GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Tiết 11-12: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
C- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác
II- Hiểu chi tiết văn bản
1:Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần a) Nguyên nhân
- Nghĩa quân chống giặc nhưng thế lực yếu.
b) Cách cho mượn:
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới biển
- Lê lợi nhặt chuôi gươm trên rừng.
=> Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ miền ngược đến miền xuôi.
-Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi.
=> Dân tộc nhất trí, ý nguyện đoàn kết.
biển đến rừng núi, miền ngược đến miền xuôi.
GV: - Các bộ phận của thanh gươm rời nhau, nhưng khi khớp lại thì vừa như in mang ý nghĩa gì?
HS: - Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng.
GV:- Lê lợi được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm mang ý nghĩa gì?
HS: - Đề cao vai trò minh chủ, dân tộc nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng.
GV: Nếu Lê Lợi trực tiếp nhận gươm thì tác phẩm sẽ không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
GV: - Gươm sáng lên hai chữ Thuận Thiên có ý nghĩa gì?
HS: - Đây là chi tiết hoang đường dùng để nói lên ý muôn dân, trời tức là dân tộc, nhân dân đã trao cho Lê Lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc.
Gươm chọn người, chờ người mà dâng.
Người nhận gươm là nhận trách nhiệm trước đất nước, trước dân tộc.
GV: Hoàn cảnh Long quân đòi gươm?
HS: - Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
- Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê đã dời đô về Thăng Long.
GV: - Cảnh đòi gươm, trả gươm đã diễn ra như thế nào?
HS: - Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng một năm sau khi đã đuổi hết giặc Minh.
Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm.
- Thuyền đến giữa hồ, Rùa vàng nhô lên, Vua thấy gươm thần động đậy. Rùa tiến đến bên thềm đòi gươm. Lê Lợi trao gươm.
GV: treo tranh Lê lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi
3- Long Quân đòi gươm và sự tích hồ Gươm:
Hoàn cảnh:
- Đất nước thanh bình.
- Lê lợi làm vua
Cảnh đòi gươm:
- Rùa nổi lênđòi gươm
- Hồ đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm.
trên hồ Tả Vọng.
- Em có nhận xét gì về hình ảnh Lê Lợi cưỡi truyền rồng quanh hồ Tả Vọng?Từ đó hồ được đổi tên gì?
HS: Cuộc sống thanh bình, thịnh vượng của triều đại thời Lê
- Hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.
GV: Chi tiết khẳng định chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình. Giờ đấy thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống xây dựng đất nước.
Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.
Con người Việt Nam vốn là con người hiền lành, chất phát, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy thì những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước: Rũ bùn dứng dậy sáng lòa. Đất nước thanh bình, cũng chính những con người ấy:
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
GV: Địa điểm mượn gươm và trả gươm có cùng một chỗ không? Tại sao như vậy, ý nghĩa của chi tiết này?
HS: Thanh Hóa là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến.
Trả gươm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước là mở ra một thời kì mới, thời kì của hòa bình, lao động, xây dựng thể hiện được tư tưởng yêu hòa bình của dân tộc.
GV: - Ý nghĩa cuả truyện?
HS: Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta
Hoạt động4: Hướng dẫn tổng kết.
- Mục tiêu: Tổng kết về nội dung, nghệ thuật.
- Phương pháp: Vấn đáp
4- Ý nghĩa của truyện:
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
III- Tổng kết:
- Nghệ thuật:
- Nội dung:
- Thời gian: 4 ph
GV: Nghệ thuật của truyện?
HS: Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân là đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng (mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân).
GV: Nội dung của văn bản?
HS: Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đầu thế kỉ XV.
Truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
GV: - Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 5 ph
GV: Gọi HS đọc bài tập.
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: Cho hs đọc bài tập 2
HS: Trình bày ý kiến của cá nhân, cả lớp nhận xét
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Mục tiêu: Ôn những kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau.
- Phương pháp: Thuyết trình gợi mở.
- Thời gian: 2 ph
- Về nhà đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, tập đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn của mình; phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng, sưu tầm bài viết về Hồ Gươm.
- Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự
Ghi nhớ: (sgk)
IV- Luyện tập: