CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm
Việc xử lí kết quả TN được chúng tôi tiến hành theo phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD bằng cách “tổng hợp các số liệu thu được từ các bài kiểm tra của HS, lập bảng phân phối tần số của hai nhóm TN và ĐC trong đó ghi số lần có mặt của những điểm số bằng nhau. Từ bảng phân phối tần số, chúng tôi lập bảng phân phối tần suất mục đích là để thấy tần suất của các giá trị điểm số và tiến tới lập Bảng so sánh phân loại học lực HS để từ đó hình dung rõ hơn về năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ với các biểu hiện cụ thể qua hoạt động đọc, trong đó, HĐTN là con đường, cách thức cho HS hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học tốt hơn. Lập bảng tích lũy kết quả của nhóm TN và ĐC để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc DH TN. Cuối cùng chúng tôi lập bảng so sánh kết quả của hai vòng TN trên các chỉ số kết quả học tập của HS, đối chiếu hai vòng TN để thấy được sự tiến bộ của HS sau mỗi lần TN. Các số
liệu thu được được biểu thị trên các đồ thị tương ứng giúp trực quan hoá quá trình phân phối các số liệu, đây là cơ sở đánh giá hiệu quả TN. Nếu đường tích lũy biểu diễn kết quả TN nằm ở phía trên và bên phải của đường tích lũy biểu diễn của lớp ĐC thì kết quả TN tốt hơn ĐC” [30; tr98]. Ngược lại đường hội tụ lùi của TN ở phía bên dưới và bên trái của đường hội tụ lùi của nhóm ĐC thì chất lượng của nhóm TN tốt hơn lớp ĐC.
Để đánh giá chính xác kết quả TN, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong luận án, chúng tôi thu gọn các số liệu thành một vài số tiêu biểu cho các bảng, gọi là các tham số đặc trưng của bảng. Các tham số đặc trưng này được dùng cho cả bảng số liệu TN và ĐC. Các tham số đặc trưng gồm:
- Trung bình cộng (kí hiệu là X ) là một tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu; được tính bằng công thức:
n xi i
X = n
(1) Trong đó ni là tần số của các giá trị xi; n là số HS được kiểm tra
- Phương sai (kí hiệu là S2) và độ lệch tiêu chuẩn (kí hiệu là S) là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng; được tính bằng công thức:
2 ( )
1
i i
n x X
S n
= −
−
(2)
( )
1
i i
n x X
S n
= −
−
(3) Để thấy rõ hơn mức độ phân tán của các số liệu, chúng tôi tiến hành tính hệ số biến thiên V (chính là tỉ số giữa S và X của từng nhóm trong bảng) theo công thức:
S .100 V = X
(4) Việc so sánh hệ số biến thiên V của nhóm TN và nhóm ĐC sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ phân tán của kết quả ở các nhóm.
Nhằm xác định độ tin cậy của các kết luận thu được từ việc tính toán bằng các công thức nêu trên, chúng tôi xem xét các kết quả tính toán theo hai khả năng:
+ Khả năng thứ nhất: sự khác nhau giữa XTN và XDC là đáng kể, là có ý nghĩa, với xác suất sai hay mức ý nghĩa . Kết luận này có nghĩa là: nếu đem áp dụng rộng rãi thì cách thức DH mới theo đề xuất của chúng tôi trong DH TN có hiệu quả hơn cách
thức DH cũ, chỉ trừ trung bình 100 trường hợp trên 100. (Ví dụ với = 0.05 tức là
trừ 5 trường hợp trên 100)
+ Khả năng thứ hai: sự khác nhau giữa XTN và XDC là không đáng kể, là chưa đủ ý nghĩa, với mức ý nghĩa . Điều này có nghĩa là từ những số liệu thu được chưa đủ kết luận phương pháp DH mới tốt hơn phương pháp DH cũ.
Muốn biết được chính xác kết quả thu về, chúng ta sẽ tiến hành các bước tính toán sau: - Bước 1: Tính hệ số T theo công thức
2 2
( TN DC)
TN DC
T X X n
S S
= −
+ (5) (trong đó, n là tổng số HS tham gia TN và ĐC, STN2 là phương sai của các kết quả thu được theo cách DH mới; SDC2 là phương sai của các kết quả thu được theo cách DH cũ)
- Bước 2: Chọn trước xác suất . Tra bảng phân phối HS để tìm giá trị T,k ứng với cột và dòng k. (với k bằng 2n – 2).
- Bước 3: So sánh kết quả tính được ở bước 1 với T,k
tìm trong bảng phân phối Student ở bước 2:
+ Nếu T T,k
thì sự khác nhau giữa XTN và XDC là có ý nghĩa + Nếu T T,k
thì sự khác nhau giữa XTN và XDC là chưa đủ ý nghĩa Bảng 4.3. Bảng phân phối HS
K = 0.05 = 0.01
9 2.26 3.25
10 2.23 3.17
11 2.20 3.11
12 2.18 3.05
13 2.16 3.01
14 2.14 2.98
15 2.13 2.95
20 2.09 2.85
25 2.06 2.79
30 2.04 2.75
40 2.02 2.70
60 2.00 2.66
120 1.98 2.62
>120 1.96 2.58
Các bước tính toán trên nhằm thực hiện giả thiết thống kê, cho phép ta khẳng định: sự vượt trội về chất lượng các mẫu TN so với các mẫu ĐC có phải do PPDH mới tốt hơn PPDH cũ hay không? Nếu ta áp dụng rộng rãi phương pháp mới thì nói chung có kết quả tốt hơn phương pháp cũ hay không?