Chủ đề 5: Giá trị công “bản sắc châu Âu” Wiener Zeitung có gợi ý gì cho hoạt động “giá trị công” của báo chí, truyền thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 284 - 288)

B. NỘI DUNG THẢO LUẬN, TỌA ĐÀM

III. PHẦN THẢO LUẬN/TỌA ĐÀM (BỔ SUNG)

5. Chủ đề 5: Giá trị công “bản sắc châu Âu” Wiener Zeitung có gợi ý gì cho hoạt động “giá trị công” của báo chí, truyền thông Việt Nam

* Nhân vật 01 (Thạc sĩ, nữ, 34 tuổi, Hà Nội, Giảng viên Khoa PTTH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trên thực tế với những quan niệm về giá trị công của WZ báo chí truyền thông Việt Nam hoàn toàn có thể học tập. Bởi vì, WZ đã xây dựng lý thuyết về giá trị công dựa trên những yếu tố giá trị niềm tin, giá trị sáng tạo, bản sắc riêng. Những giá trị này được WZ rút ra từ thực tiễn trong quá khứ, hiện tại và tương lai vì thế nó hết sức thuyết phục và được chứng minh bởi chính sự thành công của WZ. Đây là những yếu tố tạo nên sức mạnh và sự phát triển bền vững cho nền báo chí. Với một đất nước nền báo chí truyền thông còn hạn chế rất nhiều về con người, kỹ thuật cũng như kinh tế thì

264

nhanh hơn, phù hợp hơn. Đặc biệt trong môi trường truyền thông số hiện nay, nếu báo chí chậm chuyển mình, không tạo được cho mình một chỗ đứng, một sức hấp dẫn, lôi cuốn và lan toả thì báo chí chúng ta có thể dễ dàng bị mạng xã hội tấn công. Báo chí Việt Nam hoạt động đặc biệt mang tính chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí công bố, phát hành rộng rãi đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm và tư tưởng của công chúng cũng như hành vi của cộng đồng. Vì le đó, người làm báo phải hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội tạo nên niềm tin cho công chúng. Khi nhà báo nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình thì báo chí mới phát huy được giá trị công mà mình đang xây dựng.

* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Di sản văn hóa Việt Nam chính là tài sản quý giá của cộng đồng 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam từ hàng nghìn năm, là cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Mặc dù Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó, tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin, giao lưu văn hoá mở rộng, những giá trị bản sắc văn hoá của Việt Nam bị thách thức. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị này là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi dân tộc, trong đó có vai trò to lớn của báo chí. Bên cạnh việc phản ánh, cung cấp thông tin về vấn đề này, báo chí còn sử dụng nhiều phương thức khác để quảng bá nền văn hoá của mình. Những câu chuyện, những tình huống sinh động, những hình ảnh tín ngưỡng… của người dân ở mọi miền đất nước được báo chí phản ánh là những ví dụ về việc báo chí Việt Nam thực hiện “giá trị công”. Bài học của WZ cũng là một gợi ý tốt để báo chí Việt Nam có thể học hỏi.

* Nhân vật 06 (Cử nhân, nữ, 36 tuổi, Quảng Ninh, nhà báo, Phó trưởng Phòng Thời sự - Đài PTTH Quảng Ninh):

Việc WZ thực hiện hoạt động giá trị công khiến tôi thấy hơi ngỡ ngàng, bởi trước đó tôi nghĩ, với các tờ báo tư bản, hoạt động độc lập, se đặt mục tiêu lợi nhuận là duy nhất. Với các tờ báo ở Việt Nam, việc hoạt động giá trị công là điều bình thường.

Quay trở lại WZ, tôi cho rằng việc lựa chọn và thực hiện giá trị công “bản sắc châu Âu “ là đột phá trong sáng tạo và cũng là hướng đầu tư đúng của WZ. Minh chứng là lợi nhuận của tờ báo ngày càng tăng. Vậy ở VN, trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp báo chí đang phải thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính (NĐ141/2016/NĐ-CP), chúng ta phải làm gì? Bên cạnh việc đổi mới hình thức tờ báo, đổi mới nội dung, nghiên cứu công chúng đích, đưa vào sử dụng thêm nhiều hình thức thể hiện cho tờ báo, thì việc xác định và lựa chọn một “giá trị công“ là điều cần thiết. Tôi nghĩ nhiều tờ báo của Việt Nam đang hoạt động sai tôn chỉ, mục đích. Và nhiều tờ báo khác còn đang loay hoay trong việc lựa chọn tôn chỉ, mục đích của mình.

* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Muốn làm được như WZ, Việt Nam phải thay đổi lại cách nhìn nhận ở nhiều vấn đề và bắt đầu từ các cấp lãnh đạo với xã hội và với báo chí.

* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Theo tôi, giá trị công “bản sắc châu Âu” mà Wiener Zeitung hướng tới(như tôi đã trao đổi/phân tích ở chủ đề 4) cho thấy đó là điểm cộng, là “đặc sản” trong chiến lược nội dung và kinh doanh của báo WZ. Giá trị và bước đi này đã được khẳng định trong hiện tại

265

Châu Âu nói riêng thì đây vẫn là một hướng đi đúng cho báo WZ trong thời gian tiếp theo. Chính bước phát triển có phong cách và điểm nhấn như vậy là điều rất đáng học hỏi đối với báo chí của nhiều nước đang phát triển trong đó có báo chí Việt Nam. Tôi biết ở Việt Nam một số tờ báo cũng đã “chạm” tới hướng đi này tuy nhiên chưa thật “nét” về phong cách nên cũng chưa phát huy được hết ưu thế này. Ví dụ truyền hình VTV trước đây có “chương trình ASEAN” - nhưng đó cũng chỉ là sự góp nhặt, chờ đợi tin, bài từ các nước trong khối ASEAN về biên tập trao đổi để phát sóng. Thời gian đầu nội dung tương đối ổn, tuy nhiên do thiếu sự chủ động, sáng tạo nên việc “nuôi” chương trình này trở nên khó khăn, thiếu những tin, bài đặc sắc và mang bản sắc của VTV trong nội dung và cách tổ chức sản xuất… Đó chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ ở báo chí Việt Nam hiện nay mà thôi. Tuy nhiên, theo tôi, kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển giá trị công “bản sắc Châu Âu” là một bài học quý nên nghiên cứu. Mỗi tờ báo Việt Nam muốn tồn tại vững vàng, muốn cạnh tranh được với các tờ báo của các loại hình báo chí khác thì việc tìm ra hướng đi riêng - bản sắc là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt theo đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025, báo chí Việt Nam có rất nhiều thay đổi. Chẳng hạn như, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo in, tạp chí; các cơ quan báo in được giao quyền tự chủ tài chính; Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định…

Những thay đổi này se khiến không ít cơ quan báo chí trở nên lúng túng khó khăn trong tìm hướng đi trong thời gian tới. Trước thực tế này thì những kinh nghiệm trong phát triển của báo chí nước ngoài, ở châu Âu và một ví dụ là của tờ WZ của Áo như phân tích ở trên là những gợi mở, những kinh nghiệm tốt để báo chí Việt Nam học hỏi, tham khảo.

*Nhân vật 11 (Cử nhân, nam, 60 tuổi, Quảng Ninh, nhà báo, Trưởng phòng Văn nghệ - Giải trí - Đài PT&TH Quảng Ninh):

Trước kia hoạt động báo chí được bao cấp toàn phần nghĩa là được cung cấp một trăm phần trăm nguồn kinh phí cho hoạt động chủ yếu phục vụ mục đích chính trị.

Chính vì vậy các cơ quan báo chí chỉ cần làm tốt việc phục vụ chính trị của mình mà không quan tâm đến yếu tố thu hút công chúng ngoài địa giới hành chính. Ngày nay các cơ quan báo chí không còn được cung cấp một trăm phần trăm nguồn kinh phí nữa mà phải tự chủ một phần kinh phí để hoạt động. Điều này dẫn đến việc phải tạo nên một thị trường công chúng để thu hút quảng cáo và bán sản phẩm. Chính vì vậy những chương trình chỉ phục vụ giá trị công se không đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một cơ quan báo chí mà cần phải có những chương trình mang tính thương mại để tạo nguồn thu tài chính. Sự cân bằng giữa việc hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá rị công “bản sắc châu Âu” của WZ đã gợi mở các hướng hoạt động của báo chí truyền thông Việt Nam phải vừa hoạt động vì giá trị công vừa hoạt động vì lợi nhuận.

Sự cân bằng giữa các hoạt động này của WZ chính là bài học quý cho báo chí truyền thông Việt Nam trong đó có Đài PTTH |Quảng Ninh. Hiện nay Đài Quảng Ninh cũng đang đi theo hướng sản xuất và khai thác các chương trình vừa phục vụ chính trị, vừa hoạt động vì lợi nhuận để tự chủ một phần tài chính. Nhưng để tìm được sự cân bằng một cách tốt nhất cũng cần có thời gian thử nghiệm, tống kết mới có thể đưa ra được những phương án tối ưu. Theo mô hình hoạt động của WZ các cơ quan báo chí trong đó có Đài PTTH Quảng Ninh đang hoạt động vì giá trị công mang bản sắc riêng của mình. Vì vậy nội dung các chương trình tự sản xuất của Đài Quảng Ninh cũng mang bản sắc vùng Quảng Ninh. Đây chính là điều khác biệt với các Đài khác. Ngay từ việc cung cấp cho cộng đồng những thông tin về sản xuất cũng có bản sắc riêng (tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng, phương thức canh tác…) đến phần phong tục, tập quán, cảnh

266

Quảng Ninh. Cùng với đài quốc gia, các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều có các đài truyền hình địa phương để làm công tác tuyên truyền cho địa phương mình.

Nhưng chỉ mang bản sắc của địa phương không thì chưa đủ để tạo nên sự chú ý từ

công chúng ngoài vùng đất đó. Chính vì vậy cùng với giá trị công việc mang bản sắc châu Âu chứ không chỉ riêng nước Áo làm cho số lượng độc giả vượt ra ngoài quốc gia như WZ. Điều này gợi mở cho báo chí truyền thông địa phương thậm chí cả báo chí truyền thông trung ương có hướng sản xuất các sản phẩm vừa mang bản sắc của mình đồng thời vừa mang bản sắc của vùng đất vượt ra khỏi địa giới hành chính để thu hút một lượng công chúng rộng lớn từ bên ngoài. Điều này vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực báo chí vì chính số lượng khán thính giả, độc giả quyết định sự phát triển hay đóng cửa một cơ quan báo chí, truyền thông.

*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Viện quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

Một tờ báo, công ty truyền thông bên cạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cần chú trọng đến giá trị công. Chẳng hạn các tờ báo, tập đoàn, công ty truyền thông nên có chuyên mục hoặc hoạt động thuộc Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) về một giá trị nào đó như bình đẳng giới mà phụ nữ là trung tâm, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, vấn đề về khởi nghiệp cho người trẻ hoặc lớn hơn là một đất nước Việt Nam - điểm đến thú vị cho du khách ưa khám phá, trải nghiệm văn hóa. Việt Nam đang trong cộng đồng ASEAN do đó cũng cần thiết phải xây dựng một bản sắc ASEAN thống nhất trong đa dạng. Đây đều là những giá trị thiết thực. Việc này vừa giúp ích cho hình ảnh, danh tiếng của công ty, tờ báo và cả cho xã hội.

267

KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THẢO LUẬN, TỌA ĐÀM NHÓM (Lãnh đạo/quản lý công ty/doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam, Áo) A. THÔNG TIN CHUNG

- Địa điểm thảo luận/tọa đàm: WKO (Phòng Thương mại Áo) (Vienna, CH Áo) - Thời gian tiến hành: Tháng 8/2016.

- Mã trường hợp đơn vị:

TT Họ tên Giới tính Chức vụ Mã đơn vị

1 Nguyễn Phan T Nam Giám đốc Đơn vị 1

2 Trương D Nam Tư vấn IT/phiên dịch Đơn vị 2

3 Fraczek A Nam Quản lý tài chính cao cấp Đơn vị 3

4 Brunauer G Nam Người sáng lập, CEO Đơn vị 4

5 Nguyễn Quốc L Nam Nghiên cứu cao cấp Đơn vị 5

6 Nguyễn Hoàng T Nam Phó trưởng phòng Đơn vị 6

7 Phạm Duy L Nam HDVDL Đơn vị 7

8 Lê Khánh H Nữ Phó phòng kế toán Đơn vị 8

9 Lê Thị L Nữ Phó Tổng Giám đốc Đơn vị 9

10 Hoàng Bá K Nam Chuyên viên CNTT Đơn vị 10

11 Ngô Hoàng T Nam Phó giám đốc Đơn vị 11

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 284 - 288)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(320 trang)
w