Hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy cấp phép

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA

2.3.4 Hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy cấp phép

Thông qua các lần Hội nghị chuyên đề về đầu tư của Việt Nam vào Campuchia, các nhà đầu tư đã nắm bắt được một cách hệ thống, đầy đủ và rõ ràng về các quy định về đầu tư và ưu đãi khuyến khích mà Chính phủ hai nước dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tại Campuchia. Hội nghị chuyên đề đã xác định được các lĩnh vực đầu tư có lợi thế mà các nhà đầu tư Việt Nam có thể tiến hành ngay tại Campuchia và Chính phủ Campuchia sẽ tạo điều kiện trong việc cấp phép và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép như:

- Nông nghiệp và chế biến nông sản - Thu mua và xuất khẩu nông sản

- Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ, hải sản - Thăm dò, khai thác khoáng sản

- Thăm dò khai thác dầu khí trên biển và đất liền - Trồng rừng, trồng cây công nghiệp: cao su, cà phê,...

- Công nghiệp nhẹ hướng về xuất khẩu như dệt may, da giày - Sản xuất điện năng: thuỷ điện,...

41 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/1737/Campuchia-Lao-Myanmar-thi-truong-tiem-nang-cho-doanh-nghiep- Viet [truy cập ngày 28/11/2014]

- Du lịch;

- Cơ sở hạ tầng: cảng biển, đường giao thông, - Đào tạo nguồn nhân lực

Lãnh đạo Hội đồng Phát triển Campuchia cũng phân tích các lợi thế khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư tại Campuchia trong các lĩnh vực mà hiện nay Việt Nam đang gặp khó khăn khi xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ như: dệt may, thuỷ - hải sản, trong khi Campuchia đang được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế suất bằng 0% khi xuất khẩu các hàng hoá này có xuất xứ từ Campuchia vì lợi ích chung cho cả hai phía.42

Tuy nhiên, chuyển vốn và thủ tục cấp phép quá phức tạp không đáp ứng đúng và đủ theo thông lệ quốc tế là hai khó khăn lớn nhất đang cản trở dòng vốn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai đầu tư ra nước ngoài. Theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cấp phép cho dự án, nhưng Ngân hàng Nhà nước lại là nơi xem xét việc cho phép chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp than phiền, khi có giấy phép rồi, nhưng do chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài không được hoặc quá chậm, nên bị lỡ mất cơ hội đầu tư.

Hộp 2.10 Thủ tục pháp lý rườm rà cũng là một trong những trở ngại lớn Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Traseco cho biết, dự án của Traseco tại Khu thương mại quốc gia Việt Nam tại Nam Ninh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã cắt băng khánh thành, nhưng Ngân hàng Nhà nước “kiên quyết!” không duyệt cho doanh nghiệp chuyển tiền. Trong khi doanh nghiệp chỉ cần làm một “động tác” đơn giản nhờ dịch vụ biên giới

42 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/405/Khoi-dau-giai-doan-hop-tac-dau-tu-moi-giua-Viet-Nam-va-Campuchia [truy cập ngày 28/11/2014]

chuyển 1 triệu USD, thì nhanh hơn rất nhiều. Tương tự thị trường Lào cũng vậy Theo ông Nguyễn Việt Thanh, hiện nay về giấy phép thì chỉ có Lào và Trung Quốc quan tâm đến giấy phép đầu tư của Việt nam, còn đối với những quốc khác, thủ tục rườm rà xem như mất cơ hội.43

Hộp 2.11 Đồng hành cùng doanh nghiệp khi gặp khó khăn về thủ tục đầu tư cũng là “trách nhiệm không biết của ai”, khiến nhiều doanh nghiệp nản lòng khi triển khai thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

Bà Phạm Thị Lợi, Giám đốc tài chính của công ty cổ phần Cáp viễn thông Sacom cho biết, Sacom có một dự án đầu tư sang Campuchia về hạ tầng mạng và khai thác viễn thông. Tuy nhiên, hiện nay Sacom đã bị chính phủ Campuchia thu hồi giấy phép và thiết bị do triển khai chậm! Mặc dù tòa án nước này đã phán quyết rằng, “Sacom không hề vi phạm luật của Campuchia vào năm 2007”.

Để giải quyết, Sacom đã gửi văn bản lên các cơ quan ban ngành vào ngày 19/5/2008 và vẫn chưa nhận được thông tin gì về hỗ trợ doanh nghiệp của các đơn vị này. Bức xúc, Sacom quyết định tạm dừng dự án tại Campuchia. “Trước đó, chúng tôi đã có dự định đầu tư ra cả Myanmar và Philippines do thị trường cáp đồng trong nước đang thu hẹp. Tuy nhiên, “bài học Campuchia” khiến chúng tôi rất nản! Khi khó khăn không biết gõ ở đâu?” bà Lợi cho biết.

Cùng chia sẻ quan điểm này, Giám đốc Công ty Cao su Đắc Lắc cho biết, hiện Công ty này đang thực hiện hai dự án đầu tư ra nước ngoài, đó là dự án trồng 10.000 ha cao su và cây công nghiệp tại Lào và dự án trồng 10.000 ha cao su và cây công nghiệp tại Campuchia, với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD.44

43http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=0&cn_id=246489 [truy cập ngày 28/11/2014]

44http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=0&cn_id=246489 [truy cập ngày 28/11/2014]

Như vậy, cả hai dự trên đều vướng đến các thủ tục pháp lý trong quá trình giao đất, khảo sát quy hoạch… nhưng không biết phải tìm sự hỗ trợ ở đâu. Trong tình hình lúc bấy giờ, bà Vũ Việt Hoa, Phó trưởng phòng Quản lý Ngoại hối NHNN cho biết: “Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn thiện thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý, theo dõi, giám sát cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài”45. Có thể nói, với sự yếu kém và thiếu sót trong việc quản lý ngoại hối đầu tư ra nước ngoài nói riêng và các vấn đề liên quan đến ĐTTTRNN nói chung, Chính phủ Việt Nam chưa thể hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn, đặc biệt là về phần pháp lý ở nước sở tại. Và đáng tiếc hơn, những bất cập cho doanh nghiệp phần lớn lại xuất phát từ chính sách và thủ tục của Việt Nam. Nếu không có sự chồng chéo trong cơ chế quản lý, cũng như sự thờ ơ với các vấn đề của nhà đầu tư, thì thiệt hại và sự chậm trễ trong triển khai dự án của Sacom điển hình sẽ không nghiêm trọng như lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)