CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT
3.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
3.2.5 Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ĐTTTRNN
Quá trình đăng ký cũng như tiến hành và kiểm tra các dự án đầu tư được giám sát chặt chẽ và có tính thống nhất
3.2.3.2 Cơ sở giải pháp ( S1+ S4+ S5+ O2+ O3)
Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư hoặc đầu tư mới vào Campuchia
3.2.3.3 Biện pháp thực hiện
Xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài và chuẩn bị kỹ các điều kiện trước khi thực hiện đầu tư
Để thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của nước sở tại… Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài trên cơ sở đánh giá chính xác thị trường mục tiêu và duy trì uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng những hệ thống sản xuất đạt chuẩn mực quốc tế, tập trung phát triển và làm chủ công nghệ riêng của mình. Đồng thời, sẵn sàng nắm bắt cơ hội và chủ động đối phó với thách thức.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt các điều kiện về vốn, công nghệ, nhân sự, quản lý mới có thể thích ứng và phát triển ở thị trường cạnh tranh nước ngoài, cụ thể là Campuchia. Khi hoạch định chiến lược, các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu dài hạn và mục tiêu cụ thể cho từng năm. Sau đó, xác định rõ nội dung chiến lược theo từng năm, từng giai đoạn như đến 2015, 2020 sao cho hiệu quả nhất.
Những căn cứ để các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cho hiệu quả gồm:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
- Các phân tích về môi trường đầu tư tại Campuchia và các quốc gia khác
- Nghị định 78/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam
- Tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành tại thị trường trong nước và Campuchia
Tăng cường liên kết trong kinh doanh và tích cực tham gia các Hiệp hội doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên doanh, liên kết để tăng tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, nhân lực, hệ thống phân phối sản phẩm và phương pháp, kinh nghiệm quản lý; tích cực tham gia hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp (Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia – AVIC) và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt.
Các hội chợ triễn lảm tổ chức trên đất nước Việt Nam hay Campuchia cũng sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình với khách hàng, đặc biệt là hình thức xúc tiến thương mại này phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần mạnh dạn bỏ vốn đầu tư thu hút chất xám về làm việc cho mình để có thể xây dựng một chiến lược đúng đắn và hiệu quả. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mạnh hơn trong cạnh tranh trong nước và nước ngoài nhờ vào sức sáng tạo của đội ngũ nhân lực. Doanh nghiệp tuy quy mô nhỏ, vốn ít thì càng cần phải tăng cường liên kết hợp tác với các tập đoàn tư bản vì lợi ích của cả hai bên.
Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức ĐTTTRNN phù hợp với năng lực của mình để việc đầu tư đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Chẳng hạn như nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý cho các nhân viên, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy để linh hoạt ứng phó với hoạt động kinh doanh quốc tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHUNG
Việt Nam và Vương quốc Campuchia là hai nước láng giềng với lịch sử quan hệ lâu dài, hợp tác chính trị - kinh tế duy trì được kết quả tốt đẹp, từ đó thu được những thành tựu đáng kể. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, kết quả từ những hoạt động này chưa thật sự phản ánh đúng tiềm năng mà Việt Nam và Campuchia có thể đạt được do sự hạn chế từ phía nước đầu tư lẫn nước nhận đầu tư. Vì vậy, hoạt động thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia là một yếu tố cần thiết để góp phần đẩy mạnh sự phát triển của cả hai nước. Bởi lẽ Campuchia là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở lý luận về hoạt động ĐTTTRNN và phân tích, đánh giá tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam sang Campuchia; tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư đầy triển vọng này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Lê Quang Huy, người đã tận tình, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành được đề án này. Trong thời gian có hạn, đề án cũng còn một số mặt hạn chế khó tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý từ phía quý Thầy, Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!