CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.3 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1.3.3 Quy trình thúc đẩy vốn đầu tư
Hình 1.1: Quy trình tổ chức hoạt động thúc đẩy vốn ĐTTTRNN
Quy trình tổ chức hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm 5 bước chính:
Bước 1: Lập chiến lược thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chiến lược thúc đẩy vốn đầu tư là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn, nhằm đẩy mạnh và khai thác cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu.Vì vậy, xây dựng chiến lược thúc đẩy vốn ĐTTTRN sẽ theo 3 bước cơ bản như sau:
Một là nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đầu tư; khảo sát thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
- Xác định các mục tiêu phát triển của đất nước: vốn ĐTTTRNN mang lại nhiều lợi ích giúp nước chủ nhà đạt được những mục tiêu phát triển nhất định. Vì vậy mục tiêu của hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư cần phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia để tối đa hóa lợi ích việc thực hiện thúc đẩy vốn.
- Khảo sát các xu hướng của ĐTTTRNN và các ảnh hưởng bên ngoài: việc khảo sát này sẽ cho biết những yếu tố nào hấp dẫn nhà đầu tư và điều gì có thể ảnh
B1- Lập chiến lược thúc đẩy vốn
ĐTTTRNN
B2- Lập cơ cấu tổ chức thúc đẩy ĐTTTRNN
B3- Tiếp thị đến nhà đầu tư B4- Hỗ trợ nhà
đầu tư xin giấy cấp phép B5- Giám sát và đánh giá các hoạt động, kết quả thúc đẩy đầu tư
hưởng đến quyết định của họ. Qua đó quốc gia tiến hành khảo sát có thể xác định các ngành, lĩnh vực và quốc gia tiềm năng để hướng tới.
- Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của doanh nghiệp và quốc gia khi thực hiện hoạt động ĐTTTRNN.
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: sẽ thực hiện cùng với việc phân tích SWOT giúp xác định khả năng cạnh tranh của một đất nước khi thực hiện hoạt động ĐTTTRNN. Qua đó xác định và phân tích những đối thủ thực hiện đầu tư trong cùng một quốc gia, cùng một ngành.
Kết thúc phần một sẽ giúp đất nước đi đầu tư xác định thực trạng nguồn lực của mình. Sau đó, tiếp đến phần hai để xác định lĩnh vực, ngành nghề triển vọng mà mình muốn thúc đẩy đầu tư ở quốc gia sở tại.
Hai là xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư:
- Xây dựng một danh sách sơ bộ các ngành có thể đầu tư vào bao gồm các ngành đã có, các ngành tại những nước có điều kiện tương tự.
- Đánh giá sự phù hợp của ngành đối với hoạt động đầu tư.
- Lọc lại danh sách để chọn ra các hoạt động thúc đẩy phù hợp nhất.
- Hướng đến các khu vực địa lý có tiềm năng đầu tư.
Ba là xây dựng chiến lược thúc đẩy thúc đẩy vốn ĐTTTRNN:
- Điều chỉnh phương pháp thúc đẩy đầu tư: các ngành, các công ty có quốc tịch khác nhau cần áp dụng những kỹ thuật thúc đẩy khác nhau.
- Đánh giá chức năng tổ chức và trách nhiệm của cơ quan tiến hành hoạt động thúc đẩy đầu tư.
- Đánh giá sử dụng ngân sách: xác định chi phí cần thiết cho các hoạt động thúc đẩy mới và các chi phí này sẽ được trang trải như thế nào?
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho chiến lược thúc đẩy ĐTTTRNN: dựa trên cơ sở dữ liệu đã khảo sát, chiến lược sẽ trình bày rõ ràng các mục tiêu và các hoạt động dự kiến trong thời gian tới. Như vậy chiến lược thúc đẩy đầu tư sẽ định hướng doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và khu vực địa lý cụ thể, qua đó tăng hiệu quả đồng vốn và giúp nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
Bước 2: Lập cơ cấu tổ chức thúc đẩy ĐTTTRNN
Xây dựng các quan hệ đối tác nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho các nhà đầu tư. Để xây dựng quan hệ đối tác thành công, cơ quan xúc tiến đầu tư cần nghiên cứu động lực của đối tác khi tham gia vào mối quan hệ, đóng góp dự kiến… và chuẩn bị các cuộc thảo luận chi tiết. Các mối quan hệ đối tác nên được đánh giá và xem xét thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả.
Bước 3: Tiếp thị đến nhà đầu tư
Một nhà đầu tư khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư thường dựa vào những thông tin đã có và lời khuyên cũng như ý kiến của các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên do thông tin chưa đầy đủ, nhà đầu tư có thể đưa ra những lựa chọn không chính xác. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về nước sở tại cũng như mối quan hệ hai nước, chính sách hỗ trợ của các cơ quan thúc đẩy đầu tư sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin mà nhà đầu tư cần, rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế. Nhà đầu tư có thể đánh giá môi trường cũng như tiềm năng đầu tư bằng việc nghiên cứu thông tin trên sách báo, ấn phẩm, mạng internet, sử dụng phiếu phỏng vấn…Đồng thời, cơ quan thúc đẩy sẽ nghiên cứu lập danh sách các công ty sẽ là mục tiêu vận động thúc đẩy đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng nhằm định hướng theo ngành nghề hoặc quốc gia phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.
Sau đó cơ quan thúc đẩy đầu tư có thể bắt đầu liên hệ với các nhà đầu tư.
Mối liên hệ sẽ mở đầu cho chiến dịch vận động đầu tư. Chiến dịch vận động đầu tư có ba việc chính: xây dựng kế hoạch marketing, chuẩn bị thư marketing trực
tiếp và thuyết trình tại một buổi họp tập hợp các nhà đầu tư có nhu cầu. Lập báo cáo về các công ty, ngành sẽ đầu, kế hoạch đầu tư và yêu cầu của nước sở tại.
Bước 4: Hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy cấp phép
Thủ tục xin giấy cấp phép của mỗi quốc gia đi đầu tư hay nhận đầu tư sẽ khác nhau, tuy nhiên đều phải trải qua giai đoạn lập hồ sơ dự án, đợi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về bốn nội dung chính như: điều kiện ĐTTTRNN, tư cách pháp lý của nhà đầu tư, tính hợp pháp của vốn ĐTTTRNN va tiến độ thực hiện dự án. Quá trình này đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu về luật và khả năng chuẩn bị thông tin cần thiết cũng như linh động ứng phó khi có phát sinh để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư. Vì vậy, sự hỗ trợ các nhà đầu tư từ phỉa Chính phủ của cả hai nước sẽ đóng góp rất lớn vào sự thành công của hoạt động đầu tư.
Cụ thể, cơ quan đại diện ngoại giao của nước đi đầu tư ở nước ngoài có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các cơ quan khác của nước sở tại ở nước ngoài. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam ở trong nước phải hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chấp hành các quy định của pháp luật nước sở tại; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư ở nước ngoài; thông qua đường ngoại giao, đề xuất và kiến nghị chính quyền nước sở tại hỗ trợ, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài.
Bước 5: Giám sát và đánh giá các hoạt động, kết quả thúc đẩy đầu tư.
Việc giám sát và đánh giá hoạt động thúc đẩy đầu tư không chỉ về mặt định lượng mà còn về mặt hiệu quả của các hoạt động, có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại nước sở tại.
- Giám sát và đánh giá hoạt động của cơ quan thúc đẩy đầu tư.
- Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế.
- Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư.