CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA
2.4.2 Nhân tố xuất phát từ Campuchia
Hình 2.2: Vị trí địa lý Vương quốc Campuchia
Campuchia nằm ở khu vực Đông- Nam Châu Á trên bán đảo Đông Dương, có biên giới phía Tây- Bắc giáp Thái Lan, phía Bắc giáp Lào, phía Đông Nam giáp Việt Nam, phía Tây- Nam giáp vịnh Thái Lan, có biên giới biển là cửa ngõ vận tải rất quan trọng; có vị trí địa lý nằm giữa ASEAN và 6 nước dọc sông Mekong (Trung Quốc, Việt Nam, Myanma, Lào, Thái Lan và Campuchia).
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia nhờ vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi khi có cả đường sông, đường bộ, đường biển. Đến thời điểm này Việt Nam và Campuchia đã thỏa thuận mở 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu quốc gia, trong đó có 19 cửa khẩu đường bộ và 3 cửa khẩu đường sông. Hệ thống cửa khẩu này đã và đang giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, sự giao lưu của dân cư hai bên nhanh chóng và thuận tiện.
2.4.2.2 Cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư
- Quan hệ của Campuchia với các nước tài trợ, các giới kinh doanh nhất là khu vực tư nhân được duy trì tốt từ sau khi Hiệp định hoà bình về Campuchia được ký kết năm 1991. Đặc biệt, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia luôn được duy trì bền vững và cùng nhau phát triển trong suốt 47 năm qua, kể từ ngày đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao 24/07/1967.
- Hiện nay, Campuchia thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn được hưởng chính sách miễn thuế lợi tức từ 6 - 9 năm, sau đó thuế lợi tức là 20%/ năm, miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn, được tự do chuyển lợi nhuận về nước.
- Do công nghiệp của Campuchia chưa phát triển, dẫn tới tình trạng thiếu điện, nguyên liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Ngoài ra, Chính phủ Campuchia hiện cũng đang có kế hoạch khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng, bất động sản, ngân hàng, viễn thông,… Đây cũng là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh.
- Hệ thống pháp luật còn thiếu; một số đạo luật đã được ban hành nhưng còn thiếu những nghị định hướng dẫn thực hiện
- Chính sách về đất đai của Campuchia hay thay đổi, môi trường pháp lý phức tạp khiến cho các nhà đầu tư Việt Nam không yên tâm. Thủ tục tạm nhập, tái
xuất máy móc thiết bị vật tư cho các dự án đầu tư tại Campuchia rất khó khăn, còn nhiều phiền hà, chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian làm chậm tiến độ triển khai dự án.
Ví dụ: ngày 4/9/2012, Chính phủ Campuchia thông báo về việc tạm dừng việc khai thác gỗ tại tất cả các khu vực đất tô nhượng kinh tế có diện tích rừng già hoặc khu vực bảo tồn và khu vực rừng giữ lại. Trước đó, Thủ tướng Campuchia cũng đã ban hành Sắc lệnh về việc tạm dừng việc giao đất trồng cao su, khẳng định không giao đất thêm cho các dự án mới đến ngày 21/12/2015.
Việc điều chỉnh một số chính sách đầu tư nước ngoài của Campuchia sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới các dự án của nhà đầu tư Việt Nam.50
2.4.2.3 Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, hạ tầng cơ sở dịch vụ của Campuchia còn yếu. Hệ thống thủy nông kém, dịch vụ y tế chưa phát triển. Giá điện, nước viễn thông và vận tải cao so với các nước trong khu vực. Quản lý hành chính kém, quan liêu, tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt với những doanh nghiệp mới thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia.
2.4.2.4 Nguồn nhân lực
- Nguồn lao động tại Campuchia chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như trình độ tay nghề.
- Nếu đưa lao động Việt Nam sang phải chịu thuế và chỉ được đưa sang không quá 10% trên tổng số lao động cần thiết.
2.4.2.5 Sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư khác tại Campuchia
Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 4/1999, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 9/2003 (thành viên thứ 148), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; là thành viên đầy đủ và lớn thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Campuchia
50http://vneconomy.vn/doanh-nhan/dau-tu-sang-lao-campuchia-truoc-nhung-dieu-chinh-chinh-sach- 20121027111225565.htm [truy cập ngày 16/11/2014]
cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực như: Uỷ hội Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS), Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang Kinh tế Đông Tây (WEC)...Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng cường khả năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường khu vực: