NỘI DUNG THÔNG TIN PHỎNG VẤN THEO NHÓM CHỦ ĐỀ

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 238 - 258)

* Chủ đề 1: Chiến lược và giải pháp (Strategy and Solution)

1. Việc xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường/khách hàng có liên quan/tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của tờ báo/công ty truyền thông của ông/bà ?

(How relevant /important is it for your newspaper/media company to build strategies and solutions to develop market audience/customers?)

Trường hợp 1.1:

Đây là nhiệm vụ chính của cả hai công ty chúng tôi trong hơn 25 năm qua”.

Trường hợp 1.2:

Ở Việt Nam, CCTT báo chí (CCTT) là vấn đề tương đối mới, xét cả trong lý luận và thực tiễn báo chí. Đó là bởi đã một thời gian dài, báo chí ở Việt Nam chủ yếu được tiếp cận dưới góc nhìn báo chí học hoặc chính trị học, mà ít được tiếp cận từ góc nhìn kinh tế. Trong khi đó, đối với hoạt động truyền thông đại chúng hiện đại, đây là vấn đề quan trọng bởi chiến lược phát triển công chúng thị trường có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sản phẩm truyền thông và theo đó là cả tờ báo. Đặc biệt,

218

loại hình báo chí, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút công chúng thì việc nghiên cứu để có chiến lược phát triển thị trường công chúng là yếu tố khẳng định vai trò, vị thế, sức mạnh của tờ báo đó”.

“Là tổ hợp truyền thông hàng đầu của Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ý thức rất rõ vai trò của công chúng thị trường, xác định việc xây dựng chiến lược phát triển công chúng thị trường cho mỗi sản phẩm, mỗi loại hình là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của Đài. Đài xác định công chúng của VOV không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực trong các quá trình ấy; mặt khác, họ còn là lực lượng đánh giá, giám sát, cổ vũ và động viên chúng tôi. Thực tế cho thấy, sản phẩm báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...) được công chúng, nhóm đối tượng tham gia, đón nhận càng nhiều thì uy tín, năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao”.

Trường hợp 1.3:

“Đây là điều quan trọng nhất mà chúng tôi có thể làm. Công việc của chúng tôi là thông qua những bài báo của mình thông tin cho càng nhiều khán giả càng tốt. Bên cạnh việc nhận tài trợ từ quảng cáo, chúng tôi cần có số lượng công chúng nhiều nhất có thể để kiếm thêm kinh phí đầu tư vào nội dung. Bởi vì,thị trường đang thay đổi rất nhanh chóng, chúng tôi cũng phải thay đổi để theo kịp và vượt lên như mong đợi của khách hàng”.

Trường hợp 1.4:

“Một tờ báo, hay một đài phát thanh, truyền hình muốn phát triển phải có đủ bốn trụ cột, đó là nội dung, giá trị thương hiệu, công chúng và doanh thu. Với chúng tôi, việc xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Nếu có một chiến lược phát triển công chúng tốt, chúng ta se có được những cách thức để hiểu hơn về nhu cầu, về sở thích, về lối sống... của họ. Hiểu công chúng càng rõ thì tờ báo càng phục vụ tốt nhất cho họ. Và khi được đáp ứng tốt thì chắc chắn họ se trở thành những người bạn thân thiết và nuôi sống cơ quan báo chí, truyền thông”.

Trường hợp 1.5:

“Rất quan trọng”

Trường hợp 1.6:

“Nó rất quan trọng. Vì vậy chúng tôi có một cố vấn truyền thông xã hội đặc biệt. Cố vấn chỉ dẫn cho chúng tôi về trình độ của nhóm facebook ảo ngày càng tăng.

Hàng năm, chúng tôi thường có hai cuộc gặp và tập huấn với cố vấn. Ông ta giúp đỡ, hướng dẫn cho chúng tôi cách thức xuất bản, phương hướng và các chiến lược kết nối mạng làm cho mọi người quan tâm, theo dõi nhiều hơn. Chúng tôi đang làm về mạng xã hội cho Ủy ban Châu Âu, việc xây dựng các chiến lược và giải pháp phát triển thị trường, các nhóm công chúng mục tiêu là sứ mệnh của chúng tôi”.

Trường hợp 1.7:

“Đây là một trong những việc rất quan trọng đối với các cơ quan báo chí, bởi công chúng, cụ thể là bạn đọc chính là thượng đế, là đối tượng phục vụ. Trong thời đại bùng nổ thông tin, với nhiều kênh tiếp nhận khác nhau, việc xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường để nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của họ và có những giải pháp để phục vụ “thượng đế” ngày càng tốt hơn là rất quan trọng, đặc biệt khi sự cạnh tranh giữa các tòa soạn ngày càng khắc nghiệt hơn.

Tại cơ quan tôi, việc này chưa thực sự được chú trọng, ngay cả với những ấn phẩm mang tính đại chúng, thị trường, tiếp cận bạn đọc một cách rất gần gũi, dễ hiểu…”.

219

Trường hợp 1.8:

“Báo Tuổi Trẻ là cơ quan báo thuộc Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh, hiện có các sản phẩm: nhật báo Tuổi Trẻ (số lượng phát hành cao nhất ở Việt Nam hiện nay, thời điểm cao nhất là trên 500.000 bản/kỳ in thời điểm 2006 - 2007, hiện nay dao động trên dưới 300.000 bản/kỳ in); Tuổi Trẻ Cuối tuần (ra dịp cuối tuần); Tuổi Trẻ Cười (ra nửa tháng một lần), Tuổi Trẻ Online (báo điện tử), Tuổi Trẻ tiếng Anh (tuoitrenews.vn)”.

Đặc điểm phát hành của báo Tuổi Trẻ là phát hành chủ yếu ở phía Nam và chủ yếu qua hệ thống đại lý/sạp báo/bán báo dạo ở các đô thị và một phần qua hệ thống phát hành báo chí trung ương. Chính công chúng/khách hàng (gồm bạn đọc mua/xem báo hoặc các sản phẩm khác của Tuổi Trẻ và khách hàng đăng quảng cáo trên báo) là người chi trả để nuôi sống tờ báo, để tờ báo có thể duy trì hoạt động và phát triển”.

Trường hợp 1.9:

“Đối với 1 cơ quan báo chí, việc xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển của tờ báo. Thực tế đã cho thấy, cơ quan báo chí nào làm tốt công tác xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng, cơ quan đó se có năng lực cạnh tranh tốt hơn, đảm bảo sự phát triển một cách bền vững”.

2. Ông/bà có thể miêu tả một vài chiến lược và giải pháp cụ thể mà tờ báo/công ty truyền thông của ông/bà đã sử dụng để phát triển công chúng thị trường/khách hàng?

(Could you please describe some strategies and solutions your newspaper/media company use to develop market audience/ customer ?) Trường hợp 1.1:

Chúng tôi luôn luôn là một phần của các phương tiện truyền thông, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng trên tất cả các kênh truyền thông. Cá nhân tôi còn làm việc cho các dự án truyền thông trên toàn thế giới như Street Journal, Axel Springer Group và chịu trách nhiệm quản lý nhiều dự án khác”.

Trường hợp 1.2:

Một chiến lược muốn thành công cần có hệ thống giải pháp tổng thể. Xuất phát từ nền tảng vững chắc của hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Đài Tiếng nói Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phát triển thêm nhiều loại hình báo chí trực thuộc Đài.

Đến nay, chúng tôi đã có 7 hệ phát thanh cùng nhiều phương tiện truyền thông khác như: Báo Điện tử VOVN.vn, Báo Tiếng nói Việt Nam và Kênh truyền hình VOVTV, Kênh Truyền hình Quốc hội và năm ngoái Chính phủ đã có quyết định sáp nhập Đài Truyền hình VTC với 15 kênh chương trình về Đài Tiếng nói Việt Nam. Có thể nói, trong hệ thống 857 cơ quan báo chí của Việt Nam, chúng tôi là đơn vị ở cấp quốc gia duy nhất, hội tụ đầy đủ 4 loại hình báo chí.

Tuy nhiên chúng tôi không chỉ phát triển thị trường theo chiều rộng, mà còn đặc biệt chú trọng đến chiều sâu. Kênh VOV giao thông ra đời năm 2009 với hình thức thông tin phong phú, đa dạng, cách thể hiện mới mẻ, hiện đại và hấp dẫn là một minh chứng sinh động cho nỗ lực phát triển công chúng thị trường theo chiều sâu đó. Bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường bằng việc phát triển các loại hình báo chí, các sản phẩm truyền thông mới, chúng tôi còn đặc biệt quan tâm đến việc triển khai các giải pháp cơ bản như cải tiến nội dung, thiết kế chương trình cũng như tiến hành quảng cáo, quảng bá đẩy mạnh các hoạt động quan hệ công chúng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, chúng tôi rất quan tâm phát triển các sản phẩm trên nền tảng

220

rộng thị trường”.

Trường hợp 1.3:

“Chúng tôi mong muốn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi nơi. Có nghĩa là chúng tôi rất vui mừng được phục vụ nếu công chúng xem nội dung mà chúng tôi cung cấp trên các kênh như YouTube, Facebook hoặc Twitter. Nhưng điều lý tưởng nhất là họ xem trên trang web của chúng tôi, bởi vì điều đó khuyến khích sự tin tưởng của công chúng để ghé thăm chúng tôi thường xuyên hơn và để phát triển mối quan hệ trực tiếp.

Vì vậy, hiện nay, chúng tôi tập trung vào việc làm nội dung trên trang web ở điều kiện tốt nhất có thể (nhanh và sạch) để phân phối trên các thiết bị di động, nơi mà công chúng của chúng tôi chiếm tới 60%. Chúng tôi có một trang web đầy đủ, và cũng có các chương trình ứng dụng trên Android, iPhone, Tivi thông minh, đồng hồ thông minh và nhiều hơn nữa”.

Trường hợp 1.4:

Với Báo Tiếng nói Việt Nam, cơ quan trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, chúng tôi xác định phải chiếm lĩnh công chúng - thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vì vậy trong chiến lược phát triển nội dung, chúng tôi xác định phải dành một phần cho các thính giả của Đài, những người hàng ngày nghe đài, nhưng họ ít biết được đằng sau những bài viết, phóng viên làm gì, là người như thế nào... Chúng tôi dành một số trang, ví dụ như

“Người và nghề” cho đối tượng công chúng này. Đài Tiếng nói Việt Nam có kênh VOV Giao thông, nên chúng tôi đã xuất bản tờ báo theo hướng có nhiều thông tin giao thông, thông tin đời sống để tiếp cận đến công chúng thị trường thường xuyên tham gia giao thông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phát miễn phí tờ báo trên xe buýt trong một thời gian dài để người dân biết và đọc Báo Tiếng nói Việt Nam. Trong thời đại bùng nổ truyền thông và internet thì việc đưa tờ báo đến tay độc giả là rất cần thiết chứ không thể như trước đây công chúng tìm đến với mình. Từ chỗ biết tờ báo, đọc tờ báo họ se có ý thức tìm và mua tờ báo. Với mạng xã hội, chúng tôi sử dụng fanpage để quảng bá, giới thiệu Báo Tiếng nói Việt Nam và đưa tờ báo lên mạng Internet đọc kiểu E-paper ở địa chỉ www.docbaovov.org,vn“.

Trường hợp 1.5:

“Một ví dụ: Chúng tôi cố gắng thuyết phục người sử dụng (của chúng tôi) bằng việc cung cấp mô hình chặn quảng cáo có tên gọi là “Fair use”

http://derstandard.at/r2000014988074/FairUse “.

Trường hợp 1.6:

Một mặt chúng tôi tạo ra các dự án blog riêng (ví dụ www.eu2014.at để bao quát toàn bộ các diễn biến trước và trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tháng 5/2014. Dự án này đã đạt Giải thưởng Nhà nước Áo ở châu Âu cho giới trẻ (Europe Austrian State Awards in the category Youth). Dự án này được chia thành các phần có nội dung tương đương, giáo dục giới trẻ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông và năng lực nhận thức truyền thông. Tất cả các học sinh, sinh viên quan tâm đều có thể tham dự. Không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc hay nền tảng xã hội... Thông thường các bài báo/báo cáo chính trị được thực hiện bởi các chuyên gia và các công ty truyền thông lớn. Giới trẻ không cảm thấy thú vị và họ mất dần hứng thú với điều đó. Chúng tôi cung cấp những kỹ năng và nền tảng để giúp họ có thể xuất bản/đăng tải các ý kiến, câu chuyện, phỏng vấn, phóng sự của họ. Xem thêm trên dự án blog gần đây www.europeneedsyou.eu.

221

thể báo cáo. Chúng tôi tổ chức sự kiện cho các đối tượng công chúng ở một nơi nhất định để thu hút họ. Sau đó tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận, các cuộc phỏng vấn chính trị để tập trung đối tượng công chúng. Và tổ chức những cuộc thi để người trẻ thể hiện những khát vọng của mình về tương lai của châu Âu bằng các bức tranh hoặc các bài thơ. Trong thời gian này thì những bloger trẻ và những nhà báo trẻ được đào tạo (được huấn luyện trong môi trường hội thảo, viết blog). Họ thực hành phỏng vấn và viết bài về những câu chuyện mới mẻ và hấp dẫn, sau đó đăng tải trên blog và các trang web của chúng tôi”.

Một chiến lược khác, chúng tôi thường xuyên post/đăng bài trên Fanpage và các thành viên lan truyền/chia sẻ rộng rãi các bài viết đó. Điều này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Khi nói đến vấn đề chính trị, chúng tôi cố gắng đề cập sao cho hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của giới trẻ. Chủ đề này không phải lúc nào cũng nhàm chán nhưng đối với giới trẻ thì họ luôn luôn cảm thấy nhàm chán”.

Trường hợp 1.7:

Đó là việc tổ chức các hội nghị cộng tác viên hằng năm tại các khu vực khác nhau trên toàn quốc nhằm lấy ý kiến bạn đọc, khen thưởng những đơn vị làm tốt công tác phát hành; Đó là việc điều tra, khảo sát nhu cầu của bạn đọc để đánh giá về thực trạng các ấn phẩm, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất, góp ý của bạn đọc về nội dung và hình thức của ấn phẩm. Từ đó có cơ sở khoa học, thực tiễn để tiến hành cải tiến một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan…”.

Trường hợp 1.8:

Trong hơn 40 năm hoạt động (tờ báo ra đời ngày 2/9/1975), chúng tôi đã có nhiều chiến lược và giải pháp để phát triển công chúng thị trường/khách hàng, trong đó mấu chốt là coi công chúng/khách hàng là “trung tâm" - vừa là đối tượng phục vụ, chăm sóc, vừa là nguồn đề tài phong phú để thực hiện nội dung, vừa là “bạn đồng hành” cùng Tuổi Trẻ trong nhiều chiến dịch truyền thông, nhiều hoạt động xã hội, hoạt động sau mặt báo... Trong đó, về nội dung, chúng tôi tập trung xây dựng Ban công tác bạn đọc để tiếp nhận, xử lý thông tin và những “đặt hàng” từ bạn đọc, tổ chức hai trang bạn đọc trên mặt báo, tổ chức Giải thưởng Bạn đọc cùng làm báo, tăng cường số lượng tin bài về các vấn đề đời sống dân sinh liên quan trực tiếp đến bạn đọc... Chúng tôi cũng tổ chức làm trang dị bản Đời sống đô thị ở các đầu địa phương để giải quyết những câu chuyện, những vấn đề của bạn đọc ở địa phương đó (mà không dành được sự quan tâm lớn của các bạn đọc địa phương khác)... Về quảng cáo cũng vậy, chúng tôi cũng đa dạng hóa hình thức quảng cáo và cách thức tiếp nhận quảng cáo, tổ chức làm trang quảng cáo nhanh, quảng cáo theo vùng miền (bên cạnh trang quảng cáo toàn quốc)...”.

Trường hợp 1.9:

(...) “Trước hết, Tạp chí Người làm báo xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ

cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, từ đó đề ra những bước đi vững chắc, có trọng tâm trọng điểm, không chạy theo lợi ích trước mắt và xu hướng thương mại hóa tầm thường, thực hiện đúng chức năng là cơ quan lý luận nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam - diễn đàn uy tín của báo giới cả nước; Nội dung và hình thức Tạp chí luôn được cải tiến, đổi mới theo hướng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận nghiệp vụ và thực tiễn đời sống báo chí. Các bài viết trên Tạp chí luôn chú trọng đến tính chính xác của thông tin, đồng thời phải quan tâm đến tính hấp dẫn của thông tin cũng như thể hiện tốt nhất chất lượng khoa học, chính trị, văn hóa và chất lượng nghiệp vụ ngày càng cao để hấp dẫn độc giả hơn nữa. Đây chính là chìa khóa tạo nên thương hiệu, uy tín và sức sống

222

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 238 - 258)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(320 trang)
w