Chương 2: HÌNH THÁI NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN THƠ MỚI 1932 - 1945
2.2. Hạt nhân cấu trúc và quá trình tạo sinh chuẩn nhạc điệu thơ Việt
2.2.1. Hình thái nhịp và sự tạo sinh tiết tấu
Thơ đi bằng nhịp điệu [116, tr.20]– luận đề này có tính phổ quát cho mọi nền thi ca của mọi loại hình ngôn ngữ.Các hình thái câu thơ, từ sơ khai đến cổ điển và hiện đại dù trải qua những biến đổi với những lựa chọn theo các phương thức hòa âm khác nhau nhưng vẫn giữ nhịp như một nhân tố quan trọng quyết định cho nhạc tính thi ca. Bởi vì nhịp là đơn vị cú pháp cơ bản, nhân tố thứ nhất của cấu trúc hòa thanh: nhịp sinh ra động lựcvà điều hòa sự vận động, và cũng chính nó tạosinh các kiểu tiết tấu như bộ khung kiến trúc của toàn thi phẩm.
Có thể hình dung, trên trục ngữ đoạn, một chuỗi âm thanh vận động bằng sự tiếp nối của các âm đoạn khác nhau. Trong lời nói thông thường, các âm đoạn được tổ chức một cách tự nhiên, ngẫu nhiên theo độ dài ngắn, mạnh nhẹ của các đơn vị âm thanh biệt lập. Kết quả là, nói như Hegel, “có một sự kế tục có vẻ ngẫu nhiên– thoát khỏi mọi quy tắc và mọi điều lệ- của những chữ và những âm tiết khác nhau”.
Trong khi đó, “nhiệm vụ của thơ lại là đưa vào trật tự tình trạng không có trật tự ấy, cũng hệt như nhiệm vụ của nhạc là bắt cái diễn thời (durée) lộn xộn của các âm phải tuân theo một thứ tự nhất định bằng cách ra lệnh cho nó phải tuân thủ một đơn vị diễn thời” [67, tr.540-541]. Nói cách khác, áp lực của cái trật tựlên cái phi trật tự là chức năng trọng yếu của tiết tấu thi ca. Một khi diễn thời của một chuỗi âm thanh được chia đều theo nhịp, tất yếu xảy ra hiện tượng:các âm tiết bị dồn nén lại,hoặc bị giãn nở ra, và chính sự đối lập mang tính xung đột ấy sinh ra động lực của sự vận động sóng âm và tiếng vang âm nhạc.
Khi một hình thái nhịp được lựa chọnlàm chủ âm(nhịp chủ) cho toàn bộ dòng chảy âm thanh sẽ sinh rathể thơ với tiết tấu đặc thù, từ phi chuẩn đến chuẩn hóa về âm luật.
2.2.1.1. Hình thái nhịp chẵn: Hình thái nhịp chứa đựng trong mỗi ô nhịp là một số lượng chẵn đơn vị âm thanh hay âm tiết làm đơn vị cú pháp nhỏ nhất cho chuỗi âm thanh.
Về mặt cấu trúc, trường độ của các đơn vị âm thanh trong nhịp chẵn luôn được phân bố với độ dài tương đương, cho nên vạch phân nhịp hoàn toàn mang tính chất
lâm thời, các âm tiết tiếp liền nhau, nhịp chỉ để tạo thế luân phiên giữa các phách mạnh với phách nhẹ cho các bước sóng âm thanh. Có thể xác định hai mô hình cú pháp phổ biến của hình thái nhịp chẵn theo kí hiệu âm nhạc:
(1) … hoặc(2) …
Về mặt động lực, do sự phân bố đều đặn về mặt thời gian, nhịp chẵn tồn tại như một cấu trúc tĩnh (Âm tính), nhưng lại động bởi sự cộng hưởng liên tục ra bên ngoài nhờ tính tương đương của giá trị thời gian. Bước sóng của nhịp chẵn không có độ căng để xuất hiện biến cố tạo ra xung đột mạnh,cường độsóng âm hoàn toàn phụ thuộc vào điểm nhấn tiết tấu với sự luân phiên một phách mạnh và một phách nhẹ. Cách (1) nhịp độ chậm, bước sóng vận động theo nhịp đôi, cách (2) nhịp độ nhanh, bước sóng vận động theo nhịp tư và gợi cảm giác ngắt nhịp giữa hai bước sóng, còn gọi là ngắt nhịp giả.
Khi nhịp chẵn đóng vai trò chủ âm sẽtạo sinhcác thể điệu dân gian mà ta tạm quy ước cách gọi làđiệu múa hay điệu hát. Lấy đồng dao, ca dao Việtlàm mẫu, có thể hình dung, điệu múa hình thành như là thứ nhịp điệu mô phỏng động tác trò chơi, còn điệu hát hình thành như thứ nhịp điệu cảm xúc từ thế nguyên hợp giữa ngôn ngữ và tiếng hát trữ tình.
Khi nhịp chẵn bị phân cắt thành dòng thơ đơn nhịp với bước sóng 2 âm tiết, áp lực của sự phân cắt ấy hình thành nên thể đồng dao một dòng hai chữ với tiết tấu rộn ràng, dứt khoát:
- Bông chi?/
Bông bác/
Bác chi?/
Bác lùm/
Lùm chi?/
Lùm tài/…
- Chuyềnthẻ/
Cái mốt/
Cái mai/
Con trai/
Cái hến/
Con nhện/
Chăng tơ/
Quả mơ/
Quả táo/
Cái gáo/
Lên đôi/
Rải đôi/...
Thực ra, với thể thơ này, giữa hai dòng chỉ là một nhịp giả, một liên hai nhịp chẵn tiếp liền mới hình thành nên một nhịp rõ nét. Vì thế, nhịp chẵn có xu hướng tiếp liền (“liền mí” hay “xếp ngói”) các cặp song đôi đểtạo sinhdòngthơbốn chữ:
Dung dăng/ dung dẻ/
Dắt trẻ/ đi chơi/
Đến cửa/ nhà trời/
Lạy cậu/ lạy mợ/
Cho cháu/ về quê/
Cho dê/ đi học/
Cho cóc/ở nhà/
Cho gà/ bới bếp/
Hình thái của câu đố, vè cũng tạo sinh từ đấy: “Con gì/ ăn no/ Bụng to/ mắt híp/ Nằm thở/ phì phò/”, “Nghe vẻ/ nghe ve/ Cái vè/ đánh bạc/…”. Tục ngữ lợi dụng hình thái này để thực hiện chức năng thơ cho tính trí tuệ của thông báo: “Ăn chắc/ mặc bền/”, “Ăn vóc/ học hay/”…
Khi dòng thơ giãn thành nhịp tư, các phách mạnh và nhẹ của các ô nhịp tiếp liền và cộng hưởng nhau làm cho tục ngữ cũng có tiết tấu mềm mại, du dương:
- Gần mực thìđen/, gần đèn thì rạng/.
- Gà đen chân trắng/, mẹ mắng cũng mua/.
Gà trắng chân chì/, mua chi giống ấy/.
Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì sự cân đối, tề chỉnh giữa các câu thơ nhịp chẵn, dòng chảy âm thanh trở nên đơn điệu. Câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập thỉnh thoảng cũng sử dụng nhịp chẵn, để không đơn điệu, người đọccó thểcải biếntheo cách phân nhịpso le 2/4 (một nhịp đôi và một nhịp tư):
- Danh thơm/ một áng mây nổi/
Bạn cũ/ ba thu lá tàn/
- Cơm ăn/ chẳng quản dưa muối/
Áo mặc/ nài chi gấm thêu/
Đó chính là khả năng tùy biến của nhịp chẵn trên nền của ngôn ngữ đơn lậpmà các âm tiếttiếng Việt có đủ khả năng co giãn trong không gian ô nhịp, các trọng âm chuyển động theo bước sóng dài ngắn khác nhau để gây động lực cho sóng âm.
Lục bát là một sự lựa chọn tất yếu và thông minh cho việctạo sinhtiết tấu nhịp chẵn. Do thế so le 6– 8, cảm giác đơn điệu, trùng lắp bị phá vỡ, câu ngắn thúc đẩy câu dài, lục bát đã tiềm ẩn xung đột bên trong cho sự vận động và phát triển, nhưng vẫn giữ thế hồi hoàn, êm ả và ngân nga của dòng chảy âm thanh, chuyển điệu múa nhịp nhàng của đồng dao sang điệu hát du dương của ca dao:
Trong đầm/ gìđẹp/ bằng sen/
Lá xanh bông trắng/ lại chen nhụy vàng/
Nhụy vàng/ bông trắng/ lá xanh/
Gần bùn/ mà chẳng hôi tanh/ mùi bùn /
Sự đan xen thể bốn chữ và lục bát (hợp thể) cũng là một cách phá vỡ thế đơn điệu của các bước sóng âm thanh. Câu ca Huế:
Chiều chiều/ trước bến/ Văn Lâu/
Ai ngồi/ ai câu/
Ai sầu/ ai thảm/
Ai thương/ ai cảm/
Ai nhớ/ ai mong/
Thuyền ai/ thấp thoáng/ bên sông/
Đưa câu mái đẩy/ chạnh lòng nước non/
Các nhà nghiên cứu âm luật chừng như chưa thấy hết động lực thi pháp bên trong hình thái nhịp chẵn, nên chê nó đơn điệu. Thực ra, nó chỉ đơn điệu khi năng lượng sóng âm bị phân đều nhịp đôi trong một cấu trúc tề chỉnh đến mức phát tán hết mọi xung động: dạng thuần 4 chữ,6 chữchẳng hạn. Trong khi, chẵn là một ưu thế để tạo sinh vô tận chống lại sự đơn điệu đó. Trường độ các đơn vị âm thanh có thể tùy biến khá tự do, dứt khoát hoặc liền mạch, giãn hoặc dồn do sự phân nhịp lâm thời, và đặc biệt, tự nó có khả năng phân cắt hoặc nhân đôi đểtạo ra các thể thơ mang bước sóng dài ngắn khác nhau: 2 chữ,4 chữ,6 chữ, 8 chữ, 10 chữ… Câu ca Huế trên kia có bản ghi ngắt các dòng 4 chữ thành 2 chữ hoặc tiếp liền liên tục thành 8 hoặc 16 chữ màkhông phương hại âm hưởng chủ đạo của điệu thơ.
Đối với Thơ Mới, khicó sự tác động của ngữ điệu biểu cảm, khả năng tuỳ biến của nhịp chẵn càng thể hiện rõ nét, mặc dù đã bị câu thúc trong giới hạn sắp xếp của dòng thơ, nhưng sự nối kết giữa hai dòng bắc cầu vẫn rất tự nhiên:
Trời cao, xanh ngắt. – Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
(Thế Lữ- Tiếng sáo Thiên Thai) Lạnh lùng, gió cuốn. Hững hờ,
Trên cao một đám mây mờ bay qua.
(Phạm Huy Thông –Cành liễu bên hồ) Rõ ràng, do sự phân bố trường độ trải đều cho các đơn vị âm thanh, không có sự đối lập nội tại (dài - ngắn) trong một ô nhịp mà chỉ có sự đối lập ngoại tại nhờ
điểm nhấn tiết tấu lâm thời, cho nên nhịp chẵn tĩnh mà động, không cố định, không hoàn tất, mỗi đơn vị âm thanhdự trữ một năng lượng tiềm tàng đểphát sinh nối liền liên tục các ô nhịp với nhau. Đó là lí do các điệu thơ còn nằm trong trạng thái nguyên hợp giữa thơ và nhạc như Kinh Thi của người Trung Hoa và ca dao, đồng dao, vè của người Việt chọn ưu thế loại hình nhịp này làm chủ âm (nhịp chủ) để phát huy độ nhịp nhàng và ngân nga của tiết tấu trong biểu diễn. Đối với người Trung Hoa, tiến trình vận động tạo sinh thể điệu từ loại hình nhịp này bị đứt đoạn, chỉ được kế thừa phần nào trong một số câu thơ ở từ khúc, phú; nhịp chẵn chỉ sử dụng phối hợp làm nền cho chủ âm nhịp lẻ, mà không được phát huy trong việc chuẩn hóa thi luật. Trong khi lục bát và song thất lục bátViệtcó thể xem là sự hoàn tất quá trình hình thành kiểu tiết tấu nhịp chẵn trên con đường tạo sinh từ điệu múa chuyểnsangđiệu hát của thi ca truyền thống Việt Nam.
2.2.1.2. Hình thái nhịp lẻ: Hình thái nhịp chứa đựng trong mỗi ô được phân nhịp là một số lượng lẻ đơn vị âm thanh hay âm tiết làm đơn vị cú pháp nhỏ nhất cho chuỗi âm thanh.
Về mặt cấu trúc, trừ hình tháiđặc biệt một âm tiết chiếm một ô nhịp, số lượng âm tiết trong một ô nhịp thường là 3,trường độ của các đơn vị âm thanh được phân bố với độ dài ngắn không đều; phách mạnh dồn vào âm tiết đầuhoặc cuốiô nhịp, các âm tiết dồn nén đẩy sóng âm vận động nhanh. Có hai hình thái cú pháp sau:
(1): …hoặc(2): …
Về mặt động lực, do sự phân bố không đều đặn về mặt thời gian cho các âm tiết,nhịp lẻ tồn tại như một cấu trúc động (Dương tính), nhưng lại tĩnh bởi chỉ có sự đối lậpnội tại. Bước sóng của câu thơ theo nhịp lẻ có độ căng cao để xuất hiện biến cố tạo ra xung đột âm thanh, cho nên cường độ mạnh, dòng chảy âm thanh sinh động.
Trong sơ đồ kí âm trên, dễ nhận thấy có hai hình thái nhịp lẻkhác nhau.Ở hình thái (1), vạch nhịp giữa hai bước sóng mang tính chất lâm thời bởi vì âm cuối ô nhịp đầu có khả năng tiếp liền với âm đầu ô nhịp sau. Ở hình thái (2) vạch nhịp cố định phân cách rõ ràng bởi thời gian trống cho đơn vị âm thanh cuối ô nhịp, cho nên phân nhịpcủa nó đồng nghĩa với ngắt nhịp.
Hình thái (1) được xem như một biến thể của nhịp chẵn (Âm cực sinh Dương) bằng cáchtạo tiếttấu theo phương thức luyến láy của âm nhạc truyền thống:
= ¥
Thi pháp dân gian Việt chọn hình thái này như một cách tạo sinh từ nhịp chẵn, lấy nhịp chẵn làm chủ âm gây áp lực lên sự phân bố trường độ và cường độ của nhịp lẻ. Điểm ngắt nhịp giữa các dòng thơ chỉ tồn tại lâm thời để tiết tấu của đồng daođảm bảo hoạt động một cách nhịp nhàng sinh động:
- Vuốt hạt nổ/
Đổ bánh xèo/
Xào xạc/
Vạc kêu/
Nồi tròn/
Vung méo/…
- Xít cụi/
Xụi lơ/
Bà bán củi/
Khom lưng/
Bà bán bánh chưng/
Trắng vế/…
Các dòng thơbội số chẵn (4, 6, 8,… âm tiết) đều có thể tạo sinh nhịp lẻ theo hình thái (1). Tục ngữ tạo ra các điểm ngắt nhịp giả để khai thác thế đối xứng của tiểu đối:“Ăn trông nồi,/ ngồi trông hướng/”, “Sống để bụng,/ chết mang theo/”…
Các câu thơ lục ngôn xen trong thể thất ngôn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với bội số 6 chẵn, ngoài cách phân nhịp chẵn như dẫn ở phần trên, đã tận dụng lối phân nhịp này để tạo nên biến tấu sinh động:
- Bẻ cái trúc/ hòng phân suối/
Quét con am/ để chứa mây/
- Mắt hòa xanh/ đầu dễ bạc/
Lưng khôn uốn/ lộc nên từ/
(Nguyễn Trãi–Quốc âm thi tập) Muốn vô nhai,/ khôn lẽ được/,
Ơnphi phận,/ khá đều phân/.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân quốc ngữ thi) Hệ quả, với hình thái nhịp chẵn của thi pháp Việt, các dòng thơ mang bội số chẵn đều có thể biến nhịp từ chẵn sang lẻ,một câu thơ sáu chữ có thể phân nhịp 3/3 như trên, riêngcâu thơ tám chữ có thểtạo sinh hình thái nhịp lẻ bằng nhiều cách để tạo ra các dạngtiết tấu khác nhau.
Có thể chêm âm tiết vào ô nhịp chẵn như ca dao, dân ca tạo nên hiện tượng đảo phách “chấm giật” sinh động và các nốt luyến uyển chuyển:
Trúc xinh,/ trúc mọc đầu đình/
Chị hai xinh/ chị hai đứng/đứng một mình/ cũng xinh/
(Hát quan họ Bắc Ninh) Mẹ ra đi/ mà cửa song loan/ trên đóng/ dưới cài/
Anh thương em/ chi cho lắm/ thì cũng đứng ngoài/ ngó vô/…
(Hò giã gạo miền Trung)
Dòng thơ lục bát biến tấu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thực chất là dịch chuyển phân nhịp lâm thời từ chẵn sang lẻ:
- Vạch da cây,/ vịnh bốn câu/ ba vần/
- Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ ở chung/
- Đóa trà mi/ đã ngậm gương/ nửa vành/
- Đĩa dầu vơi/ nước mắt đầy/ năm canh/
Một hệ quả thú vị, dòng thơ 8 chữ của hát nói trong ca trù, sau này trở thành một thể riêng của Thơ Mới đã tạo sinh từ nguyên lí này:
Nước nước biếc/ non non xanh/
Sớm tình tình sớm/ trưa tình tình trưa/
Nhớ ai/ tháng đợi/ năm chờ/
Nhớ ai độ ấy/ bây giờ là đây/
Hồng Hồng,/ Tuyết Tuyết,/
Mới ngày nào/ chửa biết/ cái chi chi./
Mười lăm năm/ thấm thoắt/ có xa gì,/
Ngoảnh mặt lại/ đã tới kì tơ liễu…/.
(Dương Khuê –Đào Hồng, Đào Tuyết) Tóm lại, ở hình thái (1), nhịp lẻ chỉ là tuỳ biến từ hình thái nhịp chẵn dựa trên khả năng co giãn của âm tiết tiếng Việt, điều đó càng chứng minh khả năng tạo sinh khá lớn của thi pháp dân gian Việt trong tính tự nhiênsinh động của nó.
Hình thái (2) là một cấu trúc chặt chẽ bởi sự dồn nén bên trong và tạo ra sự ngắt nhịp rõ ràng phân minh. Vì sự đối lập nội tại giữa dài và ngắn trong mỗi ô nhịp, cùng với sự ngắt nhịp dứt khoát, cho nên bản thân mỗi hình thái nhịp lẻdạng này đã là một cấu trúc tự tại, động mà tĩnh, mỗi nhịp là một bước sóng độc lập,
hoàn tất một chu kì. Cácđơn vị âm thanh phát huy hết năng lượng nội tại sống động bên trong ô nhịp, cho nên, từ ô nhịp này sang ô nhịp khác bao giờ cũng bị đứt đoạn, ngăn cách. Vì thế, cùng là nhịp lẻ, nhưng hai hình thái (1) và (2) có sự khu biệt rất rõ ràng về động lực bên trong của cấu trúc.
Các câu lục ngôn phân nhịp lẻ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được dẫn trên kia, khi ghép vào các câu thất ngôn luật Đường, do áp lực của chủ âmnhịp lẻ, cách đọc theo hình thái (1) có xu hướng dịch chuyển sang cách đọc ở hình thái (2) phân đoạn dứt khoát giữa hai vế tiểu đối với vẻ hàn lâm của nó.
Hình thái nhịp lẻ (2) do đó chỉ tồn tại với nhịp 3/3 cho câu thơ lục ngôn nếu người đọc muốn ngắt nhịp rõ ràng giữa hai vế cho ra vẻ đối hàn lâm để giao thoa với thi luật Hán cổ điển, còn ít khi hình thái này được chuẩn hóa thành một thể riêngđộc lập với dạng câu thơ song song thuần nhịp lẻ. Nó chỉ có thể kết hợp với nhịp chẵn ở trước để chế ngự sự buông lỏng của dòng thơ: Hải khẩu/ hữu tiên san/
Tiền niên/ lũ vãng hoàn/…(Nguyễn Trãi – Dục Thuý sơn); Tây Hồ hoa uyển/ tận thành khư/ Độc điếu song tiền/ nhất chỉ thư/…(Nguyễn Du –Độc Tiểu Thanh kí)…
Thi pháp hàn lâm Hán cổ điển đã tận dụng nét ưu trội của nhịp lẻ làm chủ âm bằng cách đặt nhịp lẻ cuối mỗi dòng thơ chế ngự các dòng thơ thành các âm đoạn độc lập tạo nên một điệu thơ mang vẻ đẹp kín đáo thâm trầm mà người ta thường gọi làđiệu ngâm.
Khi có sự tham gia của ngữ điệu biểu cảm vào tiến trình thi pháp, khả năng tuỳ biến của nhịp lẻ xảy ra vẫn rất hạn chế. Trường hợp bắc cầu trong Thơ Mới ở thể thất ngôngốc Hánchỉ là một sự tuỳ biến gượng ép,mất tự nhiên so với lối bắc cầu của loại tiết tấu mang chủ âm nhịp chẵn, bởi nhịp lẻ kết thúc dòng thơ đã tự bảo toàn năng lượng cho một chu kì sóng âm:
Khi bóng hoàng hôn phủ núi xa, Khi niềm tơ tưởng vướng chân, và Khi cầm không được, anh ngồi khóc;
Ấy lúc em tôi đã tới nhà .
(Huy Cận –Em về nhà) Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng
(Thế Lữ- Giây phút chạnh lòng)