Chương 3: VIỆT HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA NHẠC ĐIỆU THƠ
3.4. Tự do cho thơ và thơ tự do
3.4.2. Sự ra đời của thơ tự do
Đi tìm tự do về cú pháp ngữ nghĩa, vô tình Xuân Thu Nhã tập lại rơi vào khuôn khổ của cú pháp âm thanh, dù đó chỉ là thứ luật vô hình như họ chủ trương. Thay đổi cúpháp ngữ nghĩa xem racó vẻdễ hơn thay đổi cú pháp âm thanh. Âm luật trở thành một thứ từtrường với hấp lực mạnh mẽ mà những thay đổi của Thơ Mớichỉ diễn ra mang tính cục bộ. Đến lúc tìm thấy tự do về ngữ âm, Thơ Mới lại rơi vào thái cực khác: bất tuân mọi quy tắc âm luật. Ngoài lối thơ bậc thang, xếp chữ, Nguyễn Vỹ quyết tâm cổ động cho một lối thơ hoàn toàn mới thoát ra khỏi hấp lực vô hình của âm luật cũ bằngLối thơ 10 chân, Lối thơ 12 chân:
- Những cặp mắt xinh đẹp, mà ta thấy thoáng qua Ban ngày, lúc ta thủng thỉnh đi trên đường phố Bây giờ một mình ta trằn trọc trong đêm tối…
-Tôi đãđược nhìn rất cảm động những trẻ mồ côi nhỏ Những bà già và những cô thiếu nữ xinh đẹp, ngây thơ Hôn hít hai bàn chân Thánh hoặc lấy tay vuốt ve, sờ Hay là với khăn mùi soa, vạt áo, miếng nhung, miếng vóc Mà họ áphôn vào môi, hoặc đưa lên đầu tóc…
Đúng là lối thơ này đã bóc được chiếc kén của các điệu thơ cũ, giai điệu tiết tấu không nằm trong khuôn khổ âm luật nào của thi ca truyền thống. Sự tương đương độ dài của các câu thơ (10 hay 12 chữ) chỉ là sự “chặt chân cho vừa giày”, có vần nhưng khoảng cách giữa chúng khá xa thành ra vô dụng, và như vậy, đôi cánh tự do của nó đã bay sangđịa hạt khác:văn xuôi. Lê Ta có lí để giễu cợt thể nghiệm bất thành này của Nguyễn Vỹ: “Am hiểu âm luật, biết nói đến những chữ trật tự, quy tắc, biết chê sự hỗn độn, hồ đồ, lại biết ghét những cái ngớ ngẩn ngây ngô, mà lại viết ra những thơ như trên kia thì viết làm gì?” [115, tr.192]
Nguyễn Thị Manh Manh nhiệt thành hơn cả Nguyễn Vỹ, trong khi cổ súy cho những bài thơ tự do của Hồ Văn Hảo, Khắc Minh… trên Phụ nữ tân văn, cũng đã trình diễn một lối thơ không vần mà số lượng chữ trên dòng thơ không hạn chế:
Ôi! Mấy bức tranh của họa sĩ là một đời in khắc!
Các anh ơi các anh chẳng có biệt tài, có chí cao, có gan lớn thì tôi chẳng xúi các anh những chuyến đi xa.
Tôi chẳng buộc các anh cưỡi ngựa vượt non băng ngàn lưu linh xứ lạ.
Chống với gió mưa vất vả với sương tuyết, tơi tả với băng sơn Tôi chỉ xin các anh bẻ ống, đập đèn, liệng tim quăngmóc Tôi chỉ cầu các anh thôi hút, bỏ dứt tật ghiền;…
(Nguyễn Thị Manh Manh –Bà La Fugie nhà bí hiểm và họa sĩ) Bài thơ không theo một âm luật nào cả. Nó tự do hoàn toàn về ngữ âm, từ nhịp, vần đến bằng trắc… Không còn một nhân tố chủ âm nào để dòng chảy âm thanh trở nên mạch lạc, và về mặt hình thức, đây mới thực sự là câu thơ điệu nói, báo hiệu cho thơ tự do ra đời. Tuy nhiên, sự táo bạo của nữ sĩ trong việc phá cách hoàn toàn về âm luật mà không gầy dựng nên một thứ luật nào khác cho nghệ thuật thơ, vả lại chỉ có sự mạch lạc ngữ nghĩa nên cũng đãvăn xuôi hóa thơ. Cả bài thơ chỉ kể lể nỗi niềm của mình theo những khế ước ngôn ngữ thông thường, còn ngữ điệu thì thả tràn tự nhiên mà không có sự điều chỉnh nào trong cái trật tự hằng định của thi ca.
Mộng Sơn thận trọng hơn, tạo ra một lối thơ tự do về âm luật nhưng vẫn giữ lấy hạt nhân vần và nhịp làm nền cho nhạc tính, và chính hạt nhân còn sót lại này của âm luật đã điều chỉnh phần nào sự tự nhiên của ngữ điệu để gắn kết nhịp điệu nội tâm với nhịp điệu của ngoại cảnh:
Hỡi trái tim hay tiếc nhớ
Khi đang viết – thấy tiếng chim trời ngát tiếng đưa ru Ta cầu xin “người đi trong thế giới mịt mù,
“Gội ánh thiêng liêng chói lọi,
“Tâm linh người một mai không héo hắt khô tàn”
(Mộng Sơn –Hỡi linh hồn thi sĩ) Dù bài thơ có chất thơ hơn, nhưng vẫn chưa thoát khỏi sự dễ dãi trong cấu trúc ngôn từ, chất thơ bị pha loãng ra trong cái đại dương của văn xuôi bởi quá nhiều tiếng ồn xâm nhập gây nhiễu thông tin [91, tr.146]. Sự phá phách về điệu thơ chưa đủ xác lập chỗ đứng có giá trị cho thơ tự do đích thực.
Một số bài thơ khác của Hồ Văn Hảo, Đông Hồ… được gọi là thơ tự do, dù mang các hình thể khác nhau cũng nằm trong một tình trạng tương tự. Trong số những người chê trách Thơ Mới, đúng hơn là thơ tự do, có Tùng Lâm Lê Cương Phụng, không phải không xác đáng khi giễu cợt sự dễ dãi của lối thơ này: “Nếu muốn dễ dãi thì hắn cứ viết văn xuôi đi, cho người ta dễ hiểu, việc gì phải ngụy tạo ra cái lối văn “cổ chẳng ra cổ kim chẳng ra kim” [115, tr.251]. Người này dẫn ra hàng loạt bài văn xuôi ngụy trang bằng lối ngắt dòng thành thơ của một số thi sĩ chưa tên tuổi, trong đó, chỉ trích thẳng trường hợp thi sĩ đã thành danh: Đông Hồ.
Bài thơ có tiêu đềTrước gió. Phần đầu ngắt dòng cho ra dáng “suối thơ”:
Chập tối hôm qua, ta gặp một người trong mộng.
Người có cái đẹp dịu dàng, xinh tươi lồng lộng.
Là cái đẹp mặn mà đằm thắm của người con gái đương thì Cái đẹp dễ khiến cho người nhìnđắm đuối say mê.
Nàng đứng trước chỗ ào ào cơn gió rét, Hơi gió lạnh như thấm vào trong xương thịt,
Phần hai, Đông Hồ thả câu chữ chảy tràn ra đại dương văn xuôi:
Chiếc áo lụa phong phanh màu tuyết trắng bong, giải khăn san phơn phớt màu hồng bay lả lướt, phất phơ theo chiều gió lốc, như một áng mây tàn lờn vờn trên cành ngọc.
Ta, bấy giờ, thấy người giá buốt, mà trông nàng thì như chẳng chút lạnh lùng. Âu yếm, ta sẽ hỏi: Em ơi! Lạnh nhỉ? Mỉm cười, đáp lại lời ta: Anh ơi! Tuổi trẻ! Tuổi trẻ là tuổi êm đềm, đầm ấm, nồng nàn, thì chi có sợ nỗi lạnh lùng của sương gió, của thời gian.
Mặc gió thổi, sương gieo, thời gian lãnhđạm, ánh than hồng của lòng ta vẫn ấm và vui với văn chương, trăng gió, cỏ hoa, với non sông, ánh sáng và nhất là với tình ái của đôi ta?
Loại văn xuôi ẻo lả làm dáng cho ra thơ với những chữ nghĩa đến thừa thãi này được Tùng Lâm cô lại thành thể bảy chữ tám câu như sau:
Gặp người trongmộng tối hôm qua, Trạc tuổi thanh xuân nét mặn mà.
Chiếc áo phong phanh màu tuyết nhuộm, Giải khăn phơn phớt áng mây qua.
Lạnh lùng chẳng quản cơn sương gió Đầm ấm như say thú cỏ hoa.
Âu yếm như vừa lên tiếng hỏi, Mỉm cười, liền tỏ tấm tình ra.
Theo Tùng Lâm: “Như vậy cũng đủ ý, đủ nghĩa, mà chẳng gọn hơn sao” [115, tr.261-262]. Thơ hiển nhiên khác văn xuôi ở sự hàm súc. Thơ cũng không diễn xuôi một cảm xúc, tư tưởng. Nhưng quan trọng hơn, chính sự câu thúc của âm luật buộc thơ tự giới hạn mình để chống sự tràn lan dễ dãi. Làm thơ cũng như làm nhạc, không tuân theo các nguyên lí âm luật chỉ có làm ra tiếng ồn:“sự xâm nhập của cái vô trật tự, entropie, cái gây rối vào trong lĩnh vực của cấu trúc và thông tin. Tiếng ồn dập tắt thông tin” [91, tr.146]. Tùng Lâm có lí trên bình diện này. Chính nhờthể thất ngôn luật Đường quen thuộc mà Tùng Lâm đã be bờ đắp đập cho cơn lũ ngôn từ đến phung phí của Đông Hồ. Vả chăng, dù câu thơ được câu thúc lại của Tùng Lâm chưa hẳn đạt đến mức tinh tế của ngôn ngữ thi ca, nhưng ít ra, âm luật đã thanh lọc phần nào mọi thứ pha tạp trong vỉa quặng ngôn ngữ đời thường.
Từ hành trình đi tìm tự do cho thơ đến thơ tự do hiện đại, Thơ Mới bị luẩn quẩn trong cái vòng vây của định mệnh. Tự do kết hợp ngữ nghĩa, Thơ Mới bị câu thúc trongcú pháp âm thanh; ngược lại, tự do về kết hợp âm thanh, Thơ Mới bị câu thúc, đúng hơn, bị trượt trên đường ray của ngôn ngữ thực dụng. Hoài Thanh không công kích lối thơ mới nhất này, nhưng cũng phải ngậm ngùi: Thơ tự do mới ra đời đã chết! Cũng may, trên cả ngàn bài thơ mới, chỉ có vài mươi bài thể nghiệm không thành (23/1045 bài). Tuy nhiên, sự thất bại không hẳn đồng nghĩa với sự khai tử.
Chí ít, sự thể nghiệm ấy cũng làm rạn vỡ chiếc kén của những thể điệu truyền thống mà nó vẫn còn bao bọc thi ca Việtthêm nhiều thời gian nữa.
Làm thơ tự do xem chừng lại khó hơn làm thơ luật! Bởi vì, bất cứ sự dễ dãi nào cũng không thể đứng vững trong nghệ thuật.
Thực ra, âm luậtkhôngphảilà rào cảncủasáng tạomà chỉ là ràocản củacảm xúc, nếu là thứ âm luật khắt khe, chật hẹp. Bởi vì,bản thân âm luật khởi thủycủa nó cũng là sáng tạo. Cuộc đấu tranh với âm luậtcủa thơ ca truyền thống để có thơ tự do,xét đến cùng, là sự đòi hỏi giải phóng triệt để sự sáng tạo đã bị thể chế hóa bởilí trí đểthay bằng quy luật nộitạicủacảmxúc. Cho nên,cáigọilàtựdo cho thơ hay thơ tựdo chỉ làcuộc tìm kiếm một luật chơi mới cho một lối viết mới.Nhưng oái oăm cho cái nền thơ này là ởchỗ,nó vừalà cái mốt thời thượng,nhưng lại vừa
là một cái gì chưa hoàn tất, một khế ước lâm thời chưa được thừa nhận một cách đầy đủ, ít nhất là về phía tiếp nhận. Thơ tự do là một cuộc hủy diệt hình thức và cũng đồng nghĩa với cuộc hủy diệt chính mình. Những thể nghiệm đầu tiên về thơ tự do của Thơ Mớicó thể bị xem là văn xuôi hayphản thơ, phi thơ gì đó [63]. Thực chất, thơ tự do đích thực vẫn là thơ như một cuộc đổi thay triệtđể: nókhông trật tự tề chỉnh như thơ cổ điển,cũng không yểu điệulàmdáng như thơ lãng mạn,nóchấp nhận một hình thức phi trật tự, hỗnloạn, đúng hơn là sự tương tác giữa các chủ âm khác nhau để phá vỡ tính chất toàn trị của một nhân tố thống trị, và hiển nhiên đó là thứ hình thức phi xã hội để cá nhân hóa một cách tuyệt đối trên con đường tất yếu của sáng tạo.
Thơ tự do hiện đại có thể thất bại hay thành công, nhưng khuynh hướng của nó thật giản dị khimuốn khắc phục được cái vòng luẩn quẩn của định mệnh thi ca. Nó phá luật để tự do về ngữ nghĩa lẫn tự do về ngữ âm và bị chi phối bởi một thứ luật vô hình khác, luật của trò chơi sắp xếp theo trật tự mới: nối kết cái ngẫu nhiên, chồng chất cái phi lí, giống như một thứ nghệ thuật lập thể trong thi ca. Nghĩa của thơ tự do hiện đại không bay trên đôi cánh của vần điệu mà bay trên khoảng trống mênh mông của những con chữ đã được sắp xếp lại không theo khế ước thông thường.Phá luật rốt cuộc cũng khó như tuân thủ theo luật. Bởi vì, khi luật đãđi vào máu thịt, sự thay đổi một thói quen tự động còn khó hơn vượt thoát ra ngoài phạm vi của luật. Vì thế, tự do là phạm trù vừa có tính nhân loại vừa có tính lịch sử, nó phóng sinh theo lẽ tự nhiên và lại bị cầm tù trong cái tất yếu. Cũng như Hegel, R.
Barthes đúc kết trên tinh thần minh triết của phép biện chứng: “Lối viết chỉ là Tự do trong một khoảnh khắc. Nhưng đó là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của Lịch sử, bởi Lịch sử luôn luôn và trước hết là một lựa chọn và những giới hạn của lựa chọn ấy [8, tr.15].