CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
2.1.2 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo vốn đăng ký đầu tư và tình hình triển khai theo ngành kinh tế
ĐTTTRNN của Việt Nam bao gồm cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là nhiều nhất với 395 dự án, chiếm 55,41%, tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp với 211 dự án với tỷ trọng 29,59% và còn lại là nông nghiệp (Biểu đồ 2.2). Xét về tổng vốn đầu tư, cũng tính theo lũy kế đến hết năm 2013, vốn đăng ký đầu tư vào công nghiệp lại chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,48%, tiếp theo mới là lĩnh vực dịch vụ với 15,52% và còn lại là nông nghiệp (Biểu đồ 2.3). Sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng vốn đầu tư của lĩnh vực công nghiệp với hai lĩnh vực còn lại là do có một số dự án có vốn đầu tư rất lớn trong công nghiệp như dự án khai thác mỏ dầu Amara ở Iraq của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có tổng vốn đầu tư là 100 triệu USD, dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Xemakan 3 ở Lào với tổng vốn đầu tư là 273,1 triệu USD, dự án khai thác dầu mỏ ở Algeria có tổng vốn đầu tư là 243 triệu USD,...
Vì vậy, quy mô vốn trung bình của một dự án giữa các lĩnh vực cũng có sự chênh lệch khá lớn. Trong công nghiệp, vốn đầu tư trung bình của một dự án là 47,24 triệu USD, trong khi ở lĩnh vực dịch vụ là 25,6 triệu USD và lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 12,51 triệu USD. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là dó các dự án đầu tư ra nước ngoài lớn thường là những dự án thực hiện các cam kết,
16 http://www.ipcs.vn/vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai-%E2%80%93-co-hoi-giao-thuong-quoc-te-W412.htm [truy cập ngày 23/11/2014]
hiệp định đã ký giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư;
các cam kết, hiệp định này lại thường chỉ chú trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng nên hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp.
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo vốn đăng ký đầu tư và theo ngành kinh tế (tính đến tháng 9/2014)
ĐVT: triệu USD
STT Ngành
Số dự án (lũy kế đến hết 2013)
Số dự án (lũy kế
đến 9/2014)
Vốn đầu tư (lũy kế đến hết 2013)
Vốn đầu tư (lũy kế đến
9/2014)
I. Công nghiệp 211 9968.3
1 Khai khoáng 63 7341.9
2 Công nghiệp chế
biến, chế tạo 113 424.3
3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
9 2124.4
4 Xây dựng 26 77.7
II. Nông nghiệp 107 2739.7
5 Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản 107 115 2739.7 3088.6
III. Dịch vụ 395 4941.1
6 Cung cấp nước;
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
3 9.4
7 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
148 113.1
8 Vận tải, kho bãi 16 53.6
9 Dịch vụ lưu trú và
ăn uống 24 113.9
10 Thông tin và
truyền thông 38 45 1296.1 1823.2
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
26 503.3
12 Hoạt động kinh
doanh bất động sản 29 509.7
13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
58 79
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
14 82.6
15 Giáo dục và đào 6 3.5
tạo
16 Y tế và hoạt động
trợ giúp xã hội 7 20.9
17 Nghệ thuật, vui
chơi và giải trí 4 1125.1
18 Hoạt động dịch vụ
khác 22 5.8
Tổng
cộng 818 905 19.100
Nguồn: Tổng cục Thống kê 17
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng số dự án phân theo lĩnh vực của Việt Nam lũy kế đến năm 2013
17 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=15438 [truy cập ngày 14/11/2014]
29,59 %
15 % 55,41 %
Công nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Dịch vụ
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số vốn đầu tư đăng ký phân theo lĩnh vực của Việt Nam lũy kế đến năm 2013
2.1.2.1 Công nghiệp
Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp nặng là ngành được nhà nước khuyến khích đầu tư nhằm cung cấp nguốn nguyên liệu cho sản xuất trong nước khi các mỏ khoáng sản ở Việt Nam đang ngày càng khan hiếm. Các dự án này chủ yếu đầu tư vào Lào và Campuchia, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là khoáng sản nhưng chưa được khai thác nhiều. Đây là ngành đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, vì vậy thường chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đủ khả năng đầu tư.
Công nghiệp dầu khí như thăm dò, hợp tác khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng là ngành đầu tư ra nước ngoài mang tính chiến lược của nước ta. Ngành dầu khí thuộc lĩnh vực khai khoáng là một trong những ngành được Chính phủ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Ngoài Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu khí. Theo đó, Chính phủ sẽ chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3000 tỉ đồng trở lên. Các dự án không thuộc phạm vi quy định trên sẽ do đại
56,48 % 15,52 %
28 %
Công nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Dịch vụ
diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định. Nghị định cũng qui định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương qui định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam, trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hoặc đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng.
Mục đích đầu tư ra nước ngoài trong ngành này là nhằm bổ sung thêm nguồn dầu thô ngoài trữ lượng dầu mỏ khá khiêm tốn của Việt Nam, tạo sự ổn định cho ngành công nghiệp lọc dầu trong nước khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động ổn định, từ đó giúp Việt Nam tự chủ được vấn đề năng lượng, không phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu, tiết kiệm được ngoại tệ.
Công nghiệp nhẹ và xây dựng là hai ngành trong lĩnh vực công nghiệp có nhiều vốn đầu tư được thực hiện nhất. Đầu tư vào công nghiệp nhẹ phần lớn là sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng nhằm khai thác thế mạnh của Việt Nam trong ngành này và nguồn nguyên liệu dồi dào của nước nhận đầu tư, để phục vụ nhu cầu thị trường nước này và xuất khẩu đi nước thứ ba và một phần xuất ngược trở lại Việt Nam, Ngoài ra, đầu tư vào ngành sản xuất hàng gia dụng ở nước ngoài, đặc biệt là Lào và Campuchia là nhằm tận dụng những ưu đãi về thuế quan, hạn ngạch của các nước phát triển ở Tây Âu và Hoa Kỳ dành cho hai nước này. Đó là những ưu điểm mà nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ không có được.
2.1.2.2 Nông nghiệp
Đa số dự án trong lĩnh vực nông nghiệp là đầu tư trồng cây cao su, cây công nghiệp tại Campuchia với một số dự án có quy mô lớn như Công ty cổ phần An Đông Mia (80,4 triệu USD), Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (64,7 triệu
USD), Công ty cổ phần Dầu Tiếng - Kratie (63,8 triệu USD) và Công ty cổ phần Tân Biên Kampong Thom (61,98 triệu USD).18
Các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến khai thác nguyên vật liệu để tạo đầu vào cho sản xuất trong nước như đầu tư trồng và khai thác gỗ, ươm trồng cao su…do đó tỷ trọng của ngành nông lâm rất cao. Những dự án đầu tư trong ngành này sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn như lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư và giúp bảo vệ tài nguyên rừng Việt Nam. Tuy nhiên, ngành thủy sản sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này là do việc nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đã là lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước khác và không dễ dàng thực hiện ở nước ngoài. Nếu đầu tư ở những nước phát triển hơn nhằm tiếp cận thị trường thì không hiệu quả bằng xuất khẩu từ Việt Nam.
Hộp 2.2 Bà Huỳnh Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Công ty Thành Thành Công, cho biết: "Tại Việt Nam, khó khăn nhất vẫn là không có quỹ đất quy mô lớn, rất khó để cơ giới hóa, nên từ ba năm trước, Tập đoàn Thành Thành Công đã chuyển hướng đầu tư cho nông dân tỉnh Svey Rieng, Campuchia phát triển hơn 5.000 ha mía nguyên liệu".19
2.1.2.3 Dịch vụ
Việt Nam đang đi theo xu hướng thế giới là chuyển dần sang đầu tư lĩnh vực dịch vụ. Theo nguồn tin từ Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cấp giấy phép số 2606/GP cho Viettel được đầu tư ra nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại vương quốc Campuchia.Theo đó, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Viettel là 1,060,366 USD để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VoIP cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài đi và đến Campuchia, trong phạm vi
18 http://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-dau-tu-894-trieu-usd-ra-nuoc-ngoai.html [truy cập ngày 23/11/2014]
19 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet-o-at-chuyen-huong-dau-tu-vao- nong-nghiep-3004715.html [truy cập ngày 23/11/2014]
Campuchia và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Giấy phép này có thời hạn trong 20 năm. Những dự án khác như Công ty cổ phần Đầu tư Việt Xô (VSI JSC) đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm Thương mại đa năng TPHCM tại Matxcơva – Liên bang Nga, Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu.20
Các ngành đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ rất đa dạng, nhằm phát huy thế mạnh của Việt Nam và khai thác sự tương đồng về văn hóa, địa lý với các nước trong khu vực như dự án phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên ở Singapore, dự án thành lập công ty liên doanh Dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt Nhật ở Nhật Bản. Ngoài ra, mục tiêu đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ còn tạo cầu nối cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, cụ thể là xúc tiến thương mại và đầu tư, như các đại lý vận tải, nghiên cứu thị trường, dịch vụ đóng gói, bảo quản, các đại diện thương mại, công ty xuất nhập khẩu, tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Với những chính sách được hoàn thiện và biện pháp hỗ trợ, tính trong 9 tháng của năm 2014, vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt trên 8,6 tỷ USD. Tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,1 tỷ USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa, đã thu hút được 2,1 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.
Như vậy, tình hình ĐTTTRNN phân theo ngành không chỉ đánh giá đơn thuần trên số dự án và số vốn đăng ký đầu tư, mà còn phải xét đến bình quân mỗi dự án có bao nhiêu vốn đầu tư, từ đó đánh giá hiệu quả đầu tư của ngành.
20http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30066&cn_id=358759 [truy cập ngày 23/11/2014]