Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 167 - 170)

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Trong quá trình TN, GV tổ chức các HĐTN trong các giờ học cho HS lớp TN theo đúng kế hoạch của bài học TN. Trước TN, GV hướng dẫn HS tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà: thực hiện một số yêu cầu, trả lời một số câu hỏi, khuyến khích HS không chỉ làm các bài tập trong SGK làm cả những bài tập theo định hướng xây dựng kế hoạch bài học TN. Quá trình TN được tiến hành đồng thời ở các trường tiểu học, kết thúc đợt TN, HS các lớp TN và ĐC cùng làm một số bài kiểm tra. Sau đó chúng tôi tổng hợp kết quả

ở mỗi lớp, đối chiếu kết quả lớp TN và lớp ĐC, đưa ra nhận xét bước đầu, rút kinh nghiệm, qua đó điều chỉnh nội dung, cách thức tiến hành TN. Tiến hành TN vòng một có ý nghĩa lớn cho TN vòng hai, cũng như vận dụng các HĐTN vào thực tiễn DH đọc VBVH. Đánh giá kết quả học tập của HS theo hai tiêu chí: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên trong DH đọc VBVH chỉ là tương đối và giới hạn trong một phạm vi nhất định. HĐTN trong DH đọc VBVH là quá trình cho HS thâm nhập, thể nghiệm những trải nghiệm thú vị của bản thân với VBVH, vận dụng những điều học được vào trải nghiệm thực tiễn cuộc sống áp dụng vào bài học, từ kiến thức được học các em hiểu và vận dụng được vào thực tiễn. Quá trình đánh giá thường xuyên HĐTN không dễ đo được bằng các tiêu chí rõ ràng theo định hướng tiếp cận nội dung trước đó mà HĐTN cần đặt vào sự phát triển bên trong của bản thân HS. Trong DH đọc VBVH, các năng lực văn học được hình thành, HS bộc lộ được tâm hồn, tình cảm, ý thức, thái độ qua cách thức tổ chức đánh giá thường xuyên cho HS. HS phát triển những tri thức, kinh nghiệm sau mỗi lần trải nghiệm, từ đó bộc lộ năng lực HS. Trong quá trình đánh giá chúng tôi tiến hành đánh giá thường xuyên vừa đảm bảo đặc thù môn học vừa đảm bảo đánh giá theo Thông tư 27 đang được áp dụng trong DH ở tiểu học. Trong luận án chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí:

- Thái độ của HS khi bắt đầu giờ học như thế nào?

- HS chuẩn bị như thế nào trước những yêu cầu và hướng dẫn cụ thể của GV?

- Bầu không khí lớp học diễn ra như thế nào?

- HS có hứng thú hay không hứng thú, hào hứng hay uể oải trong giờ học?

- HS có tích cực, chủ động tham gia các họat động hay bị động trong các HĐTN?

- HS có mạnh dạn bộc lộ các trải nghiệm cá nhân để cùng chia sẻ, thảo luận?

- Đặc biệt tâm lí, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của HS sau khi kết thúc giờ học:

HS có bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ, có trăn trở với những kiến thức, kĩ năng tiếp nhận được giờ học?

- Những dư âm sau giờ học có góp phần phát triển năng lực HS?

Những kĩ năng mềm này cần được thực hiện trong quá trình DH nhằm thu thập, điều tra, quan sát, kết hợp với chia sẻ, tương tác lẫn nhau, thậm chí là tâm tình với HS để giúp HS hiểu và lắng nghe ý kiến của GV. Chúng tôi xây dựng phiếu đánh giá thái độ học tập của HS:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HS TRONG GIỜ HỌC ĐỌC VBVH

Hãy chọn một phương án mà em cho là đúng nhất:

1. Em có hứng thú khi tham gia các hoạt động trong giờ học đọc VBVH không?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 2. Em có thích hoạt động tưởng tượng về các nhân vật trong giờ học không?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 3. Em có chủ động khi tham gia các hoạt động trong giờ học đọc VBVH không?

A. Rất chủ động B. Chủ động C. Bình thường D. Không chủ động 4. Em đánh giá gì về các câu hỏi GV đưa ra trong giờ học đọc VBVH?

A. Rất hay B. Hay C. Bình thường D. Không hay 5. Em có tự tin khi trả lời các câu hỏi trong giờ học đọc VBVH không?

A. Rất tự tin B. Tự tin C. Bình thường D. Không tự tin Phiếu đánh giá từng cá nhân tham gia HĐTN, đánh giá nhóm. GV xây dựng phiếu đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm dựa vào sự hợp tác, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.

Các hoạt động Tự nhận xét, chia sẻ

Tự đánh giá mức độ tham gia

nhiệm vụ

Đánh giá của các bạn

GV nhận xét, đánh

giá Về nhiệm

vụ và sản phẩm

Chia sẻ về quá trình thực hiện sản phẩm

Đánh giá bằng quan sát, GV sử dụng 3 loại công cụ để thu thập thông tin: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra để đánh giá HĐTN của HS.

Dưới đây chúng tôi đưa ra mẫu phiếu quan sát chung:

Nội dung hoạt dung Biểu hiện của HS Nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Khi đánh giá bằng quan sát cần có thời gian và quá trình: GV phải chú ý đến những hành vi của HS: tranh luận, chia sẻ suy nghĩ, hăng hái, tích cực trong giờ học...

chú ý đến hành vi, sự tích cực hợp tác giữa các HS với nhau trong nhóm,...; Bên cạnh đó, GV cho HS quan sát sản phẩm, vận dụng các kiến thức đã học vào tạo ra sản phẩm cụ thể và bày sản phẩm của mình. GV đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét quá trình làm ra sản phẩm của HS. GV quan sát, cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm,...; Trong đánh giá bằng quan sát, GV cho HS ghi chép ngắn là kĩ thuật đánh giá thường xuyên thông qua việc quan sát trong giờ học, giờ thực hành hay trải

nghiệm thực tế. HS ghi chép các sự kiện thường nhật: Hàng ngày GV làm việc với HS, quan sát và ghi chép thông tin về hoạt động học tập của HS...

Đánh giá qua bài kiểm tra - đánh giá mức độ: Xây dựng bài kiểm tra có kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá trình độ nhận thức của HS theo các mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Hệ thống các câu hỏi, bài kiểm tra được thiết kế phù hợp kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực theo 3 mức độ:

Mức độ 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.

Mức độ 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự.

Mức độ 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập và cuộc sống.

Đánh giá qua bài kiểm tra bằng điểm số - đánh giá năng lực của HS khi tham gia các HĐTN trong giờ học đọc VBVH thông qua việc làm bài kiểm tra (Phụ lục 4). Trong bài kiểm tra, các yêu cầu, câu hỏi, mẫu phiếu bài tập… được thiết kế theo hướng lượng hoá HĐTN của HS, bắt đầu từ hoạt động khởi động huy động tri thức nền đến chuẩn bị những gì cho hoạt động: HS tham gia hoạt động đó như thế nào? Sự tích cực chủ động khi tham gia HĐTN? Khả năng bộc lộ, thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mỗi HS từ HĐTN? Hoạt động đó có kết quả ra sao? Ý nghĩa khi thực hiện các HĐTN trong DH đọc VBVH? Đề kiểm tra kiến thức, kĩ năng HS cần đạt được sau quá trình học TN.

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)