Vai trò của công chúng thị trường trong việc phát triển kinh tế báo chí - truyền thông

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 98 - 103)

8. Kết cấu của luận án

1.3. Vai trò của công chúng thị trường trong việc phát triển kinh tế báo chí - truyền thông

1.3.1. Công chúng định vị giá trị sản phẩm báo chí - truyền thông

Khi một sản phẩm/dịch vụ BC-TT ra đời, nó được niêm yết giá bán cụ thể (giá cả). Khi CCTT mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó - quá trình chuyển hóa tin tức thành thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc công việc, từ

đó, hình thành giá trị của sản phẩm/dịch vụ BC-TT. Giá trị này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sự hữu ích của nó đối với công chúng: Tạp chí Forbes (1971) thường được các nhà kinh doanh và khởi nghiệp trên thế giới chọn đọc vì một số lý do cung cấp các thông tin kinh tế quan trọng, cung cấp các bài học kinh doanh bổ ích (của các nhân vật, công ty có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế toàn cầu) hoặc việc có mặt trên tờ báo này se nâng cao vị thế cho bản thân và đơn vị/công ty... Như vậy, chính các đối tượng CCTT đã tạo ra giá trị kép cho Forbes trên thị trường BC-TT quốc tế. Hay hãng truyền thông BBC, thay vì đưa tin nhanh như các hãng/báo khác, BBC chọn phương án đưa tin chính xác. Phương án này đôi khi chậm hơn so với các hãng thông tấn khác, nhưng độ chính xác cao hơn. BBC ít phải đính chính. Từ đó, BBC tạo dựng được niềm tin đối với đại bộ phận công chúng BC-TT toàn cầu. Niềm tin đó tạo ra giá trị cốt lõi cho BBC [x.thêm 2]. Báo WZ, hơn 315 năm qua tờ báo này đã chọn phương thức đưa tin trung thực. Vì vậy, nó được coi như “Nhật kí thành Vienna” của công chúng nhân dân Áo. Ngày nay, WZ vẫn “giữ chân” được đông đảo lực lượng CCTT cao cấp: “90,5% công chúng của tờ báo này là những người có trình độ giáo dục, có thu nhập ổn định, và có địa vị trong xã hội [86, tr.58]. Lực lượng CCTT dài hạn (trung thành) này đã định vị thương hiệu “ lâu đời” - giá trị cốt lõi của WZ.

1.3.2. Công chúng là khách hàng của cơ quan báo chí - truyền thông

Như chúng tôi đã phân tích ở phần khái niệm, các chuyên gia cho rằng:

“không có cái gọi là công chúng báo chí chung chung, chỉ có loại CCTT -

khách hàng - người trực tiếp/gián tiếp trả tiền mua và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ BC-TT”. Hoặc Tập đoàn Wal-Mart xây dựng các chiến lược, chiến thuật, chiến dịch, giải pháp mới dựa trên việc định nghĩa rõ ràng về khách hàng của mình: “Khách hàng là người đem đến cho chúng ta cái họ cần, và công việc của chúng ta là thỏa mãn nhu cầu của họ. (…). Khách hàng là nguồn sống của công ty chúng ta và tất cả những công ty khác” [101]. Ngày nay, “cuộc chiến giành giật” khách hàng ngày càng quyết liệt khiến nhiều tờ báo (đặc biệt là báo điện tử) đua nhau đăng tải các tin bài giật gân, câu khách, rời xa chủ thuyết của mình (thường diễn ở các nước đang phát triển - nơi hệ thống pháp lý, các công cụ lý thuyết ngành chưa được xác lập rõ ràng). Việc này, khiến cho các đơn vị/doanh nghiệp dần đánh mất thị trường chính của mình hoặc phá sản.

1.3.3. Công chúng quyết định vai trò, vị thế cơ quan báo chí - truyền thông Thực tiễn hoạt động của thị trường BC-TT chứng minh rằng, sức mạnh của các cơ quan/doanh nghiệp BC-TT - nhà truyền thông tin tức/nhà truyền thông xã hội phụ thuộc phần lớn vào sự ủng hộ của công chúng khách hàng/CCTT. Cơ quan/doanh nghiệp BC-TT nào thu hút/phổ cập được nhiều công chúng khách hàng/CCTT hơn se có sức mạnh tạo dư luận/quyền lực (mềm), tiếng nói/vị thế quan trọng hơn... trong xã hội và trên thị trường BC- TT. Điển hình như Hãng tin tức Reuters, New York Time, BBC, CNN... Đây là những cơ quan BC-TT luôn quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm thu hút đông đảo công chúng khách hàng/CCTT, công chúng mới (trực tiếp, gián tiếp) trên phạm vi toàn cầu. Báo WZ không có đông đảo CCTT như các cơ quan này, nhưng WZ “sở hữu” đối tượng CCTT cao cấp nhất của Áo (những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết sách của đất nước và khu vực): “38,0% độc giả là nhà quản lý, giám đốc các công ty, các tập đoàn lớn; 24,5% độc giả là nhà quản lý, giám đốc các công ty nhỏ; 28,0%

độc giả là nhà quản lý, các giám đốc bộ phận; 9,5% còn lại là nhóm độc giả khác”, Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo (IFES) [86, tr.58] (theo các chuyên gia WZ, tỷ lệ này ít biến đổi). Hay ORF phổ cập toàn bộ CCTT Áo và cộng đồng nói tiếng Đức tại châu Âu. Đặc biệt, cuộc bỏ phiếu (2 lần)

bầu Tổng thống Cộng hòa Áo (2016) đều có sự đóng góp tích cực (xoay chuyển tình thế chính trường) của công chúng ORF. Hàng năm, ORF thường xuyên đoạt giải Huy chương vàng dành cho đài truyền hình công có số lượng khán giả xem đông nhất tại EU. Như vậy, thực tiễn hoạt động thị trường BC- TT đã chứng minh rằng công chúng khách hàng/CCTT đã tạo nên uy tín, vị thế, thương hiệu... cho các cơ quan/doanh nghiệp BC-TT.

1.3.4. Công chúng là đối tác, đồng tác giả với cơ quan báo chí - truyền thông Chủ tịch Tập đoàn truyền thông News Corp Rupert Murdoch, cho rằng:

"Công chúng muốn kiểm soát được truyền thông của họ, thay vì bị truyền thông kiểm soát” [172]. Khi công chúng BC-TT/CCTT/khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm/dịch vụ BC-TT, họ có quyền đòi hỏi được phục vụ chu đáo nhất. Họ không chấp nhận bỏ tiền mua một tờ báo có quá nhiều tin tức nhảm nhí hay quá nhiều dung lượng quảng cáo. Họ giành thế chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Họ chính là “ông chủ” của các cơ quuan/doangh nghiệp BCTT- các nhà truyền thông tin tức, nhà truyền thông xã hội.

Hơn nữa, truyền thông mới đã giúp công chúng trở thành lực lượng đối trọng với truyền thông truyền thống. Công chúng trở thành những vị “Tổng biên tập” trên các tài khoản cá nhân Facebook, Twitter, Youtube, Blogs... Họ sử dụng các tài khoản đó cập nhật, chia sẻ tin tức, quan điểm hàng ngày. Thậm chí, công chúng tự tạo ra các bài báo có chất lượng tốt, cạnh tranh/đối chứng với các bài báo/nhà báo chuyên nghiệp. Đây là chỉ dấu khi công chúng trở thành đối tác của các cơ quan/doanh nghiệp BC-TT. Trên thực tế đã có rất nhiều sự kiện nóng xảy ra trên thế giới đều được công chúng kịp thời ghi, chụp lại tại hiện trường (trước khi nhà báo chuyên nghiệp kịp có mặt). Và một số tờ báo đã sử dụng các nguồn tin này của công chúng, tuy lúc đầu họ bị các đối thủ chỉ trích, nhưng đến nay hầu hết các cơ quan/doanh nghiệp BC-TT đều mở các tài khoản Fanpage trên các mạng xã hội, nhằm kêu gọi tin bài từ phía công chúng; tìm kiếm công chúng mới; mở rộng thị phần/thị trường; quảng bá sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu... Thậm chí, một số cơ quan/doanh nghiệp đã mua lại tin tức

trên facebook cá nhân của công chúng như báo WZ đang làm (dưới sự kiểm chứng của đơn vị). Như vậy, công chúng đang từng bước trở thành chủ nhân, đối tácđồng tác giả với các nhà truyền thông tin tức/nhà truyền thông xã hội. Đây là xu hướng vận động chính trong mối quan hệ giữa công chúng BC- TT và các cơ quan/doanh nghiệp BC-TT trong tương lai. Tác giả Dave Winer (1994) một trong những người sáng lập blog, nhận định: "Một khi người sử dụng có quyền kiểm soát, họ se không bao giờ để mất điều (quyền) đó" [x.thêm 172].

* TIỂU KẾT

Chương 1, luận án trình bày bốn vấn đề:

Một là: Hệ thống hóa các công trình/khái niệm cơ bản liên ngành giữa báo chí học và kinh tế học, liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kế thừa và đề xuất một số khái niệm công cụ mới: khái niệm CCTT BC-TT; chiến lược phát triển CCTT BC-TT; giải pháp phát triển CCTT BC-TT, sử dụng cho nghiên cứu luận án.

Hai là: Hệ thống hóa ba nhóm lý thuyết liên ngành, đó là: kinh tế, truyền thông, chiến lược và mô hình kinh doanh, sử dụng cho nghiên cứu luận án.

Ba là: Phân tích năm cơ sở thực tiễn (cơ bản) ảnh hưởng đến CCTT BC-TT:

Cơ sở lịch sử, chính trị, pháp lý; Cơ sở kinh tế; Giáo dục, văn hóa, xã hội;

Khoa học kỹ thuật công nghệ, truyền thông số; Toàn cầu hóa truyền thông.

Bốn là: Phân tích bốn vai trò (cơ bản) của CCTT trong việc phát triển kinh tế BC-TT, đó là: Công chúng định vị giá trị sản phẩm BC-TT; Công chúng là khách hàng của cơ quan BC-TT; Công chúng quyết định vai trò, vị thế cơ quan BC-TT; Công chúng là đối tác, đồng tác giả với cơ quan BC-TT.

Các phân tích trên, cho thấy, việc nghiên cứu công chúng BC-TT ở Việt Nam mới chủ yếu được tiến hành trên ba bình diện là báo chí học, xã hội học, tâm lý học, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về CCTT BC-TT, chiến lược và giải pháp phát triển CCTT BC-TT (bình diện kinh tế học) của một tờ báo nước ngoài cụ thể, làm tài liệu tham khảo cho BC-TT Việt Nam.

Vì vậy, luận án đã khái lược/phân tích hai hệ thống công trình liên ngành giữa

báo chí học và kinh tế học, từ đó đề xuất một số khái niệm mới sử dụng cho nghiên cứu luận án.

Hơn nữa, một số dự án/công trình nghiên cứu, đo lường, điều tra công chúng báo chí do các cơ quan nhà nước Việt Nam, phối hợp thực hiện cũng mới chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống - “phương pháp không tin cậy”, chưa phối hợp với các phương pháp nghiên cứu mới -

“phương pháp tin cậy”. Đây là phương pháp kết hợp mà các nhà nghiên cứu BC-TT Áo, châu Âu đang bàn luận/sử dụng nhằm mang lại hiệu quả chính xác hơn trong việc nghiên cứu/đo lường công chúng. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn BC-TT Việt Nam chưa có sự phối hợp đồng bộ. Hai bên chưa thực sự lắng nghe và tôn trọng nhau. Đây là một trong những điểm yếu nghiêm trọng cần khắc phục, để giúp cho nền BC-TT Việt Nam phát triển và hội nhập một cách bền vững.

Hệ thống lý thuyết trong chương 1 là cơ sở khoa học để luận án tiến hành phân tích thực trạng chiến lược và giải pháp phát triển CCTT báo WZ (tham chiếu APA, ORF) (Cộng hòa Áo). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BC-TT Việt Nam. Đồng thời, tác giả nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết mới - nghiên cứu CCTT BC-TT, nghiên cứu chiến lược và giải pháp phát triển CCTT BC-TT.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo wiener zeitung (cộng hòa áo) (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(320 trang)
w