CCTT, mà tất cả các đối tượng công chúng nhân dân trong mọi lĩnh vực khác, trên toàn cầu; Toàn cầu hóa truyền thông đã gia tăng quyền lực cho công chúng BC-TT/CCTT; Gia tăng/trao quyền dân chủ/tự do ngôn luận/quyền giám sát, phản biện xã hội/quyền hưởng thụ thông tin, thậm chí cả quyền thuyết sách và tham gia vận hành xã hội, hay thay đổi thể chế chính trị... cho công chúng BC-TT...
Tuy nhiên, toàn cầu hóa truyền thông cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như: chiến tranh công nghệ thông tin/thông tin (thay vì chiến tranh bằng súng đạn truyền thông), gia tăng bất ổn về an ninh quốc gia, các cuộc xâm lăng về văn hóa, sản sinh ra những nền kinh tế, chính trị... phụ thuộc (hoặc biến mất), các cuộc cạnh tranh khách hàng khốc liệt trên môi trường trực tuyến, các cuộc lừa đảo tài chính xuyên quốc gia, các thông tin của cá nhân/tổ chức doanh nghiệp/chính phủ... bị đánh cắp/vô hiệu hóa/tấn công mạng (như vụ mã độc Wannacry đã tấn công hơn 300.000 máy tính của 150 quốc gia, 5/2017) [243], quyền riêng tư bị xâm phạm nghiêm trọng, phá vỡ tính bền vững trong quan hệ giữa con người với con người; công chúng bị “khủng
hoảng thừa” hoặc “nhiễu loạn” thông tin, dẫn đến hiện tượng “Phản chức năng gây mê” (The narcotizing dysfuncton) đối với BC-TT, Lazarsfel đã chỉ ra từ
thế kỷ trước [x.thêm 155, tr.1-2].