CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC ĐỌC VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2, 3
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Thực trạng dạy học đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 dưới góc nhìn trải nghiệm
Kết quả khảo sát vẫn cho thấy tín hiệu đáng mừng, Trong đọc hiểu VBVH, sách giáo khoa vẫn có các câu hỏi phát huy năng lực cảm thụ văn chương, phát huy năng lực giao tiếp, đặc biệt kết nối nội dung với hiện thực cuộc sống, với trải nghiệm của các em. Các câu hỏi có ý nghĩa gắn kết nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, có tính chất bao quát nội dung bài học, hướng vào nội dung cốt lõi của bài học kết nối với trải nghiệm của HS khá nhiều. Hệ thống câu hỏi được triển khai trong các giờ học không chỉ giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài học mà hướng vào khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm để phát triển năng lực HS. Tuy đã có những động thái tích cực hướng tới khai thác kinh nghiệm vốn sống của HS song các HĐTN vẫn chưa được thể hiện rõ nét, chưa tạo cơ hội để HS được thực sự thể hiện năng lực trong quá trình học tập.
2.2.2. Thực trạng dạy học đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 dưới góc nhìn trải nghiệm
2.2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng dạy học đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3
a) Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát thực trạng DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 tại các trường tiểu học dưới góc nhìn trải nghiệm, nhằm mục đích nhận diện, phân tích, đánh giá thực trạng DH đọc VBVH trong thực tiễn. Kết quả khảo sát sẽ trở thành cơ sở đề xuất các HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3.
b) Đối tượng, địa bàn khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế, dự giờ, tham gia các hoạt động DH, lấy ý
kiến GV và HS lớp 2, 3 ở các trường tiểu học đại diện cho các khu vực: thành phố, nông thôn, miền núi và hải đảo.
Bảng 2.4. Đối tượng, địa bàn, số lượng GV và HS lớp 2, 3 ở các trường TH đại diện cho các khu vực thành thành phố, nông thôn, miền núi và hải đảo
STT Trường tiểu học Quận (huyện) Tỉnh Khu vực SLGV SLHS 1 Đinh Tiên Hoàng Lê Chân - Hải Phòng
Thành phố
10 439
2 Võ Thị Sáu Lê Chân - Hải Phòng 11 511
3 Trần Thành Ngọ Kiến An - Hải Phòng 6 226
4 Thực hành-ĐHHP Kiến An - Hải Phòng 3 99
5 Chu Văn An Cát Bà - Hải Phòng Huyện đảo 4 135
6 Nguyễn Văn Trỗi Cát Bà - Hải Phòng 4 184
7 Nhuế Dương Khoái Châu - Hưng Yên Nông thôn 6 153
8 Đại Tập Khoái Châu - Hưng Yên 6 198
9 Tông Lạnh 1 Thuận Châu - Sơn La Miền núi 6 245
10 Ninh Thuận Thuận Châu - Sơn La 4 110
TỔNG SỐ 60 2300
c) Nội dung tiến hành
Chúng tôi tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu kế hoạch bài DH đọc VBVH của một số GV dạy lớp 2, 3.
- Tiến hành dự giờ, tìm hiểu mức độ quan tâm, vận dụng HĐTN của GV vào DH đọc cho HS lớp 2, 3, mức độ hứng thú của HS đối với các HĐTN trong DH đọc VBVH.
- Tim hiểu việc vận dụng HĐTN vào thực tiễn DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phân tích đánh giá điểm mạnh và hạn chế mà GV và HS đạt được trong thực tiễn DH đọc VBVH. Từ đó xác định cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng, đề xuất một số HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3.
d) Phương pháp, cách thức tiến hành
Để khảo sát thực trạng trên chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát GV và HS.
- Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành dự giờ, cùng tham gia một số hoạt động DH đọc VBVH của GV và HS để nắm bắt được thực trạng DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3.
- Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn: trao đổi trực tiếp với CBQL về mức độ nhận thức, năng lực cũng như các biện pháp động viên, khích lệ GV và HS trong thực tiễn DH đọc hiện nay.
- Phương pháp xử lí số liệu: Thống kê, phân tích, tổng hợp những kết quả thu được qua thực tiễn và phiếu khảo sát.
Việc khảo sát cụ thể được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xác định rõ đối tượng tìm hiểu là CBQL, phụ huynh, GV và HS để xây dựng câu hỏi phù hợp.
Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát, phiếu thăm dò ý kiến PHHS, câu hỏi phỏng vấn CBQL nhằm nắm bắt được thực trạng DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3.
Bước 3: Tiến hành gửi phiếu khảo sát đến GV và HS lớp 2, 3 tới các trường tiểu học đại diện cho các khu vực thành phố, nông thôn, miền núi và hải đảo.
Dự giờ, tham gia các hoạt động, trao đổi trực tiếp với GV và HS về nội dung khảo sát.
Tiến hành phỏng vấn và gửi phiếu thăm dò ý kiến PHHS tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung khảo sát.
- Rà soát, kiểm tra nội dung và trình tự của các hoạt động, thời gian thực hiện cho từng hoạt động, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả đạt được.
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
- Thu thập kết quả khảo sát; từ kết quả rồi mới phân tích đánh giá thực trạng.
Bước 5: Lưu trữ kết quả khảo sát
2.2.2.2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng dạy học
a) Về kết quả tổ chức các hoạt động trong thực tiễn DH đọc VBVH cho học sinh lớp 2, 3.
Chúng tôi đã tham dự 25 tiết DH đọc VBVH ở 5 trường tiểu học trong và ngoài thành phố Hải Phòng:
- Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - quận Hồng Bàng 5 tiết;
- Trường Tiểu học Thực hành - quận Kiến An 5 tiết;
- Trường Tiểu học Trưng Vương - quận Lê Chân 5 tiết;
- Trường Tiểu học Thủy Đường - huyện Thủy Nguyên 5 tiết;
- Trường Tiểu học Cát Bi - đảo Cát Bà 5 tiết.
Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy GV vững kiến thức, bám sát quy trình tổ chức DH đọc VBVH. Các hoạt động cơ bản được tổ chức sinh động, hấp dẫn, nổi bật trọng tâm bài học, HS nắm được nội dung kiến thức bài học. Trong quá trình tổ chức giờ học các GV vẫn còn hạn chế cho HS tham gia các hoạt động để phát huy năng lực trải nghiệm của HS, HS chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập và nhận thức. Thực tế dự giờ, chúng tôi nhận thấy HS vẫn bộc lộ ý hiểu theo kế hoạch bài dạy của GV. Các câu hỏi
GV đưa ra cũng chưa thực sự phát huy vốn kinh nghiệm của HS. Mặc dù định hướng chỉ đạo về đổi mới rất mạnh mẽ song trong thực tiễn cách thức tổ chức hoạt động của GV trong giờ học vẫn còn đơn điệu theo khuôn mẫu. GV dạy vẫn theo thói quen: GV giới thiệu bài - HS nghe, GV hỏi - HS trả lời, GV trình chiếu nội dung - HS ghi chép, GV kiểm tra kiến thức - HS tái hiện. Hình thức phổ biến nhất là GV hỏi - HS trả lời, HS nhận xét, chia sẻ, GV chốt kiến thức, các hoạt động khác được đưa vào đan xen, phối hợp rất hạn chế. Việc xây dựng câu hỏi trong thực tiễn DH của GV gắn kết, hỗ trợ HS khám phá ra được nội dung bài học, khai thác vốn hiểu biết sẵn có của HS. Các câu hỏi này thường là câu hỏi yêu cầu HS kể lại hoặc miêu tả lại trải nghiệm của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến bài học. Các câu hỏi sau khi đọc văn bản mở rộng kết nối, chia sẻ về trải nghiệm của bản thân.
GV tăng cường những câu hỏi mang tính gợi mở hoặc nêu vấn đề nhằm kích thích HS động não và tạo hứng thú cho các em. HS trả lời các câu hỏi, hiểu các tầng ý nghĩa, nội dung bài học phát hiện ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài..., nắm được các ý chính của văn bản từ những câu hỏi đó, củng cố, phát triển kĩ năng đọc dẫn dắt, gợi mở, kích thích tư duy, tìm tòi, khám phá tri thức mới.
Thực tế cũng cho thấy, với các giờ học có sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức và PPDH thì chúng tôi lại thấy có điểm hạn chế khác. Đó là việc thực hiện còn mang tính hình thức, hoạt động hoá thân, nhập vai, đóng kịch gượng gạo nên càng làm cho HS không thích tham gia các hoạt động. Muốn HS nhập vai cần tạo ra những ngữ cảnh đủ để HS bứt phá mình ra khỏi thực tại hoá thân vào thế giới bài học. Nếu không HS chỉ tham gia hoạt động chiếu lệ, qua loa, làm cho xong yêu cầu của GV. Hình thức làm việc nhóm được GV vận dụng khá nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, HS tương tác, chia sẻ một cách máy móc, có HS ỷ lại vào các bạn, không chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. GV cho rằng việc vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật trong DH đọc VBVH là khó khăn.
b) Về kết quả khảo sát thực trạng vận dụng HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3
Để đánh giá thực trạng vận dụng HĐTN vào thực tiễn DH, chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát thực trạng vận dụng HĐTN vào DH đọc VBVH và tổng hợp kết quả:
Bảng 2.5. Khảo sát thực trạng dạy của GV lớp 2, 3
STT Câu hỏi Phương án lựa chọn Số
lượng
% lựa chọn 1 Thầy/cô hiểu như thế nào A. Hiểu khá kĩ 19 31%
về HĐTN trong DH đọc VBVH?
B. Hiểu bình thường
C. Đã nghe nhưng chưa hiểu kĩ D. Chưa hiểu
28 10 3
47%
17%
5%
2
Thầy/cô có thường xuyên vận dụng HĐTN vào DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3?
A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Rất ít
D. Không bao giờ
19 28 10 3
31%
47%
17%
5%
3
Theo thầy/cô vận dụng HĐTN trong DH đọc VBVH có tạo sự hứng thú cho HS lớp 2, 3?
A. Rất hứng thú B. Ít hứng thú C. Tùy từng bài D. Không hứng thú
45 0 11 4
75%
0%
18%
7%
4
Trong DH đọc VBVH lớp 2, 3, thầy/cô có thường liên hệ với thực tiễn cho HS?
A. Rất thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Có nhưng ít D. Không bao giờ
48 2 7 3
80%
4%
12%
4%
5
Thầy/cô có gặp khó khăn khi vận dụng HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 không?
A. Rất khó khăn B. Khó khăn C. Ít khó khăn D. Không khó khăn
2 31 23 4
4%
51%
38%
7%
6. Trong quá trình DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3, thầy/cô đã sử dụng các hoạt động DH nào sau đây? Nếu có thầy/cô tích vào ô tương ứng. Nếu không xin hãy để trống)
1. HS được tham gia vào các hoạt động nhóm
2. HS được tham gia chia sẻ, tương tác
3. HS được tham gia vào các trò chơi học tập 4. HS được vận dụng kiến thức bài học vào các tình huống thực tế.
5. HS được tham gia đóng vai, đóng kịch
6. HS được tham gia thuyết minh, thuyết trình
7. HS được tham gia trải nghiệm thực tiễn
8. HS được tham gia các hoạt động câu lạc bộ 9. HS được tham gia các hoạt động ngoài lớp học
10. HS được tham gia các hội thi/ cuộc thi
7. Kinh nghiệm tổ chức HĐTN của thầy/cô trong DH đọc VBVH lớp 2, 3?
Thống kê kết quả khảo sát GHV với câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng vận dụng HĐTN trong DH đọc VBVH cho HS lớp 2, 3 của GV
Qua khảo sát thực trạng vận dụng HĐTN của GV vào DH đọc cho HS lớp 2, 3 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đa số GV nhận thức và hiểu đúng về HĐTN, nhưng vẫn còn một số GV chưa hiểu đúng HĐTN, nhiều GV nhầm lẫn giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp với HĐTN. GV cho rằng nên tổ chức HĐTN khi HS học tập tại nhà, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện trên lớp sẽ mất nhiều thời gian, không phù hợp với thời lượng DH theo quy trình một tiết dạy ở tiểu học, sợ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, đánh giá HS. Hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn được GV tổ chức tuy có bóng dáng của HĐTN nhưng vẫn còn nặng tính hình thức, chưa quan tâm đến nhu cầu của HS: GV giao việc, HS làm chứ chưa có sáng tạo. Bản thân các GV trong quá trình DH vẫn luôn mong muốn có những hoạt động, hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn để thu hút HS làm cho hoạt động DH trở nên sinh động nhẹ nhàng, tự nhiên.
GV nhận thức được HĐTN có sự tác động tốt, kích thích khả năng làm việc và kiến thức, kĩ năng HS đạt được một cách nhanh chóng, hiệu quả. GV vận dụng các HĐTN trong DH đọc VBVH chưa nhiều vì họ cho rằng HĐTN chỉ phù hợp với một số nội dung chứ không thể vận dụng thường xuyên. Đây là quan niệm hết sức sai lầm bởi trong mỗi nội dung kiến thức kĩ năng, trong mỗi bài học bản thân HS đã có tri thức nền, huy động tri thức nền tốt giúp HS vận dụng vào quá trình hình thành kiến thức kĩ năng hiệu quả.
Khi hỏi HĐTN có tạo hứng thú cho HS trong DH đọc VBVH thì các GV đều khẳng định tổ chức các HĐTN làm cho giờ học phong phú, sinh động hấp dẫn, tạo được ấn tượng sâu sắc với các em. Tổ chức HĐTN là cần thiết trong DH đọc giúp HS suy nghĩ trăn trở, tự
31.0% 31.0%
75.0% 80.0%
4.0%
47.0% 47.0%
0.0% 4.0%
51.0%
17.0% 17.0% 18.0%
12.0%
38.0%
5.0% 5.0% 7.0% 4.0% 7.0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 A B C D
huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập nhưng rồi không được khuyến khích nên các em còn ngại bộc lộ hiểu biết, suy nghĩ cá nhân, không chắc kiến thức đó là đúng hay sai đặc biệt với những HS nhút nhát. Vận dụng HĐTN trong DH đọc đã có nhiều yếu tố tích cực, chú trọng đến quá trình trải nghiệm của HS nhưng GV vẫn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất và phương tiện DH ở các trường được trang bị khá đầy đủ như máy chiếu, máy tính, đầu đĩa, tranh ảnh, băng hình, đồ dùng DH, có ứng dụng công nghệ thông tin… đặc biệt ở các trường trong thành phố. GV cần được tạo điều kiện tham gia các đợt tập huấn về HĐTN, về phương pháp, cách thức tổ chức và tích cực chủ động nghiên cứu tài liệu, sách, các phương tiện thông tin mạng. Tuy nhiên phòng học hơi nhỏ rất khó tổ chức các hoạt động học tập như nhóm hay các hoạt động vui chơi…
Bên cạnh đó còn một số hạn chế: Nhận thức của một bộ phận GV chưa đúng, chưa đầy đủ về HĐTN. Một số GV có tư tưởng ngại đổi mới, sợ khó khăn vất vả khi vận dụng HĐTN vào DH GV mất nhiều thời gian để xây dựng kế hoạch bài dạy, đồ dùng trực quan, địa điểm hoạt động… Việc quản lí chuyên môn còn nặng về áp đặt, máy móc gây cản trở cho việc vận dụng HĐTN vào DH. Khó quản lí HS khi lớp học quá nhiều HS, trong quá trình tổ chức nếu sử dụng không khéo, không chủ động, gây phân tán sự chú ý của các em thì HĐTN sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng học của HS.
Bảng 2.6. Khảo sát thực trạng DH đọc VBVH của HS lớp 2, 3 STT Câu hỏi điều tra Phương án lựa chọn Số
lượng
% lựa chọn 1 Khi học các giờ đọc VB thơ
hoặc truyện trên lớp em thấy:
A. Rất hứng thú B. Bình thường C. Ít hứng thú D. Không hứng thú
1449 552 207 92
63%
24%
9%
4%
2
Em có thường xuyên được tham gia các hoạt động trong giờ học đọc VB thơ hoặc truyện?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất ít
D. Không
782 920 414 184
34%
40%
18%
8%
3
Em có thích giờ học đọc VB thơ hoặc truyện không?
A. Rất thích B. Ít thích C. Tùy từng bài D. Không thích
1748 115 368 69
76%
5%
16%
3%
4
Trong giờ học đọc VB thơ hoặc truyện, thầy/cô có hỗ trợ, giúp các em hiểu văn bản đọc?
A. Thường xuyên B. Bình thường C. Ít khi
D. Không có
1771 414 46 69
77%
18%
2%
3%
5
Em có tự tin khi tham gia các hoạt động trong giờ học đọc VB thơ hoặc truyện không?
A. Rất tự tin B. Tự tin C. Bình thường D. Không tự tin
644 1196 161 299
28%
52%
7%
13%
6
Các em có gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động trong giờ học đọc VB thơ hoặc truyện không?
A. Rất khó khăn B. Khá khó khăn C. Tùy từng bài D. Không khó khăn
276 253 943 828
12%
11%
41%
36%
7
Các em có thường tham gia các hoạt động nào sau giờ học đọc VB thơ hoặc truyện?
A. Trải nghiệm thực tiễn cuộc sống
B. Đóng kịch, hoá thân, nhập vai
C. Chia sẻ, tương tác trong giờ học
D. Tham gia các hoạt động ngoài lớp học
690 253 391 966
30%
11%
17%
42%
Từ bảng khảo sát thực trạng học của HS, chúng tôi khái quát thành biểu đồ:
Biểu đồ 2.2. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng học của HS lớp 2, 3
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy HS rất thích được tham gia vào các HĐTN trong giờ học đọc VB thơ hoặc truyện, HĐTN kích thích khả năng hứng thú học tập của các em trong DH đọc VBVH, giúp HS phát huy được óc sáng tạo, hình thành nên tư tưởng tình cảm, hiểu sâu sắc nội dung bài học để phát triển các năng lực của HS.
HS được phát huy khả năng giao tiếp, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, phát triển tư
63%
34%
76% 77%
28%
12%
30%
24%
40%
5%
18%
52%
11% 11%
9%
18% 16%
2% 7%
41%
17%
4% 8%
3% 3%
13%
36% 42%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 Câu hỏi 6 Câu hỏi 7
A B C D