B. NỘI DUNG THẢO LUẬN, TỌA ĐÀM
III. PHẦN THẢO LUẬN/TỌA ĐÀM (BỔ SUNG)
2. Chủ đề 2: Trường hợp của Wiener Zeitung Group có thể tham khảo gì cho hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông của Việt Nam
* Nhân vật 02 (Thạc sĩ, nữ, 27 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Phó trưởng phòng Văn Hoá - Kênh truyền hình Nông Nghiệp Nông Thôn VTC16):
Khi được tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung Group đã giúp cho tôi sáng tỏ được nhiều điều. Thông tin tôi đặc biệt ấn tượng và cảm thấy băn khoăn đó là vì sao được thành lập từ năm 1703, xuất thân là một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới nhưng cho đến nay Wiener Zeitung vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. Phân tích từng hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung chúng ta se tìm được câu trả lời, đồng thời còn học hỏi được rất nhiều cho hoạt động báo chí của Việt Nam:
Thứ nhất: Trước thực trạng, báo chí (báo in) đang rơi vào một giai đoạn khó khăn và nguy hiểm thì Wiener Zeitung đã làm gì để tồn tại? Những tranh cãi về tương lai của báo in cũng đã được nhắc đến rất nhiều tại Việt Nam. Không ít người hoài nghi về sự tồn tại của loại hình báo chí này. Công nghệ số và mạng Internet đã khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống thay đổi mạnh me, và hội tụ truyền thông đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của báo chí, truyền thông hiện đại. Thực tiễn cho thấy, hội tụ truyền thông là một hiện tượng mang tính toàn cầu, là điểm đến của các cơ quan báo chí ở nhiều nước, tiến trình này đến sớm hay muộn se
253
và tồn tại trong bối cảnh này? Đó là một mặt là thiết kế tờ báo in (hấp dẫn); mặt khác cố gắng tìm kiếm công chúng trẻ; và sản xuất các video. Đây chính là truyền thông đa phương tiện, đánh trúng thị hiếu và tâm lý của độc giả. Có thể nói điều này đang được ứng dụng khá rộng rãi ở các tờ báo in hiện nay tại Việt Nam. Còn như với cơ quan truyền hình mà tôi đang công tác, điều này cũng đã được ban lãnh đạo định hướng và phát triển mạnh me trong thời gian này. Không cần bật tivi mới xem được mà chúng tôi đang bắt đầu phát live trên facebook, tải những đoạn trailer hấp dẫn trên các fanpage của kênh VTC, trên VTCtube để quảng bá và hướng tới việc xây dựng các app trên điện thoại để khán giả có thể xem video bất cứ nơi đâu. Điểm này khá tương đồng với cách làm và quan điểm của WZ hiện nay vì họ rất chú trọng giá trị công: họ hiểu rằng tương lai của báo chí, truyền thông có quan hệ mật thiết đối với những tin tức có chất lượng (giá trị công). Hầu hết công chúng trẻ hiện nay không còn đọc tin tức nhiều trên báo chí, mà hầu hết đọc tin tức và giao tiếp trên các kênh xã hội hay trên điện thoại thông minh;
Thứ 2: Ngày nay, WZ là cơ quan báo chí thuộc sở hữu nhà nước. WZ thuộc phân khúc báo chí chất lượng: Bao gồm: mục công báo (WZ là tờ duy nhất được quyền đăng tải công báo ở Áo (các báo cáo tài chính của các công ty/doanh nghiệp);
Giải pháp trực truyến; Dịch vụ chính phủ điện tử; các giải pháp giá trị công. Ông Wolfgang cho xem các ấn phẩm của WZ, cơ cấu chức năng của WZ. WZ nằm trong khu phố truyền thông. Đây là một trong những khu vực truyền thông, khoa học của thành phố. Khu phố này tập trung các mảng: truyền thông; khoa học; sáng tạo; mảng nghiên cứu. 7000 người làm việc ở khu vực này (WZ 200 người). Khu vực này trước đây là khu giết mổ gia súc. Ngày là nó trở thành trường đại học truyền thông. Một cách làm rất chuyên nghiệp, chúng ta có thể học điều gì từ đây? Với cách làm này của Wiener Zeitung tôi nghĩ đến việc tận dụng những chương trình mang tính chất tư vấn nông nghiệp, khoa học thường thức, những kiến thức về sâu bệnh, dịch hại từ nguyên nhân triệu chứng cho đến giải pháp phòng trừ... Tất cả đang là nội dung được chúng tôi thực hiện hằng ngày trên kênh sóng VTC16 – Kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn – kênh chuyên biệt duy nhất về nông nghiệp tại Việt Nam. Từ bài học của Wiener Zeitung chúng tôi hoàn toàn có thể tạo một kênh thông tin riêng bằng cách phát triển thêm 1 website riêng giống như một cuốn từ điển sống cho bà con nông dân;
Thứ 3: Việc nghiên cứu đối tượng độc giả của WZ rất bài bản và chuyên nghiệp:
Vì sao lại như thế? Hãy nhìn vào những con số sau: Độc giả của WZ: 64% là nam (trong khi cán bộ nhân viên WZ tỷ lệ nam nữ là cân bằng); 50% độ tuổi dưới 50 tuổi; 70% độc giả là giới trí thức. Họ là những người có địa vị cao trong xã hội. Đây là nhóm công chúng mục tiêu của WZ. WZ tập trung đưa ra các tin tức có chất lượng tốt nhất phục vụ nhóm công chúng này. Nhóm công chúng này có thu nhập cao và cần những tin tức có giá trị. Con đường đi đến thành công của bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng không thể bỏ qua viêc nghiên cứu những nhóm đối tượng này. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị hiếu, nhu cầu của độc giả se giúp cho tờ báo, cơ quan truyền thông định hướng được hướng đi của mình. Tôi đơn cử như tại cơ quan tôi đang làm việc. Từ khi mới thành lập, slogan của kênh VTC16 là CÙNG NÔNG DÂN HỘI NHẬP. Đối tượng công chúng mà chúng tôi hướng đến là nông dân vì có hơn 70% dân số Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng từ đó cho đến nay chúng tôi cũng đã định hướng tất cả những chương trình xoay quanh chủ thể này. Nhưng bắt đầu từ tháng 1/2017 đối tượng khán giả của VTC16 đã được mở rộng sang khu vực thành thị. Vì sao lại như thế? Vì kênh VTC16 đã chính thức có mặt trên VTVcab. Điều đó đồng nghĩa với việc đối tượng khán giả của
254
chúng tôi phải đổi mới từ chất lượng cho đến việc xây dựng thêm nhiều format chương trình tương thích với nhiều đối tượng khán giả hơn. Và chắc chắn, hướng đi của WZ se có rất nhiều thứ để chúng tôi học hỏi.
* Nhân vật 03 (Thạc sĩ, nam, 40 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Giám đốc Kênh VTC16- Đài Truyền hình KTS VTC):
Khi tham gia môi trường trực tuyến, nhiều báo Việt Nam, nguyên bản là tờ báo chính thống và nghiêm túc, đã bị lá cải hoá - lá cải hoá ở phiên bản online và dần dần lá cải hoá ở phiên bản in và tự chuyển hoá thành báo lá cải. Đó là xu hướng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những giải pháp cụ thể. WZ tham gia môi trường trực tuyến nhưng giữ vững những giá trị công mà tờ báo theo đuổi, đặc biệt luôn khẳng định chất lượng nội dung, chất lượng thông tin là ưu tiên hàng đầu, không phát triển các thông tin lá cải; tập trung vào chiều sâu - hướng đến đối tượng công chúng có tri thức cao trong xã hội. Đây là một yếu tố mà báo chí Việt Nam cần tìm hiểu và nghiên cứu.
Việc giữ vững giá trị công hay trung thành với những giá trị của tờ báo đã giúp WZ chiếm được niềm tin của công chúng, từ đó chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu.
* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):
Theo Luật pháp của Việt Nam, báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức và là diễn đàn của nhân dân. Vì vậy, báo chí có nhiệm vụ chính trị (giúp Đảng, Nhà nước cung cấp và định hướng thông tin). Theo thống kê đến tháng 1/2017, ở Việt nam có 858 cơ quan báo chí nhưng chỉ có một vài trong số các cơ quan báo chí trên được cấp ngân sách để tồn tại, còn lại các cơ quan báo chí phải tự mình tìm ra các nguồn thu để vừa nuôi sống bộ máy, vừa tiếp tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ…
Vấn đề kinh tế báo chí đang rất nóng ở Việt Nam hiện nay, vì vậy những kinh nghiệm của WZG có thể là gợi ý hay cho các cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đó là vừa quan tâm phát triển nội dung, vừa tập trung vào thay đổi, cải tiến giao diện, maket tờ báo;
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công chúng; đa dạng hoá các sản phẩm để tăng tính đa phương tiện; tìm cách phân phối báo đỡ tốn kém… Tuy nhiên, nền chính trị ở Áo và Việt Nam khác nhau nên việc các cơ quan báo chí ở Việt Nam tham khảo phải phù hợp với nền văn hoá báo chí ở Việt Nam.
* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo- Học viện Báo chí & Tuyên truyền):
Hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông ở Việt Nam chủ yếu dựa trên chính sách quảng cáo, tài trợ từ các doanh nghiệp, có một số báo cũng đã có điều tra công chúng, tuy nhiên việc điều tra và có các giải pháp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công chúng và của xã hội thì nhiều báo chưa làm được điều này. Hơn nữa làm báo ở Việt nam và làm báo ở phương tây khác nhau. Sự phát triển của xã hội, kinh tế, chính trị... ở mỗi nước có sự khác nhau cơ bản nên có áp dụng cũng không thể áp dụng bài bản như ở WZ.
* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):
Wiener Zeitung có lịch sử phát triển từ lâu đời. Ra đời từ năm 1703. Tồn tại hơn 3 thế kỷ, hiện nay WZ thuộc phân khúc báo chí chất lượng cao ở Áo, với nhiều dạng thức ấn phẩm (báo in, báo điện tử...) đa dạng. Để tồn tại và vẫn duy trì được lượng tira lớn (hơn 20 nghìn bản với hơn 60 nghìn độc giả) trong bối cảnh công chúng có rất nhiều kênh, phương tiện để tiếp nhận thông tin như hiện nay thì đó là điều rất đáng ghi nhận. Và chính điều này là kinh nghiệm quý báu cho nhiều cơ quan báo chí trên thế giới trong đó có báo chí của Việt Nam. Có 04 kinh nghiệm lớn từ báo WZ có thể học
255
cách thức truyền thông khai thác, thu hút công chúng và (4) cách thức kinh doanh.
Trong rất nhiều cách thức nêu trên, tôi ấn tượng hơn cả là giải pháp Tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, nội dung không chỉ là sự hô hào trong phát triển. WZ đã rất hiểu mình là ai, mình đứng ở đâu trong làng báo, trong xã hội hiện đại... nên việc thiết kế nội dung đã được cụ thể hóa, đó là: truyền thông tập trung - thông tin chuyên sâu - cung cấp thông tin sâu, chất lượng cao. Giờ đây công chúng không chỉ dừng lại mong muốn tiếp nhận được nhiều thông tin mà họ cần thông tin chất lượng tốt, thông tin được nhìn nhận, phân tích sâu từ nhiều góc độ.
* Nhân vật 09 (Thạc sĩ, nữ, 36 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng khoa Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):
Trường hợp của WZ chính là một ví dụ điển hình cho báo in Việt Nam. Trong bối cảnh thông tin hỗn loạn, thật giả lẫn lộn, không rõ nguồn gốc, việc báo in tập trung vào nội dung, cung cấp thông tin xác thực, tin cậy, phát hiện các đề tài mới mẻ, phân tích vấn đề sâu sắc và đa chiều se chính là vũ khí chiến lược giúp báo in giành lại được thị phần và giữ chân độc giả. Ngoài ra, báo in nên mở rộng các kênh online, mạng xã hội để tăng cường tương tác với độc giả. Đây cũng là cách báo in bắt kịp được nhu cầu thị hiếu của độc giả.
*Nhân vật 10 (Thạc sĩ, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Khoa PTTH- Học viện Báo chí và Tuyên truyền):
Trong bối cảnh báo in Việt Nam dù có tăng về số lượng cơ quan báo chí cũng như đầu báo nhưng giảm về lượng phát hành ở nhiều tờ báo hàng đầu cũng như lượng độc giả ở độ tuổi 18 - 35 thì kinh nghiệm từ WZ trong việc điều hành kinh doanh hoạt động tờ báo có thể áp dụng đối với Việt Nam ở một số điểm sau:
+ Nghiên cứu công chúng theo định kỳ với sự tiến hành của đơn vị trung gian, đảm bảo tính khách quan;
+ Xác định độc giả mục tiêu: Công đoạn này là bước cơ bản nhất trong xây dựng chiến lược sản phẩm. Trong content marketing thì việc xác định ai se làm người đọc nội dung giúp cho việc đầu tư một lượng lớn thời gian, tiền bạc se có khả năng thu hồi lớn.
WZ đã thực hiện nghiên cứu về độc giả mục tiêu đồng thời xác định được đặc điểm về nhân khẩu học (Độc giả của WZ: 64% là nam (trong khi cán bộ nhân viên WZ tỷ lệ nam nữ 50%: 50%, cân bằng); 50% độ tuổi dưới 50 tuổi; 70% độc giả là giới trí thức là những người có địa vị cao trong xã hội) để định hướng xây dựng nội dung tờ báo phải hướng đến những tin tức có chất lượng tốt, đáng tin cậy, mang bản sắc Châu Âu. Quay trở về với nhiều tờ báo in của Việt Nam, đôi khi vì chạy đua theo trào lưu đưa tin nhanh, giật gân, chạy đua với báo mạng mà quên mất xem độc giả của mình là ai và họ thực sự mong muốn điều gì...;
+ Thu hút, lôi kéo thêm độc giả là những người trẻ tuổi: thiết kế tờ báo hấp dẫn, sản xuất các video clip thú vị, ấn tượng, báo miễn phí (một số ấn phẩm)…;
+ Mở rộng quảng bá nội dung trên nhiều nền tảng (mobile, web, kỹ thuật số bên cạnh in ấn, mạng xã hội);
+ Thử nghiệm những công nghệ mới;
+ Đa dạng hoá hình thức kinh doanh: Hình thức kinh doanh của WZ, gồm: B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng), B2G (Doanh nghiệp đến chính phủ) => WZ là hình thức kinh doanh tổng hợp cả ba hình thức này. Và điều quan trọng nhất đó là hình thức H2H (từ con người đến con người). Đây là hình thức kinh doanh quan trọng nhất của nhân loại. B2B, B2C, B2C đều là những hình thức
256
tương tác giữa con người với con người (H2H) mà không hề có biên giới nào cả.
*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, Cán bộ Viện quan hệ quốc tế- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):
Các tờ báo/công ty truyền hình nên tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định và chuyên sâu vào một nội dung/ dịch vụ nhất định. Không nên tham gia vào nhiều mảng mà mình không có thế mạnh nổi trội. Chỉ nên đưa vào thực đơn những món ăn ngon nhất mà mình có thể phục vụ. Một khi chất lượng đã được khẳng định thì se thu hút khách hàng tìm đến mình.
* Nhân vật 14 (Tiến sĩ, nữ, 40 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý Đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):
Điều ấn tượng nhất trong cách thức tổ chức và hoạt động của WZ (có thể coi là kinh nghiệm tham khảo cho trường hợp Việt Nam) là mạnh dạn sử dụng và đặt niềm tin vào người trẻ. Điều đó thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Mạnh dạn sử dụng nhân lực trẻ: kỹ thuật viên sáng tạo của họ mới chỉ có 22 tuổi.
Đây là điều cần thiết, mặc dù công chúng mục tiêu của WZ là những nhà quản lý, trí thức, người có địa vị cao trong xã hội, vì người trẻ tuổi có cách tiếp cận, cách tư duy, cách làm việc và khả năng sáng tạo, không bị khuôn cứng theo lối mòn;
- Song song với việc tổ chức sản phẩm báo in, họ thuê đội ngũ những người trẻ chuyển tải nội dung theo phong cách trẻ, bằng ngôn ngữ của người trẻ, sử dụng kênh thông tin có tính thông dụng với người trẻ (facebook) để tiếp cận công chúng tiềm năng là lớp trẻ.
Một điều rất ấn tượng là cũng thông qua mạng xã hội, họ tìm cách là nổi bật giá trị cốt lõi của sản phẩm báo in - đó là tiếp cận vấn đề một cách có chiều sâu và khai thác từ nhiều bình diện, thông tin đáng tin cậy, có chất lượng.
* Nhân vật 15 (Cử nhân, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Nhà báo, Phó giám đốc Kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC):
Tôi đặc biệt ấn tượng với Cycle blog "Free Kick" - studio truyền hình xe đạp (chiến lược Sản phẩm và thương hiệu WZ) (chú thích của tác giả); và tôi nghĩ mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng được tại Kênh Truyền hình của mình - Kênh Truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; nơi mà bà con nông dân vùng sâu vùng xa không dễ tiếp cận thông tin như ở đô thị. Một studio trên xe đạp hoàn toàn là một ý tưởng, một gợi ý hoàn hảo.