CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA
2.3.2 Lập cơ cấu tổ chức thúc đẩy vốn đầu tư sang Campuchia
Sau khi có chiến lược thúc đẩy vốn đầu tư sang Campuchia, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp với nhau để tổ chức các buổi hội nghị, giao lưu nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác Campuchia.
2.3.2.1 Lập cơ quan thúc đẩy vốn đầu tư
Cục Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Agency- FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. FIA sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 31
Cơ cấu tổ chức của FIA bao gồm:
- Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gồm Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
Trong đó, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm: Phòng Tổng hợp và Thông tin; Phòng Chính sách; Phòng Đầu tư nước ngoài; Phòng Đầu tư ra nước ngoài; Phòng Xúc tiến đầu tư; Văn phòng; Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung; Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.
31 http://ipc.mpi.gov.vn/gioi-thieu/cuc-dau-tu-nuoc-ngoai [truy cập ngày 28/11/2014]
2.3.2.2 Giữ vững quan hệ ngoại giao tốt đẹp làm nền tảng thúc đẩy đầu tư
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967, và giữ vững, đồng thời phát triển mối quan hệ của hai nước cho đến nay ngày càng bền vững và tốt đẹp. Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cùng Quốc vụ Ung Sean đã đồng chủ trì cuộc giao lưu lần thứ 4 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Campuchia từ ngày 10-12/9/2014 tại Campuchia. Theo đó, hai bên đã nhất trí các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác chính trị, kinh tế- đầu tư, thương mại, văn hóa, giáo dục, du lịch, công tác phân giới cắm mốc trên bộ, vấn đề địa vị pháp lý cho Việt kiều; tích cực phối hợp rà soát và triển khai các thỏa thuận trong khuôn khổ Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 13 (2/2014) và Hội nghị hợp tác về phát triển các tỉnh biên giới lần thứ 7 (3/2014).
Về hợp tác thương mại
Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 3,42 tỷ USD, tăng gần 4% so với năm 2012. Riêng 7 tháng đầu năm 2014, con số này ước tính đạt 1,95 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 1,51 tỷ USD và nhập khẩu hơn 440 triệu USD.32
Hộp 2.6 Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là trụ cột cho quan hệ song phương và Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh doanh, mở rộng thị phần. Việt Nam và Campuchia cần phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD vào năm 2015.33
Lập các cơ quan và hiệp hội tại Vương quốc Campuchia
Chiều 19/03/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp cùng Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Phnom Penh (AVIC) tổ chức cuộc gặp mặt bàn kế hoạch triển khai công tác của AVIC giai đoạn 2014-2015, nhằm tăng
32 http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/viet-nam--campuchia-quyet-nang-kim-ngach-len-5- ty-usd-3057666/ [truy cập ngày 15/11/2014]
33 http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/viet-nam--campuchia-quyet-nang-kim-ngach-len-5- ty-usd-3057666/ [truy cập ngày 27/11/2014]
cường mối quan hệ và thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.
Hộp 2.7 Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Campuchia, AVIC đặt mục tiêu tới năm 2015, đưa lượng đầu tư trực tiếp (FDI) của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia đạt khoảng 4-4,2 tỷ USD và kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD, cũng như xúc tiến tăng lượng du khách Việt Nam tới Campuchia với mức tăng trung bình 30% năm, đạt mức 1,6 triệu lượt người vào năm 2015.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng khẳng định những thành công trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư và người dân Campuchia, mà còn góp phần tích cực củng cố, thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác truyền thống giữa hai nước.
Đại sứ cho rằng trong thời gian tới, AVIC cần tiếp tục phát huy vai trò điều phối, tập hợp các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia cùng nhau đoàn kết, tuân thủ pháp luật nước sở tại, tham gia tích cực vào các chương trình an sinh, xã hội, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. 34
2.3.2.2 Tổ chức Hội nghị chuyên đề về đầu tư của Việt Nam vào Campuchia Để thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, một cơ chế xúc tiến đầu tư là Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Campuchia đã được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của Thử tướng Chính phủ hai nước. Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam–
Campuchia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 với mục đích tăng cường xúc tiến đầu tư của Việt Nam sang Campuchia. Qua 3 kỳ hội nghị, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Chứng nhận đầu tư được ký và trao. Ngay trong
34 http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-viet-nam-day-manh-dau-tu-tai-campuchia/249738.vnp [truy cập ngày 28/11/2014]
năm 2013, kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời Campuchia có nhiều xáo trộn từ sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7/2013 nhưng tổng mức và số lượng dự án đầu tư của Việt Nam vào Campuchia vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Trước năm 2009, Việt Nam chỉ có 37 dự án đầu tư trực tiếp tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký hơn 381 triệu USD (riêng Viettel chiếm 150 triệu USD).
Đến hết 2013, có khoảng 127 dự án đầu tư còn hiệu lực vào Campuchia với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 3 lần về số lượng dự án và trên 7 lần về giá trị.35 Từ thứ hạng thấp trước năm 2009, sau hơn ba năm, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 5 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Campuchia.
Hộp 2.5 Dự Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 4 (từ 12 – 14/1/2014) , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong bối cảnh doanh nghiệp hai nước đang gặp khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam như miễn, gia hạn nộp một số loại thuế, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ… Thủ tướng mong rằng Chính phủ và các bộ, ngành của Campuchia cũng dành sự quan tâm hơn và tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh có hiệu quả tại Campuchia, sớm xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được cấp phép.
Thủ tướng đề nghị hai bên duy trì thường xuyên cơ chế đối thoại giữa các cơ quan của Chính phủ hai nước nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả; quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ và thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia cùng nhau phấn đấu phát triển đầu tư, kinh doanh sớm đạt mục
35 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/158511/lo-trinh-xac-lap-vi-the-nha-dau-tu-lon-o-campuchia.html [truy cập ngày 28/11/2014]
tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời các nhà đầu tư Việt Nam trở thành một trong các nhà đầu tư hiệu quả, có trách nhiệm hàng đầu tại Campuchia.
“Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng Chính phủ Campuchia đưa mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.36
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cũng cần rà soát bổ sung các Hiệp định kinh tế giữa hai nước và các Bộ ngành để có hướng dẫn triển khai các Hiệp định. Định kỳ hai bên phối hợp rà soát lại các Hiệp định, văn bản pháp lý ký kết giữa hai nước để sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Thành phần tham gia:
- Về phía Chính phủ Campuchia: có đại diện của Lãnh đạo Hội đồng Phát triển Campuchia, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Hội đồng đầu tư, Uỷ ban chứng khoán, Hội đồng đặc khu kinh tế, Tổng cục năng lượng, Bộ Du lịch, Cơ quan Thuế và Hải quan.
- Về phía Chính phủ Việt Nam: có đại diện của Lãnh đạo và cán bộ cấp cao các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, UBND thành phố Hồ Chí Minh.
36 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/824/Thu-tuong-ket-thuc-tot-dep-chuyen-tham-Campuchia [truy cập ngày 28/11/2014]
- Ngoài ra, Hội nghị chuyên đề còn có đại diện của hơn 100 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp của Campuchia và Việt Nam.
Nội dung Hội nghị:
- Đại diện Hội đồng phát triển Campuchia trình bày tham luận về chiến lược phát triển kinh tế, những ngành, lĩnh vực quan trọng, chính sách ưu đãi đầu tư của Campuchia và danh mục các dự án mà Campuchia kêu gọi đầu tư từ Việt Nam.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thì trình bày về cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia.
- Đại diện Hội phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia cũng trình bày tham luận và đưa ra các đề xuất cụ thể về tình hình hoạt động cũng như các mong muốn được hỗ trợ từ phía các cơ quan hai nước nhằm đẩy mạnh và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Campuchia.
Mục tiêu của Hội nghị
Các cơ quan hai nước sẽ ghi nhận một số đề xuất giải pháp của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước nhằm nâng cao hiệu quả của các ngành. Cụ thể như ngành nông nghiệp Campuchia thực hiện: Xây dựng các mô hình kết nghĩa giữa các địa phương (Ví dụ: tỉnh Battamboong kết nghĩa với tỉnh An Giang về trồng lúa; Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Campuchia kết nghĩa với trường đại học của Việt Nam để triển khai các nghiên cứu trên thực địa,... Các ý kiến này sẽ được nghiêm túc tiếp thu và báo cáo lên Lãnh đạo hai Chính phủ để đưa vào các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa hai nhà nước về khoa học, kỹ thuật.
Trên cơ sở các vấn đề được nêu và giải quyết tại Hội nghị chuyên đề, Lãnh đạo Hội đồng Phát triển Campuchia và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
sẽ cùng thống nhất sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thường xuyên giữa hai cơ quan về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. Qua đó, hai bên sẽ phối hợp để giải quyết các vấn đề chính sách chung liên quan tới đầu tư của hai nước và các khó khăn vướng mắc của từng dự án, đồng thời cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong qua trình hoạt động một cách kịp thời thoả đáng, đúng pháp luật.37