CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.6 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NƯỚC
1.6.1 Kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế phát triển
Một số kinh nghiệm từ các nước phát triển mà các nước đang phát triển có thể học hỏi được về hoạt động ĐTTTRNN như sau:
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.
- Hỗ trợ tài chính.
- Khuyến khích về tài khóa.
- Các bảo đảm và bảo hiểm đầu tư.
- Hỗ trợ phát triển có chọn lọc một số công ty để gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.
- Các thỏa thuận và hiệp ước đầu tư song phương, đa phương.
- Chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát vốn trước khi thực hiện các chính sách thúc đẩy vốn ĐTTTRNN.
1.6.2 Kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế đang phát triển 1.6.2.1 Về nhận thức
Phải có thái độ tích cực đối với hoạt động ĐTTTRNN. Chính sách của Chính phủ được xem như là một nhân tố quan trọng thứ hai trong thúc đẩy ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ở quốc gia này xác định rằng việc gia tăng sức mạnh cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài cũng giống như gia tăng sức cạnh tranh của quốc gia. Chính phủ các nước này xem ĐTTTRNN như là một “con đường mới” để tiếp cận thị trường, vốn, công nghệ và kiến thức từ các nước tiên tiến và củng cố cho khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Ở Singapore, chính phủ tài trợ, cho vay, khuyến khích thuế, và tài trợ vốn thúc đẩy ĐTTTRNN. Ở Ấn Độ, các công ty ĐTTTRNN mua ngoại hối trên thị trường không cần qua sự chấp thuận trước của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India). Chính phủ Brazin thiết lập mục tiêu phải có 10 công ty xuyên quốc gia của họ vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Lula. Ở Malaysia miễn trừ thuế từ chuyển tiền thu nhập kiếm được từ nước ngoài cũng như giảm thuế của hoạt động trước khi khai thác ở nước ngoài. Ở Thái Lan, Chính phủ tài trợ khoản cho vay dài hạn lên đến 85% chi phí xây dựng cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng ở nước ngoài.10
1.6.2.2 Về biện pháp thúc đẩy:
Kinh nghiệm từ Trung Quốc:
- Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN như tài trợ vốn, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi vay vốn, tránh đánh thuế hai lần…
- Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, Trung Quốc giảm những rủi to liên quan đến ĐTTTRNN thông qua các sự thỏa thuận bảo hộ lẫn nhau của Chính phủ Trung Quốc với các nước tiếp nhận vốn. Ở cấp độ kinh tế vi mô, Chính phủ Trung Quốc cung cấp bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp cho người lao động xuất ngoại.
10 Lê Quang Huy (2013). Đầu tư quốc tế. Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Kinh Tế TPHCM
- Chính phủ thực hiện duy trì mạng lưới dịch vụ thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình ở nước ngoài, thu thập dữ liệu và báo cáo các vấn đề nhà đầu tư đang và sẽ gặp khó khăn. Để làm những việc này, Trung Quốc thành lập Hội đồng xúc tiến đầu tư quốc tế, hay Trung tâm nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn xuất bản các ấn phẩm hướng dẫn về quốc gia và ngành nghề cho ĐTTTRNN, cung cấp các đánh giá về thị trường nước ngoài của các công ty Trung Quốc, đưa ra các kết nối công ty Trung Quốc với chính sách ưu đãi. Mặt khác, tất cả các hoạt động đầu tư theo hướng dẫn này sẽ được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, thủ tục chấp thuận đầu tư….
Kinh nghiệm từ Thái Lan:
Chính phủ Thái Lan thành lập hẳn một Tập đoàn- Thai Credit Guarantee Corporation (Tập đoàn đảm bảo tín dụng Thái Lan) hỗ trợ và gia tăng sức mạnh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, tập đoàn này hỗ trợ cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là vào các nước khu vực Đông Nam Á.
1.6.2.3 Về chính sách giám sát đầu tư
Kinh nghiệm từ Trung Quốc:
- Ngoại trừ các dự án ĐTTTRNN của các công ty thuộc sở hữu nhà nước phải được chấp thuận bởi Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước (State-owned Asset Supervision and Administration Commission-SASAC) thì các dự án còn lại chỉ cần sự chấp thuận đầu tư bởi Phòng thương mại và kinh tế đối ngoại của tỉnh (Foreign Economic Relation & Trade).
- Các dự án ĐTTTRNN có vốn ít hơn 30 triệu USD và định hướng khai thác nguồn lực nước ngoài, và những dự án dưới 10 triệu USD, sẽ đươc bởi Phòng thương mại và kinh tế đối ngoại của tỉnh cấp phép. Thời gian cấp phép sẽ không quá 20 ngày làm việc. Và quan trọng hơn hết là, các dự án không cần phải có
luận chứng kinh tế kỹ thuật, mà nhà nước chỉ cần quan tâm đến nhà đầu tư và định hướng đầu tư.
- Trung Quốc còn thực hiện các chương trình đánh giá thời kỳ hậu cấp phép đầu tư rất tốt, trong đó liệt kê các nguyên tắc chi tiết để đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài.
1.6.3 Nhận xét chung
Xu hướng ĐTTTRNN trên thế giới kết hợp với những điểm mạnh và yếu của quốc gia dưới góc độ là nhà đầu tư cho phép quốc gia xác định các ngành và khu vực có triển vọng để đầu tư. Nói cách khác, xu hướng ĐTTTRNN thay đổi có thể ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động thu hút vốn đầu tư. Do vậy, công cuộc thu hút vốn đầu tư cần nắm được xu hướng đầu tư trực tiếp của thế giới và khu vực, cũng như bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến xu hướng này trong tương lai. Bên cạnh đó, quốc gia đi đầu tư cần có những biện pháp thúc đẩy đầu tư sao cho thật hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà đầu tư, từ đó tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Ngoài ra, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đầu tư sau khi dự án được thực hiện cũng không kém phần quan trọng, giúp quốc gia nắm rõ tình hình đầu tư, từ đó đưa ra sự thay đổi thích hợp.