Nhân tố xuất phát từ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA

2.4.1 Nhân tố xuất phát từ Việt Nam

Thuận lợi

- Chính phủ tích cực đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với Campuchia trên các mặt kinh tế- chính trị- xã hội nhắm tạo mối quan hệ láng giềng tốt đẹp. Từ đó thuận tiện hơn trong việc ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương mại quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam vào Campuchia.

- Hệ thống văn bản hiện tại về đầu tư ra nước ngoài bao gồm các quy định về cấp phép, quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn đầu tư, vấn đề tài chính đã được các Bộ, ngành liên quan xây dựng một cách tương đối đầy đủ, thậm chí một số lĩnh vực đặc thù như ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí, trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng có nhưng văn bản pháp luật điều chỉnh riêng. Ví dụ: Định hướng ĐTTTRNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 về Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, cụ thể là:

+ Về địa bàn ĐTRNN ưu tiên: Ưu tiên ĐTTTRNN nhằm phát huy các tiềm năng từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước, cụ thể là tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia,

47 http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Day-manh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-Nen-hay- khong/52882.tctc [truy cập ngày 28/11/2014]

các nước trong khu vực, Liên bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, Châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam.

+ Về lĩnh vực ưu tiên ĐTTTRNN: Hỗ trợ các dự án ĐTRNN trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ các dự án ÐTRNN đáp dứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất. 48

Hạn chế

- Các chính sách của Việt Nam hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài như vốn, định hướng, chiến lược đầu tư trung và dài hạn, thủ tục cấp phép, ưu đãi xuất nhập khẩu hàng hóa còn chưa cụ thể, thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là với những thị trường cần ưu đãi đặc biệt như Campuchia.

Ví dụ: “Đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn nhà nước thành lập tại nước ngoài chưa có quy định giám sát đối với hiệu quả vốn nhà nước tại nước ngoài trong khi hoạt động kinh doanh đầu tư vốn nhà nước có quy mô ngày càng lớn và hoạt động có nhiều quan hệ thương mại phức tạp”.49 Đặc biệt, chế tài cao nhất xử lý nhà đầu tư trong trường hợp vi phạm quy định chế độ báo cáo theo Nghị định 78 là chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, điều này không giải quyết triệt để việc nhà đầu tư không chuyển lợi nhuận về nước, không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ tài chính theo quy định.

- Chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với hoạt động tại nước ngoài của doanh nghiệp: nhiều cơ quan đại diện không nắm rõ những khó khăn, thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ,

48 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/590/Thu-truong-Dao-Quang-Thu-tra-loi-phong-van-ve-dau-tu-nuoc-ngoai [truy cập ngày 16/11/2014]

49 http://www.baomoi.com/Quan-ly-von-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-Lo-hong-lon/45/14823506.epi [truy cập ngày 16/11/2014]

thông tin về tình hình hoạt động. Có thể nói đây là nguyên nhân căn bản khiến các nhà đầu tư thấy mình lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ khi phải giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai dự án nơi xứ người.

Bộ Công Thương cho biết chiến lược tổng thể về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng (trừ ngành dầu khí). Vì vậy, hiện vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho hoạt động này, chưa cơ quan nào được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư, cơ chế pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư ở các nước. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn mang đậm tính tự phát từ phía các nhà đầu tư.

2.4.1.2 Về phía doanh nghiệp

Thuận lợi

- Nhu cầu mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận ngày càng cao.

- Mong muốn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh, khai thác tài nguyên và các nguồn lực khác tại nước ngoài khi mà các điều kiện trong nước ngày càng trở nên hạn chế.

Hạn chế

- Sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp, phương thức kinh doanh, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của người Campuchia còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa xác định Campuchia là thị trường tiềm năng, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa có chiến lược quảng bá, tiếp thị thị trường thường xuyên.

- Một số doanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh nhau về giá, giành giật thị trường, nhái hàng của nhau… Một số doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Campuchia, do quá tin vào đối tác môi giới, không tìm hiểu kỹ về thị trường, không thông qua tư vấn của Thương vụ, Đại sứ quán dẫn đến bị lừa đảo.

- Một số nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư vào Campuchia còn chưa chú trọng đến đầu tư vững chắc trung và dài hạn, chưa nghiên cứu kỹ cơ chế chính sách của nước sở tại và cập nhật những điều chỉnh chính sách mới để điều chỉnh kịp thời về chiến lược đầu tư. Sự liên kết hỗ trợ giữa các nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn rời rạc, thiếu chặt chẽ. Năng lực tài chính của một số doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)