CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT
3.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
3.2.1 Định hướng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Giúp nhà nước quản lý hiệu quả hơn về hoạt động ĐTTTRNN khi các doanh nghiệp đã nắm rõ xu hướng, cũng như chiến lược ĐTTTRNN, từ đó doanh nghiệp áp dụng cho mình để việc đầu tư giảm thiểu rủi ro và các trở ngại nếu đi ngược với chủ trương của nhà nước.
75 http://www.doingbusiness.org/reports/global-
reports/~/media/giawb/doing%20business/documents/profiles/country/KHM.pdf [truy cập ngày 27/1/2014]
3.1.2.2 Cơ sở giải pháp ( S8+ O5+ W4+ W5+ W6)
Kết hợp với xu hướng luân chuyển vốn của các nước trên thế giới, cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 2011 – 2020 để có cái nhìn toàn diện hơn về ĐTTTRNN
3.2.1.3 Biện pháp thực hiện
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải song hành cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp vào trong nước
Hoạt động ĐTTTRNN thật chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hoặc sản xuất dư thừa ở trng nước như vốn, lao động, công nghê…ra bên ngoài để tạo thế cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp và hình ảnh của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế nói chung và Campuchia nói riêng.
Một số quốc gia đầu tư ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản là những nước có nền kinh tế mạnh nhất, nhì thế giới. Các nước đang phát triển cũng tham gia vào dòng luân chuyển vốn đầu tư quốc tế với tư cách là nước xuất khẩu vốn. Điển hình như Trung Quốc, mặc dù luôn đứng đầu các nước đang phát triển về thu hút đầu tư hàng chục năm nay nhưng đồng thời vẫn có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn hàng đầu trong nhóm nước này. Điều này cũng lý giải vì sao hàng hóa của Trung Quốc ngày càng bành trướng, ồ ạt và có thể len lỏi đến mọi ngóc ngách trên thị trường toàn cầu.
Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Trong đó, chiến lược đề cập đến việc khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTRNN thông qua việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Bên cạnh đó, chiến lược cũng nêu “ khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và có chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh hợp pháp ở nước ngoài”. Như vậy, Đảng và nhà nước đều tiến tới quan điểm thúc đẩy ĐTTTRNN cũng phải song hành với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước. Vì ĐTTTRNN sẽ đem lại kinh nghiệm quản lý cho doanh nghiệp, đem về nguyên liệu và lợi nhuận cho đất nước; đồng thời còn là cơ hội để phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt, đối với Campuchia – nước láng giềng với Việt Nam và cũng có nguồn tài nguyên dồi dào, lao động giá rẻ,…nhưng vẫn có những mặt Việt Nam có thể học hỏi để cùng phát triển vì hiện nay môi trường đầu tư Campuchia được đánh giá ngang bằng hoặc có sức hấp dẫn hơn Việt Nam.
Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
Việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam theo hướng mở rộng với các nước trên thế giới là điều hết sức cần thiết nhằm tăng cường khả năng hội nhập và cạnh tranh với khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện nắm bắt công nghê, những ngành, mặt hàng mũi nhọn; kết hợp nguồn lực trong nước và ngoài nước để đảm bảo cho hoạt động đầu tư sang Vương quốc Campuchia.
Nhà nước cần tranh thủ mọi thời cơ để tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế, tập trung mở rộng khả năng đầu tư ở các nước chưa có quan hệ ngoại giao, bãi bỏ các quy định gây hạn chế việc ĐTTTRNN, cụ thể với thị trường mục tiêu Campuchia. Chính sách đối ngoại đối với Campuchia chính là động lực thúc đẩy nguồn vốn đầu tư sang nước này.