Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 109 - 140)

CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3

3.4.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

Hoạt động trên lớp học là các trải nghiệm chủ yếu diễn ra trong không gian giờ học trên lớp, theo thời khoá biểu học tập môn học, có chương trình riêng, có phân phối số tiết cụ thể, có tài liệu DH đi kèm. Trong thực tiễn có một số HĐTN có thể diễn ra trước hoặc sau giờ học nhưng gắn bó chặt chẽ với từng bài đọc cũng được xếp vào HĐTN trong lớp học.

3.4.1.1. Biện pháp huy động vốn trải nghiệm của học sinh liên quan đến văn bản văn học HS có phải là tờ giấy trắng khi đến với văn bản đọc. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng bất kì một HS tiểu học nào trước khi đến trường cũng có một nguồn tri thức hỗ trợ cho việc đọc, tri thức này được hình thành từ cái nôi gia đình, môi trường tiếp xúc với mọi người xung quanh, từ nhà trường, thầy cô, bạn bè. Đây là nguồn kiến thức, trải nghiệm nền tài nguyên trong việc dạy học nói chung, dạy học đọc nói riêng. Trong DH đọc VBVH lớp 2, 3, việc cho HS huy động kiến thức nền, kinh nghiệm sẵn có là một việc làm khá mới mẻ bởi trước đây GV mới cho HS nhận thức về nội dung bài học chứ chưa chú ý đến việc cho HS huy động vốn sống, kinh nghiệm sẵn có vào học tập. Lựa chọn biện pháp này, chúng tôi hi vọng sẽ là cơ sở hướng tới phát triển năng lực HS, phát triển kinh nghiệm, vốn kiến thức, vốn sống sẵn có của các em trong giờ học. HĐTN huy động vốn sống mà HS đã trải qua và lắng đọng là “quá trình tạo ra tri thức thông qua chuyển hoá kinh nghiệm”; là “thành quả của sự tổ hợp nắm bắt và chuyển hoá kinh nghiệm. Nắm bắt kinh nghiệm là quá trình thu nhận thông tin, mỗi cá nhân hành động dựa trên những kiến thức sẵn có của mình”. Hoạt động huy động kiến thức sẵn có một cách tích cực và gắn kết một cách chủ động thế giới bên trong HS bao gồm thể chất, trí tuệ, cảm xúc,...

với môi trường học tập bên ngoài phức tạp bao gồm địa điểm và hoạt động, không gian, ngữ cảnh xã hội, văn hoá,… để tạo nên các trải nghiệm phong phú, ấn tượng, đáng nhớ cho việc học tập. Trong học tập trải nghiệm, kiến thức sẵn có là nguồn, là cơ sở của học tập, nhưng học tập chỉ thực sự xảy ra khi có sự phản hồi, phản ánh các trải nghiệm đó trong HS. HS huy động được vốn trải nghiệm có liên quan đến văn bản sẽ giúp cho việc

chuẩn bị tâm thế và điều kiện đọc VBVH. Đồng thời việc huy động này cũng tạo thành

“chất liệu” tham gia vào quá trình xây dựng ý nghĩa của văn bản chuẩn bị tâm thế và điều kiện cho việc đọc VBVH. Để thực hiện được điều này, GV có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:

a) Sử dụng câu hỏi tái tạo vốn trải nghiệm của HS

Câu hỏi tái tạo vốn trải nghiệm là câu hỏi gắn với nội dung và yêu cầu cần đạt để HS huy động tri thức trải nghiệm nền, từ đó khơi gợi được nhận thức, thúc đẩy HS khám phá văn bản bởi mỗi HS đều mang đến lớp học một thế giới phong phú của các em. Biết lựa chọn và huy động vốn sống đó bằng các câu hỏi tái tạo vốn trải nghiệm sẽ giúp HS thấy bài học gần gũi với những gì mình đã biết, sẵn sàng quá trình xây dựng ngôi nhà tri thức từ những trải nghiệm đã có. Câu hỏi tái tạo vốn trải nghiệm là câu hỏi giúp người học huy động, nhớ lại và chia sẻ những hiểu biết, vốn sống đã được tích luỹ có liên quan đến bài học. Câu hỏi trải nghiệm cũng có thể là câu hỏi đưa người học vào các tình huống giả định mà muốn giải quyết được vấn đề trong tình huống ấy họ phải tích cực

“tời” lại những gì bản thân mình đã nếm trải.

Khi dạy văn bản “Sự tích cây thì là” (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.46-47, sách KNTTVCS), HS đã có trải nghiệm nền về tên của các loài cây trong thế giới thực vật;

về vai trò ý nghĩa của cái tên đối với mỗi người, mỗi vật trong thế giới; về cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân đối với cái tên của mình,… tất cả những điều này đều có liên quan đến văn bản. Khi DH, GV đưa ra câu hỏi câu hỏi tái tạo trước khi học nhằm huy động vốn sống và tăng cường trải nghiệm nền của HS: Nhà em có những loại cây nào?

Em biết những loại cây trồng nào? Có thể kể cho cô và các bạn được không? Cây mà em kể có tác dụng như thế nào em nhỉ?,… HS đã có vốn trải nghiệm về tên các loài cây trong gia đình, bằng một vài trong số các câu hỏi này, GV giúp HS nhớ lại những điều mình đã biết, những cảm xúc suy nghĩ, sự gắn bó với thực tiễn,… Huy động vốn kiến thức sẵn có giúp HS bắt đầu giờ học một cách hứng thú, kích thích tính tích cực học tập cho HS.

Hoặc khi dạy bài “Thả diều” (Tiếng Việt 3, tập một, tr.36, sách CD) GV đưa ra câu hỏi tái tạo, huy động vốn trải nghiệm nền của HS: “Những điều nên làm và không nên làm để chơi thả diều an toàn”, giúp HS huy động kiến thức của bản thân về việc thả diều - một trò chơi dân gian gắn bó với của tuổi thơ của mỗi HS.

Những điều nên làm và không nên làm để chơi thả diều an toàn

Nên Không nên

Khi HS nêu được những điều nên và không nên khi thả diều là các em đã có những hiểu biết, có cảm xúc, tình cảm với đối tượng trong văn bản. GV có thể khơi gợi cho HS chia sẻ trải nghiệm nền, mở rộng thêm vốn trải nghiệm. Tuy nhiên, đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra khi chơi thả diều: Diều mắc vào dây điện, diều rơi xuống lòng đường gây tai nạn giao thông… vì vậy khi thả điều chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn? Con hãy chia sẻ cùng cô và các bạn nào!

Một hình thức khác của câu hỏi tái tạo vốn trải nghiệm là dạng nhiệm vụ đặt HS vào các tình huống để người học muốn giải quyết nó thì sẽ huy động tích cực những gì mình đã nếm trải. Đó có thể là tình huống đã xảy ra, cũng có thể là tình huống giả định có thể xảy ra. Ví dụ, khi dạy đọc văn bản “Sự tích cây thì là” (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.46-47, sách KNTTVCS) GV có thể đưa ra câu hỏi: Con hãy tưởng tượng nếu trên Trái Đất này tất cả các loài cây đều không được đặt tên thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Tình huống này đưa người học vào thể nghiệm một giả định để họ tích cực sử dụng hiểu biết, vốn sống đã có vào việc giải quyết. Thử tưởng tượng xem, tất cả các loài cây trên Trái Đất đều không có tên, khi đó mình sẽ làm thế nào để phân biệt chúng đây? Làm thế nào để gọi chúng? Làm thế nào để tất cả mọi người cùng hiểu cái cây hay con vật mình muốn nói tới, mình muốn chơi cùng,… đây? Chắc cả thế giới sẽ đau đầu mất! Như thế, tên gọi của mỗi loài tưởng đơn giản mà cũng thật quan trọng, có ý nghĩa!

Từ văn bản, HS biết được tầm quan trọng trong việc đặt tên gọi cho các loài cây đều ẩn chứa ý nghĩa cũng như khái niệm riêng. GV mở rộng cho HS liên hệ tới chính tên gọi của mình, giới thiệu tên của mình:

Ai là người đặt tên cho em? Ý nghĩa tên của em? Cảm nhận của em?

Bố đặt tên Mạnh Dũng cho em. Bố mẹ hi vọng em luôn mạnh mẽ và dũng cảm ạ!

Ồ vậy là mọi sự vật trên thế giới đều có tên gọi và ý nghĩa riêng.

Khi trả lời các câu hỏi này, HS hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, tác dụng của tên gọi, bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩa, hình thành tư tưởng tình cảm cho HS về ý nghĩa tên gọi, biết quý trọng tên gọi các sự vật hơn… Ngoài tên các loài cây thì mọi sự vật trên thế giới đều có tên gọi riêng để phân biệt với sự vật khác, tất cả đều quan trọng và cần thiết cho cuộc sống.

b) Sử dụng trò chơi tái tạo vốn trải nghiệm của HS

Trò chơi học tập là một biện pháp hình thành các năng lực nhận thức cũng như quá trình tâm lí, trí tuệ, sự chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng giúp đạt kết quả cao trong học tập một cách hứng thú. Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người, hình thành nhân cách, trí lực HS trong quá trình học tập. Theo tác giả Hà Nhật Thăng: “Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ” [96]. Vận dụng trò chơi khi tổ chức các HĐTN trong DH đọc VBVB giúp HS tái tạo vốn trải nghiệm vào giải quyết các nhiệm vụ học tập nhằm giúp các em hứng thú, vui vẻ hơn, cố gắng trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Khi dạy văn bản

Sự tích cây thì là” (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.46-47, sách KNTTVCS), GV tiến hành tổ chức trò chơi “Ai nhanh - ai đúng”. Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm chơi, cử 1 HS làm trọng tài và 1 HS miêu tả. Luật chơi: GV đưa cho HS miêu tả xem hình ảnh 1 loài cây bất kì, HS đó có nhiệm vụ đứng trên bục giảng dùng hành động và lời nói để miêu tả đặc điểm, tác dụng/ý nghĩa của loài cây đó mà không được nói tên cây đó ra. Nhiệm vụ của 4 nhóm bên dưới sẽ theo dõi và giơ tay giành quyền trả lời. Đội nào giơ tay nhanh nhất và nói ra được tên loài cây chính xác thì sẽ ghi được 1 điểm. Sau 10 lượt chơi đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần thưởng. Sau phần trò chơi, mặc dù HS có nhiệm vụ miêu tả không nói ra tên loài cây nhưng các nhóm vẫn có thể dễ dàng đoán được loài cây đó. Như vậy là bằng trò chơi này, vốn sống, tri thức và trải nghiệm của HS có liên quan đến văn bản đọc hiểu đã được tái tạo.

Khi dạy văn bản “Thả diều” (Tiếng Việt 3, tập một, tr.36, sách CD), GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Truyền điện”: Kể tên một số trò chơi dân gian em đã được tham gia chơi? Mục đích giúp HS trả lời nhanh câu hỏi theo yêu cầu, nhớ lại các trò chơi dân gian các em đã được tham gia, rèn cho HS có kĩ năng phản xạ nhanh. Cách chơi:

GV là người đầu tiên nêu yêu cầu và truyền điện cho bất kì HS nào. HS nào nêu đúng yêu cầu thì tiếp tục nêu yêu cầu và truyền cho HS khác. Nếu trả lời sai thì mất quyền trả lời phải chuyển sang cho HS khác. Mỗi câu trả lời đúng được thưởng một ngôi sao hoặc một bông hoa. HS tham gia chơi và lần lượt huy động được vốn sống thực tiễn đã được tham gia vào các trò chơi như: kéo co, nhày dây, rồng rắn lên mây, ô ăn quan,... Thông qua trò chơi HS tái tạo được vốn trải nghiệm, bộc lộ được cảm xúc, tạo được bầu không khí vui nhộn, tăng cường hứng thú khi bắt đầu giờ học.

Hoặc khi dạy văn bản “Chú gấu Mi-sa” (Tiếng Việt 3, tập một, tr.38-39, sách CD), GV tổ chức chơi trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn”: Cô có một bức tranh được ẩn dưới 4 mảnh ghép. Trong vòng 10 giây, các con phải đưa ra đáp án. Nếu trả lời sai hoặc chưa ra đáp án thì sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.

Câu 1: Hình ảnh con tuần lộc. Câu 2: Hình ảnh ông già Noel.

Câu 3: Hình ảnh món quà. Câu 4: Hình ảnh ống khói.

Qua trò chơi HS huy động được vốn sống, tri thức nền, vừa khơi gợi hứng thú về hình ảnh chú gấu bông cùng tuần lộc đi phát quà, những món quà rất to, rất đẹp... Em thích được tham gia các trò chơi, được khơi gợi kiến thức thực tiễn và được vào bài học hứng thú.

c) Sử dụng phiếu học tập tái tạo vốn trải nghiệm

Phiếu học tập là một phương tiện được GV chuẩn bị trước, gồm các nhiệm vụ được trình bày trên trang rời theo kích cỡ, ý tưởng sư phạm, nhằm hỗ trợ HS học tập hiệu quả. Phiếu học tập được thiết kế gồm tên phiếu, tên bài, các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập và những khoảng trống (nếu cần thiết) để HS trả lời câu hỏi hoặc điền các thông tin cần giải quyết. Sử dụng phiếu học tập khi dạy văn bản “Thả diều” (Tiếng Việt 3, tập một, tr.36, sách CD), GV phát phiếu học tập cho HS: Cánh diều gợi nhớ đến những ước mơ, kỉ niệm đẹp nào cho tuổi thơ?

PHIẾU HỌC TẬP

Hình 3.2. Phiếu học tập văn bản “Thả diều”

Cánh diều gợi nhớ đến những ước mơ, kỉ niệm đẹp nào của tuổi thơ?

Cánh diều

………

………

………

………

………

………

………

………

Họ tên:………

Qua phiếu học tập HS nói lên được niềm vui sướng và những khoảng thời gian đẹp các em được tham gia trò chơ thả diều, được hoà mình, lắng nghe tiếng sáo diều, được ngắm nhìn những cách diều bay lơ lửng... Đây là một hoạt động nhiều ý nghĩa với HS vào dịp hè, giúp HS có cơ hội trải nghiệm ở những khoảng không gian thời gian khác nhau, tưởng tượng, hoà mình và bay bổng cùng cánh diều.

Khi dạy bài “Chuyện bốn mùa” (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.9-10, sách KNTTVCS), GV phát phiếu học tập để HS thực hiện, hoàn thành phiếu học tập dưới đây. Sau khi HS thực hiện, GV yêu cầu HS trao đổi, bổ sung, góp ý. Từ đó, GV nhận xét các em đã nêu đặc điểm của mùa thể hiện được màu sắc trải nghiệm, gắn với kinh nghiệm riêng, cảm xúc của cá nhân như thế nào.

PHIẾU HỌC TẬP - Ở nơi em ở thời tiết hôm nay như thế nào?

………

- Mỗi hình ảnh sau đây thể hiện mùa nào trong năm? Cảm nhận của em về mùa đó như thế nào? (thích, không thích,… vì sao).

………

………

………..

…………..………

………

………

……….

.……….…

Hình 3.3. Phiếu học tập văn bản “Chuyện bốn mùa”

Trong thực tế, hoạt động huy động trải nghiệm của HS có thể đan cài tất cả những biện pháp trên đây. Vì vậy, GV có thể kết hợp sử dụng hình ảnh, âm thanh, sơ đồ,… để bổ trợ, huy động vốn trải nghiệm của HS: GV chiếu hình ảnh về thời tiết vào 4 mùa trong năm, HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Hình 3.4. Hình ảnh minh họa các mùa trong năm

+ Em hãy cho biết thời tiết được thể hiện trong mỗi hình như thế nào? Tại sao em cho là như vậy?

+ Các em cùng thảo luận nhóm đôi về thời tiết ngày hôm nay tại nơi em ở nhé.

Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa lại mang những nét đẹp riêng, để biết mỗi mùa có những đặc trưng như thế nào, HS huy động được vốn trải nghiệm đã có liên quan đến bức tranh đời sống trong văn bản làm cơ sở cho hoạt động hình dung tưởng tượng, bước vào văn bản. Với cách làm như vậy, GV hướng dẫn, thu hút HS huy động trải nghiệm nền bằng phiếu học tập vào quá trình khởi động giờ học hấp dẫn, ấn tượng.

Hoạt động huy động vốn sống của HS liên quan đến VBVH tạo cơ hội cho HS được trình bày quan điểm, ý hiểu, suy nghĩ chính là lúc khả năng giao tiếp của các em được phát huy giúp HS trau dồi khả năng nói, tự tin hơn trong giao tiếp, năng lực giao tiếp được rèn luyện bền vững. Muốn có những HĐTN hiệu quả cần cho HS chuẩn bị, huy động vốn sống, kiến thức sẵn có vào giờ học, nếu bước chuẩn bị không được tổ chức chu đáo thì kiến thức và trải nghiệm nền sẽ không được phát huy, dẫn đến khó có thể huy động được năng lực của HS vào bài học, các em thiếu tâm thế sẵn sàng đưa mình vào các HĐTN phong phú. Đồng thời HS được hỗ trợ, bổ sung các kiến thức cần thiết đảm bảo cho việc tham gia các HĐTN hiệu quả. Khi khởi động giờ học GV có sự đầu tư nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, thú vị, hấp dẫn sẽ tạo cho HS được bắt đầu một giờ học thú vị... HS nhận ra được mối quan hệ giữa điều được khơi gợi trong quá trình chuẩn bị với nội dung bài học cần chiếm lĩnh.

3.4.1.2. Biện pháp trải nghiệm thế giới nghệ thuật trong văn bản văn học

VBVH là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, đoạn tổ chức kết cấu,… tạo thành bức tranh thế giới nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống và biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống của tác giả. Trải nghiệm thế giới nghệ thuật trong VBVH là hình dung, tưởng tượng ra bức tranh con người, cảnh vật, cuộc sống,… được tác giả thể hiện trong quá trình HS đọc hiểu. Nhờ đó, người đọc “bước vào” văn bản, nhập thân và “hít thở” bầu không khí mà văn bản tạo ra. Sự trải nghiệm này giúp cho văn bản của nhà văn trở thành tác phẩm trong tâm trí của HS. Bức tranh đời sống trong VBVH là một chỉnh thể được tác giả sáng tạo, xây dựng nên trong VBVH. Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống động, cảm tính, “với hình tượng văn học được xây dựng bằng ngôn từ nên mang tính phi vật thể, do đó thế giới nghệ thuật chỉ có thể hiển hiện thông qua cái nhìn đặc biệt của người đọc - nhìn bằng con mắt bên trong - thực chất là bằng hình dung, tưởng tượng tái tạo” [70, tr.71-72]. Trong việc trải nghiệm thế giới nghệ thuật bằng hình dung, tưởng tượng, người đọc có thể chọn những “vị trí” khác nhau để kinh qua bức tranh ấy. Vị trí này có thể là “người chứng kiến’, người quan sát. Khi đó, người đọc không tham gia trực tiếp vào các sự việc trong văn bản

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 109 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)