Tiếp thị đến nhà đầu tư về Campuchia

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA

2.3.3 Tiếp thị đến nhà đầu tư về Campuchia

Sau khi thiết lập được những cơ quan thúc đẩy đầu tư cũng như mối quan hệ với Vương quốc Campuchia. Cơ quan Đầu tư nước ngoài của Việt Nam cùng với Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia (trực thuộc Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia) và các tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư những lợi thế khi tham gia vào thị trường Campuchia cũng như những chính sách ưu đãi và hỗ trợ mà doanh nghiệp được hưởng. Để truyền đạt các thông tin này hiệu quả cũng như nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư, các cơ quan, tổ chức nêu trên sẽ xây dựng các buổi hội thảo, công bố các báo cáo nghiên cứu và cập nhật tình hình, xu hướng đầu tư của Việt Nam sang Campuchia. Từ đó, các nhà đầu tư đã chọn thị trường Campuchia sẽ mạnh dạn hơn trong việc triển khai kế hoạch đầu tư, còn những nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ cân nhắc và lựa chọn lĩnh vực thích hợp nếu quyết định đầu tư vào Campuchia.

 Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (The Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về công tác vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho hoà bình và phát triển, mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt

37 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/405/Khoi-dau-giai-doan-hop-tac-dau-tu-moi-giua-Viet-Nam-va-Campuchia [truy cập ngày 28/11/2014]

Nam với nhân dân các nước trên thế giới và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Ví dụ: Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP.HCM là tổ chức chính trị - xã hội hoạt động đối ngoại của nhân dân TPHCM, là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam bên cạnh các Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia ở các thành phố trên đất nước như Hà Nội, Đà Nẵng,..

- Mục đích của Hội:

Tổ chức các hoạt động nhằm củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với nhân dân Campuchia. Đối tác của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP.HCM là Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam của Thủ đô Phnôm Pênh và các tỉnh kết nghĩa với Tp.Hồ Chí Minh. Hội cũng phát triển quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp Campuchia vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.

- Hội viên:

Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức văn hóa, xã hội.. và công dân Việt Nam tán thành tôn chỉ, mục đích và Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội và hoàn thành thủ tục đăng ký hội viên thì đựơc công nhận là hội viên của Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TPHCM.

- Các hoạt động chính:

Hội duy trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm truyền thống như kỷ niệm chiến thắng 7/1, Quốc khánh 9/11, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 30/6, gặp gỡ giao lưu hữu nghị nhân dịp tết cổ truyền 13-15/4, kỷ niệm ngày thành lập tổ chức ASEAN 8/8. Trong những năm gần đây hoạt động Hội có khởi sắc, Hội hữu nghị Thành phố tổ chức đón tiếp đoàn đại biểu

thanh niên Phnôm-pênh, Đoàn Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia, tổ chức cho sinh viên Campuchia giao lưu với thanh niên Thành phố và các tỉnh bạn. Các thành viên Ban chấp hành Hội nhiệt tình, đầu tư cho hoạt động hữu nghị đi vào chiều sâu, góp phần phục vụ thiết thực cho mục tiêu hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương của nước bạn Campuchia.38 Từ đầu năm 2014 đến nay, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM, đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Campuchia; thăm và tặng quà cho sinh viên Campuchia; phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức Hội thảo thương mại – đầu tư năm 2014 tại Phnom Penh với sự tham dự của 100 doanh nghiệp hai nước.39

Hộp 2.8 Theo phóng viên TTXVN tại Phnôm Pênh, chiều 15/12/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp cùng Bộ Thương mại Campuchia, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia đã tổ chức

“Diễn đàn giao lưu hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Campuchia” và “Hội nghị giao thương doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực nông lâm, thủy, hải sản” tại Phnôm Pênh, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.

Tham dự Diễn đàn và Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hà Công Tuấn; Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Campuchia Mao Thôra; đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, Cơ quan Xúc tiến Thương mại, chính quyền thành phố Phnôm Pênh; đại diện Đại sứ

38 http://hufo.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home [ truy cập ngày 05/12/2014]

39

http://hufo.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/116?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_

state=normal&p_p_col_id=column-center-

2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_

ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=236195&_EXT_ARTICLEVIEW _version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=0&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVI EW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2F116 [ truy cập ngày 05/12/2014]

quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Campuchia và gần 100 doanh nghiệp hai nước.40

Hộp 2.9 Tại hội thảo “Định hướng giải pháp để doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ cam kết hội nhập sắp tới và cộng đồng kinh tế Asean” được tổ chức ngày 14/11/2014 tại TPHCM, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó trưởng phòng Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương cho biết những thuận lợi để Việt Nam khai thác, tận dụng, phát triển hàng hóa tại ba thị trường Campuchia – Lào - Myanmar là sự thuận lợi lớn trong vận chuyển, họ là nhóm nước phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực, có nhiều chương trình hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng CLV (Campuchia – Lào- Việt Nam), CLMV (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam)…Song song đó là những lợi ích từ các chương trình hợp tác khu vực như khai thác cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa (cơ chế một cửa một điểm dừng), lợi thế khi về giá cả, chất lượng…

Ông Kiên cũng dẫn chứng, tại thị trường Campuchia, năm 2013 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu chiếm 2,93 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu chiếm 504 triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hàng dệt may… các mặt hàng nhập khẩu bao gồm cao su, hạt điều, gỗ, ngô, nguyên liệu thuốc lá…Tuy nhiên, để đẩy mạnh khai thác hiệu quả các thị trường Campuchia, Lào và Myanmar, Việt Nam cần nỗ lực vượt qua các rào cản do cơ chế, chính sách quản lý của các nước này còn nhiều bấp cập; việc thanh toán còn chưa thuận lợi.

Cũng tại hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Trưởng văn phòng đại diện tại TPHCM nhấn mạnh, Campuchia là

40 http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/64/91/68676/Default.aspx [ truy cập ngày 05/12/2014]

thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều hàng năm tăng trung bình trên 30%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2014 đạt 1,95 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang Campuchia 1,51 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu hơn 440 triệu đô la Mỹ. Bà An cho biết, từ đầu năm đến nay, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình xúc tiến đầu tư đã hỗ trợ hơn 2.500 lượt doanh nghiệp với giao dịch gần 62.000 lượt với các hợp đồng kinh tế được ký kết giá trị 260 triệu đô la Mỹ, khách tham quan mua sắm trên 1 triệu lượt người và doanh thu đạt trên 150 tỉ đồng. 41

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)