Nền kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 109 - 122)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

2.5 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA CAMPUCHIA

2.5.3 Nền kinh tế vĩ mô

Tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau nhưng Campuchia cũng là một nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

54 http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Campuchia-Cham-dut-mot-nam-khung-hoang-chinh- tri/205852.vgp [ truy cập ngày 16/11/2014]

Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên;

có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Chính phủ Campuchia đề ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006-2010 (NSDP) và Chiến lược Tứ giác… đã thu được thành tựu đáng kể.

Bảng 2.5: Các chỉ số kinh tế của Campuchia ( 2010 – 2013)

2010 2011 2012 2013

GDP (ppp) (tỷ USD) 30.91 32.95

36.59 (tăng 12% so

với 2011)

39.64 (tăng 8.3%

so với 2012) Tăng trưởng GDP

(%) 6.2% 6.7% 6.5% 7%

GDP theo đầu người

(USD/ đầu người) 2,200 2,300

2,400 (tăng 4.3%

so với 2011)

2,600 (tăng 8.3%

so với 2012) Lực lượng lao động

(triệu người) 8.8 7.9

Tỷ lệ lạm phát (%) 4 6.2 4.5 3.2

Mặt hàng nông nghiệp

Gạo, cao su, ngũ cốc, hạt dẻ, bột sắn, lụa Các ngành công

nghiệp

Du lịch, dệt may, xây dựng, đánh bắt cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai quặng, dệt may

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

(tỷ USD)

12.907 15.808 14.988

15.676 (tăng 4.6% so với

2012)

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

5.527 6.724 6.148

6.781 (tăng 10.3% so với

2012) Bạn hàng

xuất khẩu chính

Mỹ 32.6%, Anh 8.3%, Đức 7.7%, Canada 7.7%, Việt Nam 5.7%, Nhật Bản 4.7% (2012)

Kim ngạch nhập

khẩu (tỷ USD) 7.38 9.084 8.84

8.895 (tăng 0.6% so với

2012) Bạn hàng

nhập khẩu chính

Thái Lan 27.1%, Việt Nam 20.3%, Trung Quốc 19.5%, Singapore 7.1%, Hồng Kông 5.8%, Hàn Quốc 4.3% (2012) Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI 55

Do khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, kinh tế Campuchia năm 2008 cũng bị ảnh hưởng: lạm phát lên tới trên 20%, GDP năm 2008 chỉ tăng 5%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống mức âm 2%. Năm 2010, 2011, 2012 và 2013 tăng trưởng GDP đạt lần lượt 6.2%, 6.7%, 6.5% và 7%. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nước tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ Campuchia đang

55 http://img.vcci.com.vn/Images/Uploaded/Share/2014/05/29/Campuchia-2013-nam.pdf [truy cập ngày 28/11/2014]

nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch.

Khả năng hội nhập vào thị trường quốc tế của Campuchia đầy tiềm năng cùng với hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp, và các quy định quy tắc quốc tế cũng đang được thực hiện tại Campuchia.Vì vậy, Campuchia không chỉ là thị trường thu hút 13,5 triệu dân nước này mà còn là thị trường của ASEAN và thị trường của các nước phát triển khác. Có được sự thu hút mạnh mẽ đó là vì Campuchia nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và tối huệ quốc (MFN) trong đó có cả thị trường Mỹ và Cộng đồng Châu Âu. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất rồi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào cản về quota trên thị trường này. Đối với Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lớn khác cũng vậy, toàn bộ đều là miễn thuế và không áp dụng quota. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là Campuchia có một chính sách thương mại hoàn toàn rộng mở.

2.5.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế

Chỉ tiêu thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng Thế giới là một trong những thống kê giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về môi trường đầu tư của nước sở tại. Không những thế, chỉ tiêu này còn đánh giá mức độ kỳ vọng của doanh nghiệp đối với hiệu quả thực hiện của các chỉ số, cụ thể ở môi trường đầu tư Campuchia. Theo số liệu thống kê về xếp hạng chỉ tiêu thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WorldBankGroup) tính đến tháng 6 năm 2014, Campuchia được xếp hạng thứ 135 trên 189 quốc gia được khảo sát, và đứng thứ 20 trên 25 trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (bảng). So với năm 2013, Campuchia xếp thứ 13456, thì năm nay Campuchia đã giảm một hạng.

56 http://www.doingbusiness.org/reports/global-

reports/~/media/giawb/doing%20business/documents/profiles/country/KHM.pdf [truy cập ngày 27/11/2014]

Hình 2.3: Xếp hạng chỉ tiêu thuận lợi trong kinh doanh của Campuchia và một số quốc gia trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, tháng 6 năm 2014

Hình 2.3: Xếp hạng chỉ tiêu thuận lợi trong kinh doanh của Campuchia và một số quốc gia trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, tháng 6 năm 2014 Nguồn: Ngân hàng Thế giới57

Môi trường đầu tư ở Campuchia cũng được đánh giá khá thấp so với các nước trong khu vực. Có sự chênh lệch rất lớn giữa Campuchia và các nước láng giềng, cụ thể như Malaysia xếp hạng 18 và Thái Lan hạng 26 thì Campuchia lại

57 http://www.doingbusiness.org/reports/global-

reports/~/media/giawb/doing%20business/documents/profiles/country/KHM.pdf [truy cập ngày 27/11/2014]

xếp thứ 135. Bên cạnh đó, Campuchia chưa vận dụng tốt khả năng của mình, vì chỉ đạt 55,33 trong khoảng cách 0 đến 100 điểm mà Ngân hàng Thế giới đánh giá.

Hình 2.4: Sự thay đổi chỉ số thuận lợi trong kinh doanh của Campuchia ( 2010- 2013)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 58

Để có cái nhìn rõ hơn về xếp hạng chỉ tiêu thuận lợi trong kinh doanh, hình trên thể hiện xếp hạng của từng chỉ số từ năm 2010 của Campuchia. Không có sự thay đổi lớn của các chỉ số thuận lợi trong kinh doanh ở Campuchia từ năm

58 http://www.doingbusiness.org/reports/global-

reports/~/media/giawb/doing%20business/documents/profiles/country/KHM.pdf [truy cập ngày 27/11/2014]

2010 đến nay. Tuy nhiên, có hai xu hướng đối lập nhau trong sự thay đổi này.

Các chỉ số như Thành lập doanh nghiệp (Starting a Business), Xin giấy phép xây dưng (Dealing with Construsction Permits) và Ký kết hợp đồng (Enforcing Contracts) lại có khoảng cách càng xa so với mức điểm thể hiện tốt nhất mà Campuchia có thể đạt được, và năm sau thì càng xa so với năm trước, nhưng sự thay đổi chỉ dao động trong 5 điểm. Cũng tương tự mức dao động ấy, các chỉ số như Thương mại quốc tế (Trading across border), Tiếp cận điện năng (Getting electricity) lại được cải thiện ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đánh giá sự kỳ vọng của các doanh nghiệp dựa trên quan điểm của các luật sư, kế toán, chuyên gia kỹ thuật; Ngân hàng Thế giới còn đánh giá tình hình thực tế của các doanh nghiệp tại Campuchia qua cuộc phỏng vấn từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 đối với 502 doanh nghiệp và quản lý cấp cao. Trong tổng số 502 đối tượng doanh nghiệp được khảo sát, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu với 73,11% ( 367 doanh nghiệp) còn ngành sản xuất chiếm 26,89 %. Về quy mô, không có sự chênh lệch quá lớn giữa các đối tượng khảo sát, doanh nghiệp vừa và nhỏ xấp xỉ ngang bằng nhau với tổng tỷ trọng 70,92% ( 356 doanh nghiệp), còn lại là doanh nghiệp có quy mô lớn.

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng về quy mô của các doanh nghiệp trong khảo sát của Ngân hàng Thế giới (%)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WorldBankGroup)59

502 doanh nghiệp trên được đặt câu hỏi rằng đâu là trở ngại lớn nhất cho doanh nghiệp của họ khi đầu tư tại Campuchia. Và kết quả dưới đây là những yếu tố mà các doanh nghiệp cho rằng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và khả năng kinh doanh của mình tại Vương quốc Campuchia:

59 http://www.enterprisesurveys.org/data/exploreeconomies/2007/cambodia#corruption [truy cập ngày 20/11/2014]

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tại Campuchia (%)

Chú thích:

- Corruption: Tham nhũng - Electricity: Điện lực

- Political instability: Bất ổn chính trị

- Practices of the informal sector: Hoạt động kinh doanh trái phép - Crime, theft and disorder: Tệ nạn, trộm cắp và các xáo trộn khác - Tax rates: Mức thuế

- Access to finance: Khả năng tiếp cận tài chính

- Inadequately educated workforce: Lực lượng lao động không đủ trình độ - Business licenses and permits: Giấy phép kinh doanh

- Access to land: Quyền sử dụng đất

Trong 10 nhân tố trên, Tham nhũng (24,1%), Điện lực (16,6%) và Bất ổn chính trị (16,5%) là ba câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất của các doanh nghiệp. Dưới đây là thống kê đánh giá cụ thể của doanh nghiệp trên từng yếu tố trong môi trường đầu tư Campuchia, tác giả chỉ phân tích vài yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Campuchia sau đây :

Tham nhũng (Corruption)

Bảng 2.6: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến tham nhũng được các doanh nghiệp tại Campuchia đánh giá (%)

Chỉ số (%) Campuchia

Đông Á và Thái Bình

Dương

Tất cả các nước

Tỷ lệ hối lộ (% các doanh nghiệp hối lộ

ít nhất 1 lần) 59.5 24.2 17.0

Tỷ lệ các giao dịch công cộng khi mà 1 món quà hoặc 1 khoản tiền được giao dịch

57.8 16.9 13.0

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà cho

các thanh tra thuế 60.3 14.9 12.3

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để

đảm bảo các hợp đồng của chính phủ 76.8 31.0 26.4 Giá trị của các món quà để đảm bảo

hợp đồng của chính phủ (% giá trị hợp đồng)

14.9 2.5 1.8

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để có

giấy phép hoạt động ... 13.7 13.9

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để có

giấy phép nhập khẩu 43.9 18.2 12.6

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để

có giấy phép xây dựng 91.6 28.7 21.7

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để có

kết nối sử dụng điện 58.0 24.1 15.7

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để có

kết nối sử dụng nước 33.3 24.0 15.3

Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà cho cán bộ công chức để có được thỏa thuận

61.2 20.4 19.6

Tỷ lệ của các doanh nghiệp cho rằng

tham nhũng là một hạn chế lớn 53.7 22.3 34.0

Tỷ lệ của các doanh nghiệp tự cho rằng

các hệ thống tòa án là một hạn chế lớn 12.5 6.7 15.4 Nguồn: dịch từ Ngân hàng Thế giới 60

Nhìn chung, các chỉ số trong yếu tố tham nhũng ở Campuchia đều gấp 2 hoặc 3 lần so với tỷ lệ ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đồng thời cũng chênh lệch 3 đến 4 lần so với tỷ lệ trung bình của tất cả các nước. Trong đó, chỉ số giữ vị trí cao nhất của Campuchia là “Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để có giấy phép xây dựng” đạt 91,6%, gấp gần 4 lần so với tỷ lệ ở hai khu vực so sánh.

Đứng thứ hai là “Tỷ lệ các doanh nghiệp tặng quà để đảm bảo các hợp đồng của chính phủ” đạt 76,8% , gấp 2,5 lần so với hai khu vực còn lại. Bên cạnh đó, một chỉ số đáng lưu ý khác đó chính là “Giá trị của các món quà để đảm bảo hợp

60http://www.enterprisesurveys.org/data/exploreeconomies/2007/cambodia#corruption [truy cập ngày 20/11/2014]

đồng của chính phủ” tại Campuchia được đánh giá tới 14,9%, trong khi khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chỉ có 2,5%, trung bình ở các nước là 1,8%. Do đó, tình hình tham nhũng ở Campuchia khiến các doanh nghiệp đang đầu tư tại đây gặp khó khăn, và có tới 53,7% doanh nghiệp cho rằng tham nhũng là một hạn chế rất lớn đối với họ.

Bên cạnh đó, theo công ty tư vấn rủi ro nổi tiếng toàn cầu Maplecroft đánh giá dựa trên chỉ số rủi ro tham nhũng mà công ty đưa ra thì Campuchia xếp hạng thứ 9 trong 10 nước tham nhũng nhất thế giới năm 2013. Nạn tham nhũng dường như len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống tại Campuchia, từ xử phạt vi phạm giao thông đến thi lấy bằng lái xe, từ dịch vụ y tế đến xét xử trong tòa án. Các nhà phân tích nhận định Campuchia đã và đang trải qua những năm tháng nội chiến, đảo chính và sự rối ren này làm cho tình trạng tham nhũng trở nên phổ biến và ở cường độ cao hơn. Xã hội và chính phủ Campuchia không khuyến khích cộng đồng tham gia vào quá trình lập pháp, điều này càng làm cho tình hình thêm tồi tệ. Dù Campuchia có những bộ luật chống tham nhũng được đệ trình, nhưng không có ai thi hành. 61

Ngoài ra, theo công bố của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International- TI) năm 2013, Campuchia đứng vị trí thứ 160 trên 177 nước về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực công. Và vấn nạn này cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến người dân Campuchia mất lòng tin vào chính quyền.

Theo văn bản chính phủ Campuchia ký ngày 6/12/2014, Thủ tướng Hun Sen nêu rõ, chính phủ hiện nay quyết tâm đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng nhằm mở đường cho sự phát triển kinh tế bền vững, xóa bỏ tình trạng đói nghèo và tạo cơ sở cho việc thực hiện công bằng xã hội. Nhưng để ngăn chặn và đẩy lùi hiệu quả tình trạng tham nhũng, những nỗ lực của bản thân Thủ tướng và chính phủ chưa đủ nên cần có sự tham gia, đóng góp của các bộ, ban ngành, các

61 http://bizlive.vn/tu-lieu/diem-mat-10-quoc-gia-tham-nhung-nhat-the-gioi-nam-2013-9404.html [truy cập ngày 22/11/2014]

cấp chính quyền, quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên và các tổ chức phi chính phủ.62

Tệ nạn (Crime)

Bảng 2.7: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến tệ nạn được các doanh nghiệp tại Campuchia đánh giá (%)

Chỉ số (%) Campuchia

Đông Á và Thái Bình

Dương

Tất cả các nước

Tỷ lệ % các doanh nghiệp phải trả phí

an ninh 58.5 48.8 55.9

Phí an ninh (% doanh thu hàng năm) 1.0 1.4 1.6

Nếu các cơ sở trả phí cho an ninh, thì chi phí an ninh trung bình (% doanh thu hàng năm)

1.0 3.1 3.2

Tỷ lệ các doanh nghiệp bị tổn thất do

trộm cắp và phá hoại ... 26.6 22.5

Tổn thất do hành vi trộm cắp và phá hoại chống lại doanh nghiệp (% doanh thu hàng năm)

0.4 1.3 1.0

Nếu có tổn thất, thiệt hại trung bình do trộm cắp và phá hoại (% doanh thu hàng năm)

0.4 5.0 5.1

Sản phẩm vận chuyển để cung cấp cho thị trường trong nước do đã bị mất vì

… 0.5 0.8

62 http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/campuchia-day-manh-chong-tham-nhung-sau-khi-trung-quoc- chi-trich-2361567 [truy cập ngày 22/11/2014]

trộm cắp (% giá trị sản phẩm)

Tỷ lệ của các doanh nghiệp cho rằng tội phạm, trộm cắp và bất ổn là một hạn chế lớn

18.5 14.7 22.9

Nguồn: dịch từ Ngân hàng Thế giới 63

Dựa vào bảng khảo sát trên, tỷ lệ các doanh nghiệp đóng phí an ninh cao hơn so với hai khu vực còn lại. Điều đó cho thấy công tác quản lý phòng chống tệ nạn của chính phủ Campuchia đạt hiệu quả cao, khuyến khích được các doanh nghiệp đóng phí an ninh ở mức phí tương đối thấp so với mặt bằng chung của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và bình quẩn tất cả các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tổn thất mà các doanh nghiệp phải chịu cũng ít hơn một mức tương đối hai khu vực còn lại. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp đầu tư ở Campuchia cho rằng tội phạm trộm cắp là một hạn chế đối với họ lớn hơn Đông Á-Thái Bình Dương tới 3.8%. Điều này cho thấy vấn đề tệ nạn ở Campuchia vẫn chưa thật sự được kiểm soát chặt chẽ và ổn định.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 109 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)