Tạo sinh và giải cấu trúc luận trong việc phân định loại hình

Một phần của tài liệu nhạc điệu thơ việt qua những sáng tạo của thơ mới (Trang 72 - 76)

Chương 2: HÌNH THÁI NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN THƠ MỚI 1932 - 1945

2.1. Vấn đề phân định loại hình nhạc điệu thơ

2.1.2. Tạo sinh và giải cấu trúc luận trong việc phân định loại hình

Cấu trúc – chức năng luận không giải minh được sự vận động và tương tác giữa các hình thái cấu trúc mà khắc phục bằng cấu trúc luận tạo sinh (Generative Structuralism). Trên bình diện ngôn ngữ phổ quát, N. Chomsky đã mô hình hóa các

cấu trúc ngữ pháp bằng những hạt nhân cấu trúc ban đầu và hoạt động tạo sinh- cải biến trong quá trình thực thi ngôn ngữ. Khái niệm ngữ năng (Competence) và ngữ thi (Performance) của Chomsky như là công cụ quan trọng nhất của lí thuyết tạo sinh. Ngữ nănglà khả năng hiểu biết tối thiểu, ngầm ẩn trong môi trường ngôn ngữ mà người sử dụng ngôn ngữ đang sống. Còn ngữ thi là sự thực thi ngữ năng thành hoạt động ngôn ngữ thực tế trong những hoàn cảnh cụ thể. Đối tượng trung tâm của lí thuyết tạo sinh là ngữ năng, nhà nghiên cứu tường minh hóa cơ chế của ngôn ngữ từ những mô hình ngữ pháp mang tính bản năng của con người, từ đó phát hiện những tạo sinh và cải biến liên tục trong quá trình thực thi ngôn ngữ. Lí thuyết tạo sinh trong nghĩa như vậy đã thành lí thuyết về loại hình ngữ pháp và những cải biến về mặt loại hình trong sáng tạo của con người [19], [170].

Mặc dù chưathấycông trình nào nói về thi ca, nhưng lí thuyết tạo sinh lại có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc nghiên cứu hình thái “cú pháp âm thanh”, bởi vì tạo sinh và cải biến cũng là nguyên tắc mang tính phổ quát đối với sáng tạo thi ca.

Làm thơ, thực chất là một hoạt động ngôn ngữ ở một trìnhđộ khác, người làm thơ thực hiện đồng thời cả hai bình diện ngữ pháp: các quy tắc kết hợp ngữ âmcác quy tắc kết hợp ngữ nghĩa. Âm luật học thi ca khi chưa đi vào khuôn khổ hình thức nó tồn tại như một năng lực ngôn ngữ mà bất cứ người làm thơ nào cũng có.

Đứa trẻ chơi và hát đồng dao với khả năng sáng tạo nên những vần thơ có vần có điệu. Không đợi đến khi học kĩ các loại luật thơ, người làm thơ mới có thể làm nên những bài thơ đúng âm luật. Khi môi trường văn hóa thi ca thâm nhập vào trong máu thịt, các giai điệu, các tiết tấu thi ca quen thuộc tự động vận hành trong sáng tạo một cách tự nhiên. Các nhân tố âm luật với những hình thái quen thuộc trở thành một thứ ngữ năng chi phối sâu sắc hoạt động sáng tạo của người làm thơ, và chính chúng mang những phong cách văn hoá đặc thù.

Tất nhiên, trọng tâm của lí thuyết tạo sinh là quy tắc cải biến. Cũng như hoạt động ngôn ngữ thông thường, làm thơ không phải lúc nào cũng tuân theo khuôn mẫu có sẵn mà là sáng tạo theo quy tắccải biến quy tắc. Các phương thức hòa

thanh nằm trong cơ chế ngữ năng – một cơ chế có tính sáng tạo:với mô hình có hạn tạo sinhra vô hạn các tổ chức âm thanh khác nhau. Trong cái nhìnấy, “ngữ pháp lí thuyết được xem là một tập hợp những thủ pháp nhằm phát hiện ra cái ngữ pháp thích đáng đối với một ngôn ngữ”. Có nghĩa là, “lí thuyết ngữ pháp là một thủ pháp đánh giá các ngữ pháp”[19, tr.113],ở đó, tùy theo loại hình ngôn ngữ mà người sử dụng lựa chọn ngữ pháp thích đáng trong việc tạo sinh và cải biến trong quá trình hiện thực hóa ngữ năng.

Lí thuyết tạo sinh của Chomsky có thể ứng dụng cho cú pháp học âm thanh trên hai cấp độ:sáng tạo theo quy tắc và sáng tạo thay đổi quy tắc. Sáng tạo theo quy tắc dựa vào nguyên lí âm luật để xây dựng các mô hình cấu trúc chuẩn mực.

Sáng tạo bất quy tắclấymô hình cấu trúc chuẩn nào đó phá cách để tạo sinh nên các hình thái nhạc điệu mới. Trong sự xâm nhập giữa các nhân tố dị biệt, sự lựa chọn mô hình cấu trúc đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc định hình và phát triển thể điệu cũng như sự thống nhất phong cách trong lịch sử vận động, biến hoá phức tạp của nhạc điệu thi ca.

Và hiển nhiên, trong quá trình phát triển thể điệu, các hạt nhân cấu trúc làm chủ âm có khả năng vận động từ hệ thống này sang hệ thống khác, và một hệ thống có thể tồn tạivài hạt nhân cấu trúc với tính chất lai ghép làm cho cấu trúc tự thân nó biến thành giải cấu trúc. Có nghĩa là, động lực cấu trúc không nằm ở loại hình định sẵn mà nằm ở sự tương tác qua lại giữa các cấu trúc, tại nơi tương tác ấy là các giao điểm phát sinh ra động lực của sự vận động theo các chiều hướng khác nhau. Giải cấu trúc bổ sung thêm những khiếm khuyết về phương pháp luận cho hình thái học cấu trúc khi nghiên cứu những hiện tượng nhại, lai ghép vốn tồn tại phổ biến trong văn học hiện đại nói chung và thi ca nói riêng.

Đáng chú ý là khi nói về chủ âm, Jakobson đã nhìn ra sự thay đổi các chuẩn giá trị trên trục lịch đại và xác định các đặc trưng hình thái học âm thanh: “Với sự phát triển về sau của chủ nghĩa hình thức, xuất hiện quan niệm chính xác hơn về một tác phẩm thi ca như là một hệ thống được trật tự hóa, cấu trúc hóa cao. Từ đấy, sự tiến hóa của thi ca thực chất là sự thay đổi trong thang bậc này” [114, tr.202].

Như một quy luật của nghệ thuật, sáng tạo thi ca thường vận động theo chiều hướng: phi chuẩn → chuẩn → phá chuẩn. Về mặt cấu trúc, dùở trìnhđộ chuẩn hay không chuẩn, các hình thái âm thanh của thơ vẫn dựa vào những hạt nhân ổn định và bền vững như những giá trị phổ quát. Về mặt lịch sử, sự vận động này là cả một quá trình lâu dài, từ sáng tạo cá nhân đến phổ quát xã hội, rồi như một cuộc bứt phá ngoạn mục, cá nhân lại làm ra những giá trị mới trên cái nền của những phổ quát ấy để chứng tỏ sự tồn tại độc đáo đa dạng của nghệ thuật. Về mặt loại hình, tùy theo hình thái ngôn ngữ, các dân tộc tự lựa chọn cho mình những thể điệu với chủ âm nào đó phù hợp với biểu hiện tinh thần đặc thù.

Cấu trúc nhạc điệu thơ điệu tính nói chung và thơ Việt nói riêng dựa trên nhiều nhân tố: vần, nhịp, niêm, đối, bằng trắc của luật thơ cổ điển,kể cả sự tham dự của ngữ điệu biểu cảm trong thơ lãng mạn. Ở đây cần lưuý, quan hệ giữa các nhân tố của âm luật và ngữ điệu biểu cảm là quan hệ xung đột và điều chỉnh giữa cái tĩnh và động, giữa cái phổ quát phi phong cách và cái mang xu hướng phong cách hoá. Tất nhiên, về mặt hình thái học, hạt nhân cấu trúc phổ quát làm nên nhạc tính thi ca của mọi dân tộc,nhân tố đóng vai trò chủ âm thống trị lâu bền nhất trong lịch sử thi ca, đồng thời chi phối, điều chỉnh mọi nhân tố khác, trước tiên là vầnnhịp, trong đó ngữ điệu và các nhân tố khácchỉ tham dự vào việc tuỳ biến cấu trúc, nhất là đối với thi ca hiện đại. Với mỗi hình thái khác nhau, vần và nhịp là những nhân tố căn bản sinh ra hệ thống các thể điệu khác nhau. Chúng chính là cái “cốt” - bộ xương của nhạc điệu, tích tụ nên “khí” - động lực của âm thanh, sinh ra “phong” - sức mạnh của thi ca, nói theo cách của âm luật học cổ điển, là các mô hình “ngữ năng” theo cách nhìn của cấu trúc luận tạo sinh, những “kí hiệu của kí hiệu” hay “cái biểu đạt của cái biểu đạt” theo cách nhìn của kí hiệu học và giải cấu trúc luận.

Các nhân tố này thường ẩn nấp trong những chỉnh thể mà bề ngoài tưởng chừng giống nhau nhưng bên trong luôn mang những đặc tính khu biệt. Cho nên,

“cần phơi trần” chúng ra như cách nói của R.Jakobson, “làm cho nó hiện ra một cách độc lập như sự phơi trần và độc lập của các thủ pháp trong những bức hoạ lập thể”[44, tr.184], nhưng không phải làtính thơ hay chức năng thơ phổ quát mà ở giá trị về mặt hình thái học, phong cách học nhạc điệu của chúng.

Một phần của tài liệu nhạc điệu thơ việt qua những sáng tạo của thơ mới (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)