GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Tiết 7-8: TÌM TIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy, học
1- Ổn định: (1ph) 2- Kiểm tra: (3ph)
- Thế nào là giao tiếp?
- Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản?
3- Bài mới:
Gtb: (1ph) tgt
Nội dung các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự.
- Mục tiêu: Hiểu đặc điểm chung, ý nghĩa của phương thức tự sự.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 30 ph GV: Gọi HS đọc ví dụ.
- Theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì để người nghe hiểu?
HS: - Người nghe muốn biết nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Người kể phải kể lại một chuỗi sự việc có liên quan đến nhân vật, có mở đầu, có kết thúc để người nghe hiểu nội dung câu chuyện.
GV: - Em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện Thánh Gióng?
Thảo luận nhóm:- Câu chuyện có những sự việc nào?
- Các sự việc đó thể hiện ý nghĩa gì?
- Nội dung của câu chuyện?
HS: Kể tóm tắt câu chuyện - Các sự việc:
a) Hai vợ chồng ông lão muốn có con.
b) Bà vợ giẫm vào vết chân lạ.
c) Bà vợ mang thai, sau 12 tháng sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Lên 3 tuổi cậu bé không biết nói, biết cười.
d) Nghe tiếng sứ giả, cậu bỗng dưng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.
e) Cả làng góp gạo nuôi Gióng, Gióng lớn nhanh như thổi.
g) Giặc đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
h) Giặc tan, Gióng lên núi, bỏ lại áo giáp sắt, cưỡi ngựa về trời.
I- Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
Ví dụ 1: sgk
Ví dụ 2: sgk
i) Vua sai lập đền thờ, phong danh hiệu.
k) Dấu tích còn lại của Gióng.
* Nội dung:
Truyện ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng.
Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử về con người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm.
GV: Từ thứ tự các sự việc trên,em có nhận xét gì về đặc điểm của phương thức tự sự và ý nghĩa của nó?
HS:
- Đặc điểm chung của phương thức tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa.
- Ý nghĩa: Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức dã học vào làm bài tập: Chỉ ra sự thể hiện của phương thức tự sự, tái hiện lại trình tự các sự việc, phân tích tác dụng của một chi tiết tự sự
- Phương thức: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình giảng giải, phân tích.
- Thời gian: 40 ph
GV: Gọi HS đọc bài tập 1 sgk - Nêu yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài, HS làm vào vở bài tập HS: Nhận xét bổ sung.
Tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa.
• Ghi nhớ:
(SGK)
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
- Sự việc 1: Ông già đẵn củi. Đẵn củi xong, đường xa kiệt sức, than thở và ước được thần chết đến mang đi.
- Sự việc 2:Thần chết đột ngột xuất hiện, lão sợ hãi , nói sang chuyện khác: Nhờ thần chết nhấc hộ bó củi lên cho lão.
Bài tập 2:
-Bài thơ Sa bẫy là văn tự sự.
- Kể lại việc : Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy bầy chuột nhắt. Đêm bé Mây nằm mơ thấy chuột nhắt sa bẫy nhiều nhưng sáng ra kẻ sa
GV: Gọi HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Trình bày cách làm bài.
HS: Làm bài vào phiếu học tập - Nhận xét bổ sung.
GV: Gọi HS đọc bài tập HS: Nêu yêu cầu của bài tập
- Trình bày những suy nghĩ của mình về cách giải bài tập.
- Lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào vở, sau đó nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài mới.
- Phương thức: Thuyết trình gợi mở.
- Thời gian: 2 ph
- Về nhà: Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học; xác định phương thức biểu đạt.
- Chuẩn bị bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
GV hướng dẫn:
+ Đọc văn bản, kể tóm tắt.
+ Xác định nhân vật, sự việc trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể + Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: tài năng của hai người, kết quả cuộc thi
+ Ý nghĩa + Nghệ thuật
bẫy chính là mèo.
Bài tập 3:
- Văn bản 1: Là một bản tin.
+ Nội dung: kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba.
Đây là văn bản tự sự.
- Văn bản 2: là một đoạn trong lịch sử lớp 6.
+ Nội dung: Kể lại người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
Đây cũng là văn bản tự sự.
Rút kinh nghiệm: ……….
………
………
TUẦN III
Ngày soạn:20/08/2013 Ngày dạy:
Tiết 9: SƠN TINH THUỶ TINH
(Truyền thuyết) A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2- Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3- Thái độ:
Biết ứng phó và tham gia bảo vệ môi trường nhằm hạn chế thiên tai xảy ra hằng năm.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Tranh minh hoạ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh 2- Học sinh: Soạn bài theo HDSGK