Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 140 - 157)

CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3

3.4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

Trong DH đọc VBVH, ngoài các hoạt động DH trên lớp học còn có các hoạt động ngoài lớp học. Trải nghiệm ngoài lớp học là các trải nghiệm chủ yếu diễn ra bên ngoài không gian lớp học, không theo thời khoá biểu cố định, thường gắn với một nhóm bài học, thường được tổ chức theo hướng tích hợp liên môn, xuyên môn. Lực lượng tổ chức phong phú, đa dạng hơn, trong đó, GV của một hoặc một vài bộ môn sẽ chủ trì theo hướng nghiên cứu của luận án, người chủ trì là GV môn Tiếng Việt, GV các bộ môn khác và các lực lượng trong - ngoài nhà trường sẽ cùng tham gia như: hội PHHS, các lực lượng GD khác… HĐTN ngoài lớp học là hoạt động có mục đích bổ trợ cho hoạt động trên lớp học. HĐTN ngoài lớp học ngoài các hoạt động gắn với nội dung mạch đọc văn bản thì nó còn có thể tích hợp với chương trình HĐTN (hoạt động GD) ở tiểu học.

Muốn thực hiện trải nghiệm ngoài lớp học GV có thể sử dụng những dạng hoạt động như: Sân khấu hoá VBVH; Tổ chức các hoạt động tham quan để bồi đắp vốn sống, vốn trải nghiệm thực tiễn cho HS; Tổ chức các hội thi, cuộc thi hoặc xây dựng dự án kết nối với trải nghiệm thực tiễn... HĐTN ngoài lớp học góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động trên lớp học.

3.4.2.1. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

HĐTN ngoài lớp học là hoạt động giúp HS được mở rộng không gian ra ngoài bốn bức tường lớp học giúp HS có cơ hội gắn bó với môi trường tự nhiên, quan sát, nắm bắt thực tế bên ngoài. HĐTN ngoài lớp học giúp HS có cơ hội gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên, môi trường cuộc sống xung quanh, từ đó các em có tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

HĐTN ngoài lớp học có quan hệ chặt chẽ tác động đồng thời lên quá trình tổ chức HĐTN trong lớp học. HĐTN ngoài lớp học diễn ra trong suốt năm học, làm cho quá trình DH được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động của lứa tuổi. HĐTN ngoài lớp học có vai trò quan trọng hỗ trợ cho HĐTN trên lớp học, tạo cơ hội để HS tự bộc lộ nhân cách và khẳng định mình. Muốn thực hiện tốt HĐTN ngoài lớp học, HS phải biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Tổ chức HĐTN ngoài lớp học tốt sẽ cuốn hút HS vào các hoạt động trên lớp học, điều chỉnh quá trình phát triển nhận thức, kĩ năng sống của HS, góp phần làm cho hoạt động trên lớp học đạt hiệu quả cao. GV thông qua HĐTN ngoài lớp học dễ dàng quan sát để lựa chọn HS có năng khiếu và tạo điều kiện thuận lợi để các em phát triển năng khiếu của mình. Các hoạt động này đòi hỏi HS không những nắm được kiến thức lí thuyết mà còn biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các tình huống cụ thể trong học tập.

HĐTN ngoài lớp học làm cho quá trình đào tạo của nhà trường gắn liền với thực tế, góp phần thực hiện nguyên tắc GD: “Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [75]. Tổ chức các HĐTN ngoài lớp học trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 thực chất là lồng ghép các HĐTN vào DH, qua đó củng cố và phát triển các năng lực cần thiết ở HS. HĐTN ngoài lớp học là sự tiếp nối hoạt động trên lớp học, là con đường giúp HS gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa học với hành. HĐTN ngoài lớp học là một trong hai HĐGD cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch cụ thể. HĐTN ngoài lớp học gồm các yếu tố: “khách quan, chủ quan, điều kiện môi trường, hoạt động cá nhân…” các điều kiện về cơ sở vật chất, về sự an toàn, phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động,…

Để xây dựng HĐTN ngoài lớp học cho HS lớp 2, 3 trong DH đọc VBVH người thực hiện cần:

- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt, phần VBVH. Phân tích chương trình HĐTN ở lớp 2, 3 để tìm ra những cơ hội, khả năng tích hợp trong quá trình tổ chức HĐTN ngoài lớp học khi dạy học đọc hiểu VBVH. Đây là cơ sở, căn cứ để tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có HĐTN.

- Xác định những nội dung có thể tổ chức HĐTN ngoài lớp học cho HS lớp 2, 3 trong dạy học đọc VBVH.

Đây là những nội dung phù hợp với yêu cầu của chương trình, phù hợp với hứng thú, năng lực của HS và phù hợp với thực tiễn nhà trường. Có những nội dung tuy đáp ứng yêu cầu của chương trình nhưng không đảm bảo các điều kiện đã nêu thì cũng không nên lựa chọn.

- Xác định phương án tổ chức HĐNT ngoài lớp học và tiến hành xây dựng kế

hoạch cụ thể. Phương án là những đường hướng, định hướng khái quát chung nhất.

Phương hướng cần được cụ thể hoá thành kế hoạch cụ thể, chi tiết làm cơ sở phối hợp thực hiện giữa các lực lượng và giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện.

Đây là giai đoạn quan trọng khi tiến hành các HĐTN ngoài lớp học. GV cần xác định được phương án tổ chức, HS thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, kế hoạch cũng có thể có các trải nghiệm mới hoặc tái tạo lại những gì đã trải nghiệm dưới dạng các báo cáo: các bài báo, ảnh, các sản phẩm, bản tin radio, truyện, kịch, mô hình, tranh vẽ, tượng, bài hát… triển lãm, thuyết trình, góc trưng bày sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, dã ngoại, các sự kiện,...

- Xây dựng kế hoạch - khi xây dựng kế hoạch tạo điều kiện cho HS có cơ hội

“thương thảo”, động não về các yếu tố cần giải quyết trong chủ đề, các em có thắc mắc gì? Muốn tìm hiểu điều gì về chủ đề? Có thể làm gì với chủ đề này? HS và GV cùng hình thành các câu hỏi cụ thể, phân công, thống nhất nhiệm vụ, khi hiểu rõ vấn đề rồi các em tiến hành xây dựng kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm.

GV tổ chức HĐTN theo kế hoạch đã xây dựng, HS thực hiện kế hoạch theo định hướng của GV. Tiến hành đánh giá, GV cho HS nhìn lại những hoạt động đã thực hiện - tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá và rút kinh nghiệm.

Tổ chức HĐTN ngoài lớp học mang lại cơ hội tuyệt vời giúp HS tiếp xúc với thế giới bên ngoài vào lớp học, đưa kiến thức bài học vào thực tiễn. Điểm ưu việt của HĐTN ngoài lớp học đặt ra các vấn đề liên quan đến các kĩ năng, năng lực tiềm ẩn trong HS, HS tự khám phá, mở rộng các sở thích của mình. Những HS vốn không sôi nổi sẽ có cơ hội đưa ra các quan điểm, ý kiến, cách thực hiện và giải quyết các nhiệm vụ chưa từng được thử thách. HĐTN ngoài lớp học giúp mỗi HS có cơ hội phát triển năng lực, tài năng của mình. HĐTN ngoài lớp học trở thành một phần của những trải nghiệm thú vị, đem lại hiệu quả trong học tập.

3.4.2.2. Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh lớp 2, 3 trong dạy học đọc văn bản văn học

a) Biện pháp sân khấu hoá văn bản văn học

Sân khấu hoá là hình thức chuyển thể VBVH thành kịch hay một loại hình nghệ thuật trình diễn nào đó. Trong đó, HS đóng vai các nhân vật, kể lại tác phẩm bằng lời thoại, diễn xuất. Trong hoạt động sân khấu hoá, GV đưa ra một hoặc một vài VBVH để HS lựa chọn chuyển thể. Khi chuyển thể, GV hỗ trợ HS tự lên kịch bản, chuẩn bị đạo cụ, chuyển lời tác phẩm sang lời thoại nhân vật, từng HS hoặc nhóm HS luyện tập với nhau trước khi chính thức biểu diễn. Qua đó, mỗi em tự xây dựng tính cách, ngoại hình, thể

hiện nội tâm nhân vật. GV nhận xét buổi trình diễn, đúc rút lại nội dung và giá trị văn bản.

Hình thức này giúp HS tích cực tham gia vào giờ học văn bản, HS được hoá thân vào các nhân vật văn học giúp các em hào hứng hơn, hiểu nhân vật hơn, mạnh dạn, tự tin hơn khi trình diễn trước tập thể.

Sân khấu hoá - GV cho HS đóng vai tái hiện nội dung VBVH. “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong văn bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách nói năng như thật” [87; tr337].

Hiểu theo nghĩa rộng, đóng vai là hoạt động trong đó một người mượn vai trò của người khác hoặc vẫn là mình tưởng tượng ra mình trong một tình huống nào đó để diễn một cách công khai và có ý thức. Đóng vai xuất phát từ nghệ thuật kịch, đến đầu thế kỉ XIX được vận dụng vào quá trình DH, trở thành một phương pháp phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Đây là một phương pháp DH sáng tạo, kịch tính, tự nhiên trong đó mỗi cá nhân giả định mình trong vai trò của người khác một cách công khai, có ý thức. Đóng vai trong DH đọc là GV tổ chức cho HS hoá thân vào nhân vật trong VBVH, được trải nghiệm trong vai trò nhân vật, HS như sống dậy trong tưởng tượng, suy nghĩ để cảm nhận, thấu hiểu và hình thành kiến thức, kĩ năng. Khi thực hiện đóng vai ngoài lớp học, GV có điều kiện cho HS chuẩn bị không gian, trang phục, các phương tiện hỗ trợ khác, GV cho HS trao đổi, thống nhất hình thức chuyển thể hay là giữ nguyên văn bản, dự kiến phân vai, phân bối cảnh cho kịch bản. GV cho HS tiến hành thảo luận để thấy được thông điệp các em muốn truyền tải qua kịch bản làm cho VBVH đi vào cuộc sống, biến thành hành động cụ thể gắn với cuộc đời. Tổ chức cho HS đóng vai dựng lại nội dung văn bản tạo cho HS cơ hội hoá thân vào nhân vật, hiểu tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, hình thành tình cảm, nhận thức sâu sắc về giá trị văn bản, hình thành thói quen ứng xử văn hoá trong đời sống hàng ngày, trong tình huống giao tiếp cụ thể. Khi thực hiện phương pháp đóng vai, GV tiến hành theo các bước:

Bước 1: Tìm ý tưởng, xây dựng kịch bản, hướng dẫn HS đóng vai

Trong bước này, cần lựa chọn văn bản định chuyển thể, động não để tìm ý tưởng và chuyển thể văn bản. Đồng thời, cũng cần dự kiến phân vai, xây dựng bối cảnh và hướng dẫn HS đóng vai

Bước 2: HS thực hiện việc đóng vai.

Bước 3: HS nhận xét về vai diễn trong việc thể hiện văn bản Bước 4: GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản thân.

Ví dụ khi dạy văn bản “Chia sẻ niềm vui” chủ điểm Yêu thương chia sẻ (Tiếng Việt 3, tập một, sách CD), GV tích hợp các văn bản “Ông lão nhân hậu” chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật (Tiếng Việt 3, tập một, sách CD), văn bản “Để cháu nắm tay ông” chủ điểm Mái nhà yêu thương (Tiếng Việt 3, tập một, sách KNTTVCS). Sau đó, GV hướng dẫn HS chuyển thể, tập luyện với thời gian 1 tuần. Sau đó, GV cho HS tiến hành thể hiện đóng vai trên “sân khấu” ngoài lớp học văn bản:

Tấm lòng nhân hậu Nhân vật:

Ông Lão: Một nông dân hiền lành, tốt bụng, sống một mình.

Người phụ nữ nghèo: có hai đứa con nhỏ.

Hai đứa trẻ: Con của người phụ nữ nghèo, dễ thương và nhút nhát.

Đạo cụ cần thiết:

1. Đồng tiền: Một số tiền nhỏ ông Lão dành dụm được.

2. Túi gạo: Một túi gạo, thể hiện cho sự cứu giúp.

3. Chiếc bàn gỗ: Nơi ông Lão đếm tiền.

4. Cái xe đạp: Để ông Lão di chuyển tới chợ.

5. Mái nhà đơn sơ: Biểu tượng cho cuộc sống của ông Lão.

6. Nón lá, chiếc áo mưa: Đạo cụ của ông Lão và người phụ nữ nghèo đi trong mưa bão.

7. Máy chiếu: Chiếu bối cảnh sân khấu.

Cảnh 1: Trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ giữa cánh đồng. Ông Lão ngồi bên chiếc bàn gỗ, đếm những đồng tiền tích góp được.

Ông Lão (thì thầm): "Chỉ cần mua đủ gạo cho mình vượt qua cơn bão này."

Ông nhìn ra cửa sổ, trời tối dần, gió bắt đầu thổi mạnh. Ông lắc đầu, lo lắng...

Cảnh 2: Trên một con đường nhỏ, người phụ nữ nghèo đang chạy về nhà cùng hai đứa trẻ.

Trời đã bắt đầu mưa.

Người phụ nữ nghèo: "Các con ơi, giữ chặt tay mẹ nào!"

Tâm trạng người phụ nữ đầy lo lắng, trong túi chỉ còn lại một ít tiền lẻ.

Cảnh 3: Chợ làng, nơi mọi người đang hoảng hốt mua sắm, thu dọn hàng hoá. Ông Lão tới chợ, tay cầm số tiền. Ông lão nhìn quanh và thấy người phụ nữ nghèo từ xa đang cố gắng tìm mua gạo.

Ông Lão tiến lại gần người phụ nữ nghèo: "Cô mua được gạo chưa? "

Người phụ nữ nghèo (mếu máo, nước mắt rưng rưng): "Ông ơi, cháu không có đủ tiền để mua gạo cho các con..."

Ông Lão (nhìn người phụ nữ nghèo và hai đứa trẻ, lòng trĩu nặng - Không thể để hai đứa trẻ đói được): "Tôi có chút tiền, cô cầm lấy mua gạo cho các cháu."

Ông lấy hết số tiền ra, đưa cho người bán gạo.

Người phụ nữ nghèo: "Cháu cảm ơn ông. Ông đã cứu sống mẹ con cháu."

Ông Lão: "Cô không cần cảm ơn, giúp đỡ nhau là điều nên làm."

Cảnh 4: Ông Lão và người phụ nữ nghèo cùng trở về nhà trong cơn bão, gió thổi mạnh, trời mưa rất to nhưng lòng ấm áp.

Cảnh 5: Sau cơn bão, trời trong xanh. Ông Lão và người phụ nữ nghèo gặp nhau.

Người phụ nữ nghèo: "Ông đã giúp mẹ con cháu vượt qua cơn bão. Mẹ con cháu sẽ luôn nhớ đến tấm lòng của ông."

Ông Lão: "Chỉ cần các cháu không đói trong ngày bão, đó là niềm vui lớn nhất."

Họ cùng nhìn về phía Mặt Trời, nụ cười nở trên môi, lòng tràn đầy hy vọng.

Qua việc đóng vai các nhân vật ông Lão và người phụ nữ nghèo cùng nhau chia sẻ cuộc sống trong khó khăn, hoạn nạn không chỉ bằng gạo mà còn bằng tình thương và lòng nhân ái, HS vừa trải nghiệm được cuộc sống của con người trong thiên tai, bão lũ vừa cảm nhận được cơn bão đã qua, nhưng tấm lòng, tình yêu thương giữa con người với con người vẫn tỏa sáng.

Khi dạy các văn bản về các trò chơi dân gian, GV tích hợp các văn bản “Chơi chong chóng” chủ điểm Mái ấm gia đình (Tiếng Việt 2, tập một, sách KNTTVCS), văn bản “Người nặn tò he” chủ điểm Nghề nào cũng quý (Tiếng Việt 2, tập một, sách CTST) và văn bản “Rồng rắn lên mây” (Tiếng Việt 2, tập một, tr.101, sách KNTTVCS) để tăng tính hứng thú với văn bản và khắc sâu kiến thức bài học, GV tiến hành “Sân khấu hoá” - tái hiện văn bản dưới hình thức tổ chức trò chơi “trải nghiệm” cho HS. Cách tiến hành: Tổ chức ngoài sân trường, chia lớp thành 4 nhóm, chọn ra 1 quản trò - thầy thuốc. Từng nhóm lần lượt sẽ chơi, nhóm nào có số thành viên bị thầy thuốc bắt nhiều nhất, nhóm đó sẽ thua cuộc và ngược lại sẽ giành chiến thắng. Hình thức “Sân khấu hoá” giúp HS thích thú, chú ý hơn vào bài còn giúp các em khắc sâu kiến thức bài học, củng cố cho các em trò chơi dân gian - trò chơi truyền thống tạo nên nét đẹp văn hoá dân tộc. HĐTN ngoài lớp học gắn kết nội dung trải nghiệm sau khi học VBVH vào trong cùng một hoạt động - vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tiễn, bổ trợ cho hoạt động trên lớp học. Việc vận dụng, liên hệ giúp HS cảm nhận, mở rộng, hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết vào cuộc sống. Việc vận dụng những kiến thức từ thực tiễn vào bài học một cách linh hoạt, sáng tạo đã làm cho giờ học phong phú, đa dang, hấp dẫn với HS.

b) Biện pháp tham quan thực tế để bồi đắp vốn sống, vốn trải nghiệm cho HS Tham quan bồi đắp vốn sống, vốn trải nghiệm giúp tạo hứng thú, từ đó bồi đắp vốn sống, vốn trải nghiệm cho HS. Để thực hiện HĐ này, GV xây dựng chương trình kế hoạch tham quan, chuẩn bị chu đáo, phối kết hợp với PHHS và lựa chọn các địa điểm tham quan; GV tiến hành giao nhiệm vụ, khi giao nhiệm vụ GV có thể đưa ra một số gợi ý để hướng dẫn HS tìm hiểu địa danh, di tích văn hoá sẽ đến tham quan, chủ động thu thập tài liệu, tranh ảnh để có nhiều thông tin về nơi đến tham quan, chụp ảnh lưu lại những hình ảnh, hoạt động đó… Tham quan thực tế có vai trò hỗ trợ trong dạy học đọc VBVH: góp phần tích luỹ vốn sống, vốn trải nghiệm cho người học. Tất cả những điều này là nguồn tài nguyên phong phú để HS huy động trong quá trình xây dựng ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu có liên quan bởi vì văn học phản ánh cuộc sống… Tuy vậy, không phải lúc nào, bài nào GV cũng có thể tổ chức cho HS tham quan trải nghiệm thực tế. Vì vậy, cần có kế hoạch, có phương án rõ ràng để đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 140 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)