Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 181 - 200)

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.7. Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm

Kết quả TN trên đã cho thấy được khả năng thực thi của đề tài trong thực tiễn DH, chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá như sau:

Trước khi DH TN DH đọc VBVH cho HS lớp 3 chủ yếu hướng HS đạt yêu cầu cần đạt chương trình và SGK. Điều này đã chi phối tới hoạt động DH của GV, GV chỉ chú trọng cung cấp đầy đủ kiến thức mà không chú trọng đến tổ chức các hình thức và hoạt động phong phú, đa dạng nhằm phát triển năng lực ở HS. Hơn nữa trong quá trình DH đọc VBVH GV chú ý bám sát các hoạt động, các bước lên lớp mà chưa chú ý nhiều đến cách tổ chức các HĐTN, chưa có điều kiện nghiên cứu thể nghiệm các HĐTN và vận dụng vào trong các giờ học. HS tiểu học còn khá bỡ ngỡ, mới mẻ với các HĐTN trong giờ học đọc VBVH. Nhưng khi nghe chúng tôi thuyết trình về mục đích và cách thức tiến trình TN, các GV đều nhiệt tình ủng hộ. Khi triển khai TN, các GV đều chú ý

theo các kế hoạch bài học TN, bám sát các HĐTN được thiết kế nhằm hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đặc biệt phát huy năng lực của HS vì vậy kết quả TN rất khả quan. Bước đầu tiến hành TN đã cho thấy các HĐTN được chúng tôi đề xuất là có tính khả thi khi tổ chức trong thực tiễn DH đọc VBVH cho HS lớp 3 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khu vực thành phố và nông thôn.

Quá trình TN trên lớp diễn ra khá thuận lợi, GV các lớp TN và lớp ĐC đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi tiến hành TN. Trong quá trình dạy TN và ĐC, các GV thực hiện đúng ý tưởng của kế hoạch TN. Sau mỗi tiết dạy, các GV đã phân tích, nhận xét, trao đổi ý kiến và chỉ ra những ưu, khuyết điểm của giờ dạy, tính hiệu quả của các hoạt động được vận dụng vào DH. Các GV dạy lớp TN cho rằng, khi HS tham gia vào các HĐTN biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn, các em thực sự thích thú, tích cực học tập, giờ học hiệu quả hơn. Đặc biệt là những tiết học TN ở vòng 2, khi GV và HS đã rất thuần thục với các HĐTN, HS đã biết chủ động hơn khi tham gia các hoạt động, cả GV và HS nhận thức rõ hơn vai trò của HĐTN hướng tới phát triển năng lực của HS. Khi GV sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau giúp HS huy động tri thức nền, phát triển các kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập. Trong giờ học, HS luôn thể hiện sự tự tin, hứng thú khi tham gia các hoạt động, kiến thức, kĩ năng được hình thành một cách tự nhiên, chắc chắn hơn, giờ học sôi nổi, hiệu quả nâng lên rõ rệt. Phần tổ chức thực hành và kiểm tra, GV hướng dẫn HS làm việc rất nhanh, đúng và đủ thời gian, kiểm tra sát sao khâu thực hiện đối với từng HS. Các GV dạy lớp TN cũng cho rằng, phụ huynh rất ủng hộ việc tổ chức các HĐTN vào thực tiễn DH, có sự phối hợp tạo điều kiện cho con em hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Khi được hỏi về những khó khăn trong việc tổ chức các HĐTN trong và ngoài lớp học đọc VBVH, GV cho rằng trước khi tổ chức các GV khá lo lắng, nhất là khi giao việc cho HS nhưng khi tiến hành thì tất cả các HS đều đảm bảo được các yêu cầu và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, điều bất ngờ là các em đều quan tâm và rất tích cực tham gia các hoạt động.

Về phía HS, ban đầu các em khá lúng túng khi tham gia các HĐTN nhưng khi giải thích cho HS hiểu về nhiệm vụ của mình, HS chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, nghiêm túc, tỏ ra hứng thú, tích cực tham gia các HĐTN, chủ động bộc lộ những kinh nghiệm cá nhân, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Không khí lớp học sôi nổi, thể hiện được sự tự tin, biết chia sẻ ý kiến riêng, tham gia đóng góp ý kiến với phần được và chưa được của bạn hoặc nhóm bạn. HS thực sự trở thành chủ thể của giờ học và chủ động tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thân thiện. Về HĐTN ngoài lớp học, đa số HS hứng

thú, tích cực, mong muốn có nhiều HĐTN bổ ích, qua HĐTN ngoài lớp học các em có thể vận dụng vào học tập.

Từ kết quả phân tích trên có thể khẳng định, việc tổ chức các HĐTN trong thực tiễn DH đọc VBVH cho HS lớp 3 đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng và hứng thú học tập của HS. HS lớp 3 đang ở độ tuổi phát triển và định hình về phẩm chất, nhân cách, cho HS tham gia vào HĐTN là điều kiện thuận lợi để các em thể hiện sự hiểu biết, kết hợp khai thác vốn kinh nghiệm vận dụng vào học tập, giao tiếp hiệu quả. Tổ chức các HĐTN trong DH đọc VBVH, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động, HS là người thực hiện, trực tiếp tham gia vào các hoạt động, làm các công việc cụ thể. GV luôn động viên, khích lệ HS, đặc biệt với những HS còn rụt rè, chưa tự tin để giúp các em bạo rạn tích cực, chủ động hơn trong học tập và giao tiếp, hướng tới phát triển năng lực cho HS. Việc tổ chức HĐTN trong thực tiễn DH đọc VBVH có thể vận dụng trên diện rộng mà không ảnh hưởng đến vùng miền hay khu vực sống của HS.

Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, chúng tôi tập trung mô tả chi tiết quá trình TN sư phạm, bao gồm việc xác định mục đích, đối tượng, địa bàn, nội dung, phương, cách đo nghiệm và phân tích đánh giá kết quả TN. TN sư phạm được tiến hành trong hai năm học 2022-2023 và 2023-2024 tại bốn trường tiểu học đại diện cho khu vực thành thị và nông thôn của thành phố Hải Phòng: Trường Tiểu học Cát Bi và Trường Tiểu học Thành Tô (quận Hải An);

Trường Tiểu học Minh Tân và Trường Tiểu học Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy). Kết quả TN đã cung cấp bằng chứng thuyết phục để rút ra các kết luận khoa học quan trọng.

Trước hết, việc tổ chức các HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 3 được chứng minh là có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Các nội dung và HĐTN mà luận án đề xuất đáp ứng yêu cầu phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của HS có tính khả thi cao khi triển khai vào thực tiễn DH đọc VBVH. TN đã chỉ ra rằng việc vận dụng các HĐTN không chỉ cải thiện hiệu quả DH mà còn góp phần phát triển năng lực tư duy, kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ văn học của HS.

Kết quả TN cũng cho thấy, trước khi TN, trình độ HS của nhóm TN và nhóm ĐC tương đương nhau, bất kể sự khác biệt về vùng miền hay khu vực sinh sống. Tuy nhiên, sau TN, nhóm TN có sự tiến bộ vượt trội về kiến thức, kĩ năng và năng lực so với nhóm ĐC. Điều này khẳng định tính hiệu quả và khả năng ứng dụng cao của các HĐTN đã được đề xuất trong chương 3.

Một khía cạnh quan trọng rút ra từ TN là khi tổ chức các HĐTN trong DH đọc VBVH, GV cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức HĐTN để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Đồng thời, GV phải chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS trong suốt quá trình tham gia HĐTN, nhằm đạt được mục tiêu sư phạm đề ra và nâng cao hiệu quả DH. Những kết quả này không chỉ khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong luận án mà còn góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa của việc tích hợp HĐTN vào DH đọc VBVH như một phương pháp đổi mới quan trọng trong GD tiểu học hiện nay.

Như vậy, tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH là một hướng nghiên cứu đúng đắn và có thể triển khai hiệu quả trong thực tiễn DH đọc VBVH nói chung, DH đọc VBVH lớp 2, 3 nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

DH trong nhà trường phổ thông nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng đang đối diện với những thay đổi quan trọng nhằm hướng đến phát triển năng lực học sinh (HS). Nghiên cứu vận dụng HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 là một hướng tiếp cận đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực. Luận án đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Trong luận án, chúng tôi đã tổng quan và khái quát hoá các vấn đề nghiên cứu liên quan đến HĐTN trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình vận dụng HĐTN vào thực tiễn DH. Đồng thời, nghiên cứu chuyên sâu về DH đọc VBVH và trải nghiệm trong DH đọc VBVH. Những nghiên cứu này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của các giờ học, đặc biệt trong lĩnh vực GD tiểu học.

1.2. Luận án đã thực hiện nghiên cứu cơ sở lí luận với các nội dung trọng tâm như: HĐTN - quan niệm, ưu điểm và những điều cần lưu ý; VBVH - khái niệm và đặc điểm; quá trình đọc văn bản và trải nghiệm trong đọc VBVH; sự phù hợp của HĐTN với đặc điểm tâm lí của HS lớp 2, 3 và thực tiễn DH đọc VBVH. Trong nghiên cứu thực tiễn, luận án đã phân tích mạch đọc VBVH trong chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 2, 3, cũng như khảo sát thực trạng DH đọc VBVH dưới góc nhìn trải nghiệm. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ cung cấp cơ sở khoa học mà còn kiểm chứng các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, tạo tiền đề cho việc tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH từ cả phương diện lí luận và thực tiễn.

1.3. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 5 nguyên tắc tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3: (1) Đảm bảo yêu cầu cần đạt của mạch đọc VBVH trong Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 và đặc trưng của VBVH;

(2) Đảm bảo sự kết hợp khoa học và chặt chẽ với các hoạt động khác; (3) Đảm bảo đa dạng về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức HĐTN; (4) Đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp với tiến trình đọc và điều kiện sư phạm; (5) Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khơi gợi hứng thú học tập của HS. Những nguyên tắc này mang giá trị định hướng cao, đảm bảo cho việc tổ chức HĐTN đạt hiệu quả tối ưu.

Luận án đã khái quát sơ đồ HĐTN trong tiến trình DH đọc VBVH lớp 2, 3, đồng thời phân tích ngắn gọn các thành phần trong tiến trình tổ chức HĐTN. Nội dung HĐTN được xác định rõ ràng, bao gồm: (1) Trải nghiệm thực tiễn, huy động vốn sống liên quan

đến VBVH; (2) Trải nghiệm âm thanh ngôn ngữ để tiếp cận nội dung VBVH; (3) Trải nghiệm phương diện nghệ thuật của ngôn từ để cảm thụ và bộc lộ kết quả đọc; (4) Trải nghiệm thông điệp nghệ thuật của VBVH trong thực tiễn đời sống. Các nội dung này không chỉ đảm bảo tính khoa học mà còn định hướng rõ ràng cho việc phát triển năng lực HS thông qua DH đọc VBVH.

Trên cơ sở các nội dung HĐTN, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3: Biện pháp tổ chức HĐTN trên lớp học cho HS lớp 2, 3 trong DH đọc VBVH; Biện pháp tổ chức HĐTN ngoài lớp học cho HS lớp 2, 3 trong DH đọc VBVH.

1.4. Luận án đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại bốn trường tiểu học đại diện cho các khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của những đề xuất. Kết quả tổng hợp được sau thực nghiệm cho thấy hướng đi và các đề xuất trong luận án là có cơ sở đúng đắn, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

2. Khuyến nghị

HĐTN đề xuất trong luận án được vận dụng vào DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 đạt hiệu quả nhưng qua quá trình nghiên cứu và TN luận án còn một số tồn tại, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị:

2.1. Để HS tích cực tham gia các HĐTN trong DH đọc VBVH, cần đa dạng hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động, cách thức kiểm tra đánh giá. Thay vì chuẩn về nội dung kiến thức, cần xây dựng các chuẩn về năng lực, xác định tiêu chí chuẩn năng lực cần đạt. Thay vì những quy định chặt chẽ về thời gian và quy trình, trong mỗi tiết học cần có độ mở nhất định để GV và HS được linh hoạt phát huy năng lực một cách cao nhất vốn kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú. Ngoài sự quan tâm đến nội dung cần quan tâm đến tính thú vị, tính thiết thực gần gũi với thực tiễn. Trong DH đọc VBVH, GV chú ý phát huy kinh nghiệm, vốn sống và năng lực của HS. Trong kiểm tra đánh giá cần có những nhận xét và yêu cầu khơi gợi hứng thú, giúp HS bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến, đặc biệt bộc lộ được năng lực các nhân.

2.2. Đối với các cấp quản lí GD cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nội dung về các HĐTN, cần tổ chức các hội nghị chuyên đề về HĐTN trong đó có chuyên đề vận dụng HĐTN vào các môn học cụ thể. Quan tâm khuyến khích tạo điều kiện cho các trường, GV tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH. Các cấp quản lí cần tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, nhân lực về công tác tổ chức các HĐTN trong học tập cũng như trong thực

tế. Bên cạnh đó cần đầu tư biên soạn nội dung HĐTN trong các môn học cụ thể, tạo điều kiện để các trường tiến hành được nhiều HĐTN trong thực tiễn DH.

2.3. Nhà trường tiểu học có những khuyến khích GV chú trọng tới việc tổ chức HĐTN theo hướng phát triển năng lực HS, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho việc tổ chức HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3. Tổ chức cho GV thi đua tiết dạy tốt, lên lớp chuyên đề ở các cấp theo tinh thần đổi mới nhằm hướng tới nâng cao chất lượng DH đọc VBVH trong thực tiễn. Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong các khối lớp. Trong quá trình giảng dạy GV cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao, phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Các trường cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho GV, có sự phối hợp với các cơ sở GD trong và ngoài nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV và HS tiến hành HĐTN đạt hiệu quả.

2.4. GV cần chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy và các HĐTN trước khi đến lớp, đa dạng hoá hình thức và PPDH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. GV cần có sự chủ động tiếp cận phương pháp và cách thức DH mới, trau rồi tri thức, nâng cao năng lực chuyên môn, ứng dụng phương tiện kĩ thuật DH hiện đại... triển khai, vận dụng những tri thức ấy nhằm cụ thể hoá thành các hoạt động DH. Quan trọng hơn, GV cần nhận thức hết sức đúng đắn về HĐTN, tạo ra nhiều hoạt động phong phú, đa dạng đưa vào tình huống HĐTN hay, hấp dẫn giúp HS có cơ hội bộc lộ kinh nghiệm, phát huy năng lực và tính sáng tạo.

2.5. Đối với PHHS và các lực lượng GD ngoài nhà trường cần có sự phối kết hợp, tạo điều kiện hỗ trợ về nhân lực, vật lực để HS được tham gia HĐTN do nhà trường và GV tổ chức. Các lực lường GD ngoài nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho HS tham gia HĐTN phù hợp, vừa sức trong gia đình, thôn xóm, địa phương và cộng đồng.

Nghiên cứu HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 cần tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo các luận điểm khoa học, nắm chắc đặc điểm tâm lí của HS, nắm chắc thực tiễn DH ở các trường tiểu học để có thể vận dụng HĐTN vào thực tiễn hiệu quả. Trong luận án chúng tôi đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu song vẫn không tránh khỏi những điều còn tồn tại, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học để hoàn thiện thêm công trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 181 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)