Mô hình học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM VÀ DẠY HỌC ĐỌC VĂN BẢN VĂN HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM

1.1. Những nghiên cứu về học tập trải nghiệm

1.1.2. Mô hình học tập trải nghiệm

Nhận thức được tầm quan trọng của học tập trải nghiệm, các tác giả đã khái quát thành mô hình học tập trải nghiệm trong thực tiễn dạy học. Chúng tôi tổng quan 5 mô hình học tập trải nghiệm sau:

Mô HĐTN của Kurt Lewin (1890 - 1947) nghiên cứu quá trình hoạt động và đào tạo trong phòng thí nghiệm. Đóng góp của Lewin là đưa ra mô hình học tập trải nghiệm gồm 4 giai đoạn:

Hình 1.1. Mô hình học tập trải nghiệm của K. Lewin [142]

Mô hình học tập trải nghiệm của Kurt Lewin là một quá trình tích hợp, được bắt đầu với kinh nghiệm của HS, HS thu thập dữ liệu, quan sát, phản ánh thành kinh nghiệm;

các kinh nghiệm này lại được phân tích, khái quát để hình thành các khái niệm trừu tượng và khái quát; cuối cùng là thực nghiệm các kiến thức, kinh nghiệm trong tình huống mới.

Mô hình học tập trải nghiệm của John Dewey mô tả quá trình HS hình thành kiến thức cho mình thông qua những kinh nghiệm quan sát được, gồm: “1) Quan sát các điều kiện xung quanh; 2) Hình thành kiến thức về những gì đã xảy ra trong những tình huống tương tự; 3) Đánh giá, phán xét những gì quan sát được và những kiến thức thu được”.

Kết quả của quá trình này sẽ tạo đà cho HS thực hiện các chuỗi hành động tiếp theo để đạt được mục đích trong học tập:

Hình 1.2. Mô hình học tập trải nghiệm của John Dewey [142]

Mô hình HĐTN của Dewey có sự tương đồng với Lewin, nhấn mạnh học tập là quá trình biện chứng kết hợp kiến thức với kinh nghiệm, giữa quan sát và hành động thực tiễn. HĐTN, hiểu một cách đơn giản nhất là học thông qua làm. GD trải nghiệm là

“nhúng, thả” HS vào một trải nghiệm và khuyến khích họ suy nghĩ về những trải nghiệm đó để phát triển kiến thức, kĩ năng. Cả hai mô hình này đều hướng đến cách thức HS học tập thông qua các hoạt động thực tiễn từ đó trưởng thành và phát triển kiến thức, phẩm chất, nhân cách.

Jean Piaget (1896-1980) là người sáng lập ra môn Tâm lí học phát triển, chuyên nghiên cứu về tâm lí học nhận thức và tâm lí “chìa khoá của quá trình học tập chính là sự tương tác giữa con người và môi trường để trải nghiệm”. Theo Piaget, trí tuệ của HS hình thành qua 4 giai đoạn phát triển với những đặc trưng nhận thức:

- Giai đoạn đầu từ 0-2 tuổi là giai đoạn trẻ nhận biết thế giới xung quanh thông qua sự phối hợp giữa cảm giác và vận động.

- Giai đoạn từ 3-6 tuổi, trẻ bắt đầu biết phản xạ và tiếp nhận thông tin qua trực quan hay còn gọi là giai đoạn bắt đầu trẻ có những thao tác cụ thể. Trong giai đoạn này trẻ đã có thể nhận biết thế giới thông qua quan sát các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ giúp cho trẻ ghi nhận lại các hình ảnh thực tiễn, tích lũy thành kiến thức, kinh nghiệm.

- Giai đoạn từ 7-11 tuổi, HS đã có thể hiểu được thế giới theo cách lí luận hơn về các mối quan hệ xung quanh. Trong giai đoạn này HS tăng cường sự độc lập thông qua quá trình hoạt động và phát triển năng lực thực tiễn.

- Giai đoạn 12-16 tuổi được gọi là giai đoạn thanh thiếu niên, tư duy, nhận thức của HS đã có khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá, đặc biệt có khả năng đưa ra những nhận xét, phán đoán từ những giả thuyết và sự quan sát thực tế. Trong giai đoạn này trí tuệ của HS đã đạt đến mức phát triển khá toàn diện.

Hình 1.3. Mô hình học tập và phát triển nhận thức của Piaget [142, tr.39]

Mô hình này đã phản ánh rất rõ vai trò của trải nghiệm đối với sự phát triển nhận thức ở HS. Sự phát triển nhận thức của HS ở giai đoạn này là sự kế thừa kinh nghiệm từ giai đoạn trước và là kết quả của quá trình trải nghiệm.

Lí thuyết trải nghiệm được David Kolb xây dựng trên nền tảng của “học tập kiến tạo” và “học tập liên ngành”. Học tập không còn bó hẹp trong không gian lớp học mà mở rộng ra ngoài lớp học và có sự liên kết với các môn khoa học khác. Theo lí thuyết này, học tập trải nghiệm là một hoạt động học tập được thực hiện trong nhiều môn học với các nội dung học tập giống như trong thực tế. Học tập trải nghiệm là quá trình học tập thông qua sự biến đổi, chuyển hoá kinh nghiệm để tạo ra tri thức, kinh nghiệm mới.

Đó là quá trình học thông qua làm, qua hành động thực tiễn để tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của kiến thức tiếp thu được, phân tích, đánh giá qua quá trình Yêu cầu cần đạt. Đóng góp lớn nhất của Kolb là đưa ra mô hình học tập trải nghiệm gồm 4 giai đoạn:

Hình 1.4. Mô hình học tập trải nghiệm của D.Kolb [143]

Bản chất của mô hình học tập trải nghiệm trong học tập là một tổ hợp bốn yếu tố tuần hoàn hình xoắn ốc, có thể bắt đầu với một trong bốn yếu tố bất kì, nhưng thường bắt đầu từ kinh nghiệm cụ thể:

+ Giai đoạn 1 - Trải nghiệm cụ thể, mỗi HS khi bắt đầu tham gia hoạt động học

tập trải nghiệm có thể là nhớ lại từ vốn kinh nghiệm đã tích lũy được trong thực tiễn, cũng có thể là bắt đầu thực hiện việc trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng về nội dung cần học. Những kinh nghiệm này được tích lũy trong mỗi HS thông qua việc hiểu rõ, nắm rõ sự vật, hiện tượng, một khái niệm nào đó mà HS đã được học, được tiếp xúc.

Kinh nghiệm đó được lưu lại trong bản thân HS. Chính những kinh nghiệm nhất định đã có về chủ điểm, về nội dung cần học sẽ là “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Khi bước vào giai đoạn 1, trong nhận thức về kiến thức, ở mỗi HS bắt đầu xuất hiện sự mâu thuẫn, bất đồng giữa kiến thức đã có với nhiệm vụ được giao. Chính những mâu thuẫn, bất đồng trong kiến thức tạo ra những tình huống có vấn đề kích thích nhu cầu học tập ở mỗi HS. Như vậy có cái HS đã có, bây giờ HS mới bắt đầu thụ cảm bằng con đường trải nghiệm, GV giúp HS khơi lại kinh nghiệm cụ thể về đối tượng đã được tích lũy từ trước.

+ Giai đoạn 2 - Quan sát suy tưởng: Việc trải nghiệm thực tiễn diễn ra ở giai đoạn một, ở thời điểm hiện tại khi việc học được tiến hành, cũng có thể được huy động lại từ vốn trải nghiệm HS đã có. Giai đoạn 2 tiếp nối từ đó để quan sát, phản hồi, tương tác trực tiếp với môi trường học tập, cảm nhận và đối chiếu, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng, kết hợp huy động vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng. Sau đó, tự mình suy nghĩ về các sự vật, hiện tượng hoặc trao đổi, tranh luận với các HS khác về tính đúng đắn, mức độ hợp lí hay không hợp lí, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm bản thân mình đã có về sự vật, hiện tượng đó hay không. Giai đoạn này, trong bản thân mỗi HS xuất hiện những ý tưởng, dự định về sự vật, hiện tượng. Bước vào học tập ở giai đoạn 2, những kiến thức mâu thuẫn, bất đồng khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở giai đoạn 1 sẽ được đồng hoá dần thành các ý định, ý tưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Giai đoạn 3 - Khái niệm hoá trừu tượng - hình thành khái niệm: Mỗi HS bắt đầu có sự hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng. Bước vào giai đoạn học tập này, kiến thức về sự vật, hiện tượng được hình thành tập trung trong mỗi HS rất rõ ràng, những kiến thức này là cơ sở để HS bước vào giai đoạn học tập tiếp theo.

+ Giai đoạn 4 - Thực nghiệm tích cực: HS đã có kiến thức, kĩ năng được đúc rút từ thực tiễn từ đó hình thành tri thức mới. Tri thức mới đó có thể coi như một giả thuyết đối với mỗi HS, đến giai đoạn 3, HS đã hình thành được khái niệm. Khái niệm này có thể xem như là giả thuyết. Ở giai đoạn 4 giả thuyết đó sẽ được đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm, qua đó hình thành tri thức và kinh nghiệm mới cho HS. Bước vào giai đoạn học tập này, bản thân HS có sự chuyển đổi thông qua các hành động. Chính hoạt động TN

giúp HS điều chỉnh, sửa sai những gì mà các em có được. Đồng thời TN giúp HS nắm bắt khái niệm mới chắc chắn hơn và chuyển tải nó thành kinh nghiệm mới cho bản thân mình.

Vậy mô hình học tập trải nghiệm diễn ra từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 và bắt đầu trở lại của chu kì tiếp theo, quá trình học luôn tiếp diễn một cách liên tục và nhịp nhàng trên cơ sở những thành tựu, kết quả đã thu được. Điểm cốt lõi trong lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb là HS cần thiết phải có sự phản ánh, tức là có sự phản hồi của tư duy trong ý thức, hướng đến các kinh nghiệm của mình, phân tích khái quát hoá chúng thành khái niệm, sau đó khái niệm này được áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tế... Từ đó lại xuất hiện kinh nghiệm mới trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo cho đến khi việc học đạt được mục tiêu đề ra. Nói cách khác, học tập trải nghiệm là sự hình thành các kinh nghiệm mới bằng sự tương tác giữa kinh nghiệm đã có với những hiểu biết thu được, nhờ sự phản ánh của chủ thể trong hành động theo một chu trình khép kín [143]. Quá trình học tập trải nghiệm luôn tiếp diễn một cách liên tục và nhịp nhàng trên cơ sở những thành tựu, kết quả đã thu được. Điểm cốt lõi trong lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb là HS cần thiết phải có sự phản ánh, tức là sự trở lại của tư duy trong ý thức, hướng đến các kinh nghiệm của mình, phân tích khái quát hoá chúng thành khái niệm, đem khái niệm này áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tế... những điều này lại tiếp tục trở thành nội dung cho vòng học tập tiếp theo cho đến khi việc học đạt được yêu cầu cần đạt.

Từ mô hình học tập trải nghệm của David Kolb, tác giả Bùi Ngọc Diệp đã khái quát thành chu trình học qua trải nghiệm:

Hình 1.5. Chu trình học qua trải nghiệm của Bùi Ngọc Diệp [28]

Chu trình HĐTN của Bùi Ngọc Diệp “không chỉ là sợi dây gắn kết người học - người dạy, người học với nhà trường mà còn là cầu nối giúp HS phát triển năng lực và những kĩ năng sống cần thiết để có hành trang vững bước vào đời” [28]. Chu trình HĐTN này cũng có giá trị định hướng cho các GV khi vận dụng HĐTN vào thực tiễn dạy học.

Từ các mô hình nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới, các tác giả đã có

những đề xuất cụ thể vào GD đào tạo ở Việt Nam. Đây là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng định hướng việc lựa chọn các hoạt động DH trong thực tiễn. Những đóng góp này có vai trò quan trọng trong việc định hình các hoạt động của GV.

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)