CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
2.1.3 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo đối tác tiếp nhận vốn
Tính đến hết tháng 9/2014, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc cả 5 châu lục, tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm phía Việt Nam đạt 19,1 tỷ USD.21 Các dự án chủ yếu tập trung tại những thị trường trọng điểm mà Việt Nam có lợi thế so sánh như Lào, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ, Singapore…(bảng 2.3). Con số này chỉ là một phần nhỏ so với số lượng các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhưng nó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, và quyết tâm đầu tư vào những thị trường có triển vọng.
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo đối tác tiếp nhận vốn chủ yếu (tính đến tháng 9/2014)
ĐVT: triệu USD
STT Quốc gia/ Vùng lãnh thổ
Số dự án (lũy kế đến
hết 2013)
Số dự án (lũy kế đến
9/2014)
Vốn đầu tư (lũy kế đến hết 2013)
Vốn đầu tư (lũy kế đến
9/2014)
1 Lào 230 249 4601,8
2 Campuchia 150 170 3046,3 3397,7
3 Vê-nê-du-êla 2 1825,4
4 Liên bang nga 10 1590,1
5 Pê-ru 6 1336,9
6 An-giê-ri 2 1261,5
7 Ma-lai-xi-a 11 66 747,9
21 http://www.doanhnhanvietnam.org.vn/noidung/20141104090729/viet-nam-dau-tu-hon-1-ty-usd-ra- nuoc-ngoai-trong-9-thang-dau-2014.htm [truy cập ngày 23/11/2014]
8 Xin-ga-po 44 193,4
9 My-an-ma 12 442,9
10 Hoa Kỳ 114 123 414,2
11 Mô-dăm-bích 1 345,7
12 Ca-mơ-run 1 230,2
13 Ôx-trây-li-a 15 138,2
14 Quần đảo Virgin
thuộc Anh 8 115,9
15 CHLB Đức 13 73,3
16 Hai-i-ti 2 59,9
17 U-dơ-bê-ki-xtan 4 49,7
18 In-đô-nê-xi-a 5 28,9
19 CHND Trung
Hoa 13 16
20
Đặc khu hành chính Hồng
Công (TQ)
15 14
21 Niu-di-lân 1 11,7
22 Thái Lan 7 11,2
23 Hàn Quốc 22 9,6
24 Ga-na 2 7,4
25 Ang-gô-la 7 6,1
26 Hà Lan 3 5,7
27 Ca-mơ-run 1 0,9
28 Công gô 2 0,4
Tổng
cộng 818 905 19.100
Nguồn: Tổng cục Thống kê22
Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng số dự án đầu tư Việt Nam ra nước ngoài theo đối tác đầu tư lũy kế 2013
Dựa theo số liệu bảng 2.3 và biểu đồ 2.4, thị trường Lào dẫn đầu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam với 249 dự án cấp mới, chiếm 32,26% tổng dự án ở các nước Việt Nam đi đầu tư; tổng vốn đăng ký cấp
22http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=15435[truy cập ngày 14/11/2014]
32,26%
21,04%
15,99%
6,17%
3,09% 2,10%
2,10%
1,82%
1,82%
1,68%
Lào
Campuchia Mỹ
Singapore Hàn Quốc Australia Hồng Kông Đức
Trung Quốc My-an-ma
mới và tăng thêm của nhà đầu tư Việt Nam lên tới trên 4,6 tỷ USD. Lào là nước tiếp nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất bởi thế mạnh về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ nhưng lại thiếu công nghệ tiên tiến; đặc biệt trong những năm gần đây khi hai bên hợp tác phát triển nhiều dự án về hạ tầng, năng lượng và nguồn nguyên liệu. Việt Nam coi đầu tư sang Lào là một hình thức hợp tác kinh tế quan trọng mang tính chiến lược lâu dài, do đó chính phủ luôn cố gắng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư tại Lào có hiệu quả. Công ty Dược phẩm Trung ương II (Codupha) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên có dự án đầu tư vào Lào sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP.
Codupha xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất các loại dược phẩm, đông dược, mỹ phẩm, hóa chất và trang thiết bị y tế tại thủ đô Vientiane với tổng vốn đầu tư 900,000 USD.
Tiếp theo là thị trường Campuchia với 170 dự án, chiếm 21,04% tổng các dự án, tổng số vốn đăng ký là 3,39 tỷ USD. Điển hình là Tập đoàn Mai Linh đã đầu tư vận chuyển hành khách bằng xe taxi ở Siem Reap, loại hình vận chuyển hành khách thứ hai sau Mailinh Express đang hoạt động theo tuyến Siem Reap – Phnom Penh – Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cấp giấy phép số 2606/GP (thời hạn 20 năm) cho Tổng công ty Viễn thông quan đội (Viettel) được đầu tư ra nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia. Theo đó, tổng vốn đầu tư của Viettel là 1,060,366 USD để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VoIP cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài đi, đến và trong phạm vi Campuchia, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Đứng thứ ba là Mỹ với 123 dự án, chiếm 15,99% tổng số dự án với tổng số vốn đăng ký là 414,2 triệu USD. Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều hãng viễn thông hàng đầu thế giới luôn tìm cách tiếp cận. Chính vì vậy, sau khi Việt Nam ký bản ghi nhớ với Mỹ trên một số lĩnh vực để gia nhập WTO, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã được chính phủ cho phép đầu
tư vốn và khai thác một số dịch vụ viễn thông tại Mỹ. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng – Kỹ thuật công trình giao thông 684 cũng được cấp phép đầu tư sang Mỹ với hính thức 100% vốn Việt Nam để xây dựng các trung tâm thương mại, khu dân cư (căn hộ cho thuê, bán)… theo chương trình mua và trả góp. Thêm một nguyên nhân lý giải cho việc đầu tư sang Mỹ vì đây là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và việc đầu tư dễ dàng bởi nhận được sự hỗ trợ đông đảo của Việt kiều đang sinh sống tại đây.
Lào và Campuchia, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á và Hoa Kỳ là những thị trường quen thuộc của nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai, những điểm đến lý tưởng này sẽ vẫn thu hút được thêm nguồn vốn từ Việt Nam. Việc Việt Nam đầu tư tại Anh, Đức, Mỹ, Italia, Nga, Nhật Bản, Pháp,… đã chứng tỏ Việt Nam không chỉ đón nhận vốn đầu tư từ các nước có nền kinh tế phát triển mà còn có khả năng đầu tư vốn vào thị trường các nước phát triển để tìm kiếm lợi nhuận qua đó cải thiện vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.