Chương 4 KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG LÝ THUYẾT MỚI
4.3. Một số dự báo về xu hướng phát triển công chúng thị trường báo chí- truyền thông
Trong thế kỷ 21, bối cảnh thể chế, bối cảnh xã hội, bối cảnh lịch sử của các quốc gia có nhiều thay đổi, kéo theo sự thay đổi cơ bản của hầu hết các lĩnh vực ngành nghề trong đời sống xã hội, trong đó có ngành BC-TT. Từ trước đến nay, BC-TT được coi là “quyền lực thứ tư” của xã hội/công chúng nhân dân, nay trong môi trường toàn cầu hóa truyền thông/môi trường trực tuyến/thực tế
ảo, nó trở thành “mạch máu” của đời sống xã hội/công chúng nhân dân. Mối quan hệ này ngày càng trở lên gắn bó hữu cơ. Dựa trên báo cáo của Hiệp Hội báo chí và Xuất bản Thế giới (WAN - IFRA) (2015), dựa trên việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của WZ (APA, ORF), quan sát thực tiễn thị trường BC-TT Áo, Việt Nam, quốc tế, quan sát sự tác động của nền kinh tế thị trường/các yếu tố văn hóa - chính trị/khoa học công nghệ, công nghệ số/truyền thông mới đến các đối tượng công chúng khách hàng/CCTT/thị trường/sản phẩm BC-TT, dựa vào các kết quả nghiên cứu/nhận định của các công trình khoa học liên quan, soi chiếu một số hệ thống lý thuyết liên ngành, tác giả luận án đưa ra một số dự báo về: xu hướng phát triển CCTT BC-TT; xu hướng phát triển mối quan hệ giữa CCTT và các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT, như sau:
4.3.1. Xu hướng phát triển công chúng thị trường
(1) Xu hướng thị trường người mua/khách hàng/CCTT có quyền lực hơn: Do sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, khiến cho các loại hình truyền thông truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) ngày càng phải chia sẻ thị trường/thị phần với các loại hình truyền thông mới (báo điện tử, báo trên các thiết bị di động, nền tảng kỹ thuật số, đa nền tảng, mạng xã hội...). Các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT se ngày càng chú trọng đến việc thay đổi các phương thức hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia tăng các loại hình truyền thông mới, đặc biệt là việc đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ/chương trình nhằm đáp ứng tối đa/đa dạng nhu cầu của khách hàng/CCTT. Dẫn đến dư thừa nguồn cung. Ở thị trường dư thừa nguồn cung này, người mua/khách hàng/CCTT là người có quyền lựa chọn, vì vậy, họ có quyền lực hơn.
(2) CCTT khủng hoảng thông tin và niềm tin: Ở thị trường mà người mua có quyền lực hơn (có quá nhiều lựa chọn), khiến họ rơi vào tình trạng
“Rối loạn thừa thông tin”; Không biết tin vào nguồn nào; Hoặc dửng dưng,
“chai lì, thờ ơ”, nghi ngờ tất cả mọi tin tức nhận được... đó là hiện tượng khủng hoảng thông tin và niềm tin.
(3) Vai trò đồng tác giả: Trong môi trường truyền thông truyền thống, công chúng/CCTT đóng vai trò thụ động trong việc tiếp nhận thông tin.
Nhưng trong môi trường truyền thông mới, công chúng/CCTT trở thành những người chủ động. Họ có quyền lựa chọn thông tin và yêu cầu được phục vụ tối đa. Họ tự viết tin bài, tự đăng trên các tài khoản cá nhân (mạng xã hội).
Khi nguồn tin của họ được các báo trích dẫn sử dụng/hoặc mua lại... thì họ trở thành đồng tác giả/đối tác/đối thủ của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT.
(4) Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các phương tiện BC-TT chuyên nghiệp và nghiệp dư: Sau thời điểm “rối loạn thừa thông tin”, công chúng rơi vào thời điểm (thỏa mãn với việc) “chống đối” các thông điệp của BC-TT chuyên nghiệp. Họ tự sản xuất những sản phẩm/dịch vụ/chương trình để thỏa mãn nhu cầu cá nhân/bạn bè/nhóm nhỏ hoặc để đối chiếu với các thông tin trên các phương tiện BC-TT chuyên nghiệp... Lúc đó, họ trở thành lực lượng làm báo nghiệp dư - “nhà báo công dân”- đối trọng với lực lượng làm báo chuyên nghiệp. Một số nhà nghiên cứu truyền thông mới ở châu Âu cho rằng: Tương lai sẽ chỉ có hai loại là BC-TT chuyên nghiệp và BC-TT nghiệp dư.
(5) Xuất hiện các công cụ đo lường công chúng/CCTT BC-TT mới: Bên cạnh các công cụ nghiên cứu, đo lường công chúng BC-TT truyền thống se xuất hiện nhiều công cụ đo lường mới như: “Touchpoint” (Điểm tiếp xúc công chúng) [x.thêm Phụ lục 1,tr.1-8], phối hợp nghiên cứu công chúng bằng phương pháp tin cậy và phương pháp không tin cậy [138] [139] [140]...
4.3.2. Xu hướng phát triển mối quan hệ giữa công chúng thị trường và đơn vị/doanh nghiệp báo chí - truyền thông
(1) Phương thức tương tác trực tuyến: Đây là hình thức tương tác chủ lực giữa công chúng/CCTT với các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT trong môi trường toàn cầu hóa truyền thông.
(2) Mô hình/phương thức hoạt động nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn kinh doanh BC-TT sẽ chuyển đổi dần, từ mô hình truyền thống/thực tế sang mô hình mới/trực tuyến.
(3) Sản xuất đa nền tảng các loại sản phẩm/dịch vụ/chương trình từ một nguồn dữ liệu ban đầu: Đơn vị/doanh nghiệp se sản xuất đa dạng/đa nền tảng các loại sản phẩm/dịch vụ/chương trình và phân phối trên tất cả các kênh
bán hàng như báo in, tạp chí, E- paper, báo điện tử, báo trên các thiết bị di động, nền tảng kỹ thuật số/các giải pháp điện tử, các trang mạng xã hội...
nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và các giá trị công.
(4) Phát triển thị trường giao dịch BC-TT trực tuyến: Trong tương lai, hoạt động kinh doanh (mua bán, trao đổi,hợp tác...) giữa các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT với nhau hoặc với công chúng/CCTT, chủ yếu diễn ra theo hình thức giao dịch trực tuyến. Giao dịch truyền thống vẫn được duy trì nhưng chiếm tỷ lệ thấp hoặc được cải tiến/nâng cấp. Tương tự, các đơn vị/doanh nghiệp cũng se chuyển đổi dần các hình thức quảng cáo, tiếp thị bán hàng...
truyền thống sang hình thức trực tuyến.
(5) Phát triển xu hướng tìm kiếm thị trường ngách: Các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giữ chân công chúng/CCTT/khách hàng trung thành. Vì vậy, họ se tích cực đầu tư, tìm kiếm thị trường ngách, cung cấp đa dạng/chọn gói các gói sản phẩm/dịch vụ/chương trình theo yêu cầu của từng nhóm đối tượng CCTT/khách hàng, nhằm “cắm chốt”/thống lĩnh một thị trường nhất định.
(6) Nguồn thu chủ yếu từ các sản phẩm/dịch vụ/chương trình nền tảng kỹ thuật số: Trong tương lai, nguồn thu chủ yếu của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT chủ yếu đến từ việc bán các sản phẩm/dịch vụ/chương trình trên nền tảng kỹ thuật số/giải pháp điện tử (thu phí nội dung điện tử). Ngoài ra, các đơn vị/doanh nghiệp đặc thù, cũng có thể se nhận được các khoản tài trợ (chủ yếu) từ nhà nước/chính phủ/các tổ chức chính trị xã hội/doanh nghiệp...
(7) Lực lượng làm báo chuyên nghiệp ngày càng gặp nhiều nguy hiểm:
Khi nguồn thu của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT chủ yếu phụ thuộc vào việc “bán sản phẩm”, khi các nhà báo công dân (lực lượng làm báo nghiệp dư) ngày càng tự tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn (trên các trang mạng xã hội), khi các doanh nghiệp cắt giảm dần chi phí quảng cáo trên BC-TT... thì buộc lực lượng làm báo chuyên nghiệp phải lao động cật lực tạo ra những sản phẩm/nội dung có chất lượng cao nhất, độc đáo nhất, có giá trị nhất, cạnh tranh nhất...
Vì vậy, họ se tác nghiệp quyết liệt hơn - phối hợp, điều tra, phân tích, phanh phui... tất cả vấn đề xã hội, đặc biệt là các góc khuất trong hoạt động kinh tế,
chính trị, an ninh đối ngoại... đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với rất nhiều thế lực nguy hiểm (Khi Edward Snowden (2013), tiết lộ “Chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ” cho giới BC-TT, thì bản thân Snowden và các nhà báo được ông cung cấp thông tin, đã phải chạy trốn, chui lủi và sống trong nguy hiểm... hay vụ Hồ sơ Panama (2015)...).
(8) Các cơ quan BC-TT tăng cường quan tâm các giá trị công: Hoạt động của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT bên cạnh việc nhằm tối đa hóa lợi nhuận se quay trở lại giá trị nguyên bản của báo chí (trên bình diện mới), đó là việc tối đa hóa các giá trị công. Các đơn vị/doanh nghiệp se lựa chọn phương án kinh doanh “khôn ngoan” hơn, tăng cường các giá trị công - quan tâm đến các đối tượng công chúng xã hội/CCTT, nhằm lôi kéo, “giữ chân” họ, ổn định nguồn thu.
(9) Phát triển các nghiên cứu chiến lược, giải pháp trong diện liên ngành: Trong môi trường toàn cầu hóa truyền thông, các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT, se tăng cường việc nghiên cứu, xây dựng đồng bộ các nhóm chiến lược, giải pháp phát triển tổng thể đơn vị/doanh nghiệp trong diện liên ngành (và liên toàn cầu).
(10) Xu hướng liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp/tập đoàn BC-TT quốc tế, diện liên toàn cầu: Toàn cầu hóa truyền thông khiến cho nhiều đơn vị/doanh BC-TT nhỏ có nguy cơ phá sản. Vì vậy, họ phải liên kết/liên doanh/hợp tác nhau trở thành những doanh nghiệp lớn, cùng tồn tại.
Quy mô hợp tác se diễn ra trên phạm vi xuyên quốc gia, liên toàn cầu. Kết quả phỏng vấn sâu/ý kiến tọa đàm/thảo luận nhóm của luận án cho thấy: Hiện nay, việc liên kết quốc tế giữa các tờ báo/công ty/hãng truyền thông là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những xu hướng vận động chính của hoạt động kinh doanh BC-TT trong tương lai [x.thêm Phụ lục 1,2,3].
Như vậy, thời kỳ toàn cầu hóa truyền thông/Kỷ nguyên số/truyền thông mới se ngày càng tạo ra nhiều thuận lợi, cũng như những khó khăn cho các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT. Mối quan hệ giữa CCTT và các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT với các bên liên quan cũng ngày càng trở lên phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng/hoạch định các chiến lược và giải pháp phát triển
CCTT luôn là công việc trọng yếu, quyết định sự sống còn của các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT.