Xếp hạng tín dụng quốc gia

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.5.2 Xếp hạng tín dụng quốc gia

1.5.2.1 Giới thiệu về xếp hạng tín dụng quốc gia

Xếp hạng tín dụng được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện khả năng trả nợ của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Mức độ rủi ro tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan của mục đích vay vốn, hoạt động của đối tượng vay vốn… Do đó, mức độ rủi ro tín dụng sẽ thay đổi theo từng đối tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá dựa trên thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm xếp hạng tín dụng.9

1.5.2.2 Phương pháp xếp hạng tín dụng quốc gia

Hiện nay có hai phương pháp phổ biến trong xếp hạng tín dụng là phương pháp mô hình toán học và phương pháp chuyên gia. Những tổ chức xếp hạng tín

9http://www.creditinfo.org.vn/hoinghi/BaiViet_XHTD_TS_Nguyen_Duc_Huong.pdf [truy cập ngày 03/12/2014]

nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới như Standard and Poor’s, Moody’s, Fitch… có thể phát triển các phương pháp riêng, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên phân tích định tính và định lượng và đưa ra các hệ thống chỉ số xếp hạng tín dụng đặc trưng của mình:

- Phương pháp mô hình toán học: là phương pháp chủ yếu tập trung vào các dữ liệu định lượng và kết hợp chặt chẽ với mô hình toán học. Thông qua mô hình toán học, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ…

- Phương pháp chuyên gia: để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng, các nhà phân tích (trên cơ sở sự kết hợp của một nhóm chuyên gia) sẽ dựa trên các thông tin từ báo cáo của đối tượng cần xếp hạng, thông tin thị trường, thông tin phỏng vấn từ lãnh đạo của doanh nghiệp… để đánh giá tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp… từ đó đưa ra mức xếp hạng. Có thể thấy rằng, về cơ bản, việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính (dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp…) và các chỉ tiêu phi tài chính (cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành…) để làm cơ sở xếp hạng. Các chỉ tiêu sẽ được phân tích và chuẩn hóa thành thang điểm để đánh giá, so sánh…

Việc xếp hạng tín dụng thường dựa trên mức độ tin cậy ước tính của đối tượng xếp hạng là cá nhân, doanh nghiệp hoặc thậm chí là quốc gia:

- Xếp hạng tín dụng cá nhân: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng cá nhân bao gồm các thông tin về nhân thân, khả năng chi trả, lịch sử tín dụng của khách hàng tại (các) tổ chức tín dụng, nhu cầu cấp tín dụng...

- Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, lịch sử tín dụng của khách hàng tại (các) tổ chức tín dụng, tính khả thi của phương án vay vốn…

- Xếp hạng tín dụng quốc gia: việc xếp hạng tín dụng quốc gia nhằm chỉ ra mức độ rủi ro của môi trường đầu tư của một quốc gia và thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm môi trường đầu tư ở một quốc gia khác. Việc đánh giá bao gồm các loại rủi ro như rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý… Xếp hạng tín dụng là một trong cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, từ đó, tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, có thể nói, xếp hạng tín dụng góp phần bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng, giúp thị trường tài chính – ngân hàng minh bạch hơn, tăng cường khả năng giám sát thị trường của các cơ quan quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Cụ thể, với từng đối tượng khác nhau, xếp hạng tín dụng thể hiện vai trò và tầm quan trọng đối với từng đối tượng cụ thể, trong đó có thể kể đến các đối tượng sau:

- Đối với nhà đầu tư: xếp hạng tín dụng giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu các chi phí về thu thập, phân tích và giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu hoặc các công cụ tài chính…

- Đối với doanh nghiệp: xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản cấp tín dụng của ngân hàng. Xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh giá năng lực của doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh hơn trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng cao cũng là yếu tố giúp các doanh nghiệp duy trì sự ổn định của nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp, có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hoặc các điều kiện ưu đãi từ ngân hàng…, nguồn vốn cũng được chuyển giao đến doanh nghiệp tốt để thúc đẩy các doanh nghiệp này tiếp tục phát triển.

- Đối với ngân hàng: xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của đối tượng có nhu cầu cấp tín dụng góp phần phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng (cấp hay không cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức

lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay…) và công tác quản lý tín dụng. Xếp hạng tín dụng cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời cũng tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

- Đối với Chính phủ, thị trường tài chính và nền kinh tế: xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, tăng cường khả năng giám sát thị trường của Chính phủ, nâng cao hiệu hiệu quả của nền kinh tế và có thể góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế bằng cách giúp mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường tín dụng, giảm chi phí tín dụng, giảm nợ quá hạn, nợ xấu…

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)