Mạch đọc văn bản văn học trong Chương trình và sách giáo khoa lớp 2, 3

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC ĐỌC VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2, 3

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Mạch đọc văn bản văn học trong Chương trình và sách giáo khoa lớp 2, 3

Trong luận án chúng tôi tiến hành khảo sát Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 là căn cứ pháp lí để tổ chức hoạt động DH và kiểm tra, đánh giá trong DH nói chung, DH Ngữ văn nói riêng. Nội dung Chương trình 2018 là cơ sở để các bộ SGK lựa chọn ngữ liệu, xác định nội dung trong các ngữ liệu. Dưới đây là yêu cầu cần đạt của mạch đọc VBVH; nội dung kiến thức văn học và ngữ liệu được quy định trong Chương trình GD phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT [10]:

Bảng 2.1. Yêu cầu cần đạt của mạch đọc VBVH; nội dung kiến thức văn học và ngữ liệu trong Chương trình lớp 2, 3

Lớp Yêu cầu cần đạt Nội dung

2 Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...) mà chữ cái và con chữ biểu hiện.

- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ. Tốc độ đọc khoảng 60 - 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.

- Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời

Kiến thức văn học 1. Đề tài (viết, kể về điều gì) 2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật

Lớp Yêu cầu cần đạt Nội dung người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp.

- Biết đọc thầm.

- Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

- Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.

3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật.

4. Vần trong thơ

Ngữ liệu VBVH:

- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn;

đoạn (bài) văn miêu tả - Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè - Độ dài của văn bản:

truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 - 180 chữ, thơ khoảng 70 - 90 chữ Đọc hiểu nội dung

- Biết hỏi và trả lời được câu hỏi về các chi tiết, nội dung quan trọng của văn bản văn học như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào?

Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

- Dựa vào gợi ý, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản văn học.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.

- Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

- Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại.

- Nhận biết được vần trong thơ.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất, giải thích được vì sao.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 VBVH có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học;

mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 45 chữ.

3 Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ; tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.

- Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2.

- Đánh dấu được đoạn sách đang đọc.

Ghi chép ngắn gọn những nội dung quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

Kiến thức văn học:

- Bài học rút ra từ văn bản Địa điểm và thời gian - Suy nghĩ và hành động của nhân vật Ngữ liệu VBVH:

- Cổ tích, ngụ ngôn, Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.

- Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi

Lớp Yêu cầu cần đạt Nội dung gợi ý.

- Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.

- Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.

- Nhận biết được vần và biện pháp tu từ so sánh trong thơ.

- Nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.

- Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học, đã đọc, mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật, địa điểm đó.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 VBVH (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

truyện ngắn;

đoạn (bài) văn miêu tả - Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè - Độ dài của văn bản:

truyện khoảng 200 - 250 chữ, bài miêu tả khoảng 180 - 200 chữ, thơ khoảng 80 - 100 chữ

Về yêu cầu cần đạt của mạch đọc VBVH ở từng khối, từng độ tuổi có yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu VBVH: Yêu cầu về kĩ thuật đọc, gồm: đúng các tiếng, rõ ràng, đảm bảo tốc độ phù hợp với HS ở từng khối lớp. Yêu cầu về đọc hiểu được chú trọng nhiều hơn ở lớp 2, 3 so với trước đó, gồm: hiểu chủ đề, hiểu nội dung, hiểu hình thức, biết liên hệ, so sánh, kết nối và đọc mở rộng, hiểu bài học rút ra được từ VBVH;

Về nội dung kiến thức văn học và ngữ liệu: Ngữ liệu được quy định là các câu chuyện ngụ ngôn, truyện ngắn, bài thơ, đồng dao, ca dao có độ dài phù hợp với HS từng khối lớp.

Các kiến thức văn học và ngữ liệu văn học đã nêu trong chương trình là cơ sở để có thể lựa chọn HĐTN trong DH. Ví dụ, kiến thức văn học: HS hình dung được hình dáng của nhân vật, tình cảm thái độ của nhân vật, vần trong thơ,… đều là những nội dung kiến thức HS có thể tiếp nhận bằng cả con đường phi trải nghiệm và trải nghiệm. Bằng con đường trải nghiệm, các yếu tố làm nên nhân vật như suy nghĩ, hành động, tính cách... không thuần tuý là thông tin về nhân vật được tri nhận một cách khách quan, mà được cảm nhận như những yếu tố sống động trong một chỉnh thể hình tượng bằng xương, bằng thịt hiện lên trước mắt người đọc… Kiến thức về vần trong thơ cũng có thể được tri nhận bằng cảm nhận cụ thể cảm tính của sự gắn kết âm thanh khi đọc bài thơ lên bằng con đường trải nghiệm… Phần kiến thức văn học còn cung cấp các ngữ liệu VBVH chứa đựng các yếu tố để HS có thể trải nghiệm trong quá trình tiếp nhận. Trong thực tiễn DH có một số yêu cầu cần đạt rất phù

hợp với việc sử dụng con đường trải nghiệm, thông qua các HĐTN cụ thể mà đạt được mục tiêu của chương trình.

2.2.1.2. Mạch đọc văn bản văn học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3

Chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản trong ba bộ sách SGK Tiếng Việt lớp 2, 3: sách KNTTVCS - NXB GD Việt Nam; sách CD - NXB ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh và sách CTST - NXB GD Việt Nam (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi khối lớp có 62 văn bản bao gồm cả VBVH và văn bản thông tin. Sau đây, chúng tôi tổng hợp kết quả thống kê VBVH lớp 2, 3 trong các bộ sách:

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả thống kê VBVH lớp 2, 3

Lớp Sách Văn bản văn học

Số lượng %

2

KNTTVCS 50 80,65

CD 57 91,94

CTST 54 87,10

3

KNTTVCS 52 83,87

CD 44 70,97

CTST 46 74,19

Nhìn vào bảng khảo sát chúng tôi nhận thấy tỉ lệ VBVH so với văn bản thông tin đáp ứng đúng về mặt tỉ lệ theo quy định trong Chương trình GD phổ thông 2018. Hệ thống VBVH cân đối, hài hoà về các kiểu loại, thể loại. Các VBVH được lựa chọn trong SGK Tiếng Việt lớp 2, 3 cho thấy SGK được biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, giúp HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn. Ngữ liệu trong các bộ SGK sắp xếp theo mạch đọc trong các chủ điểm của tuần học phù hợp với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS lớp 2, 3. VBVH gắn nội dung bài học với thực tiễn giao tiếp, với các tình huống ngoài thực tế, biết vận dụng nội dung bài học vào giao tiếp một cách tự nhiên, sinh động. Ngữ liệu được đưa ra trong các bài học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, gần gũi với HS. Điểm nổi bật là các ngữ liệu có cấu trúc bài học chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc giúp HS hiểu sâu sắc mối liên hệ giữa các kiến thức tiếng Việt được học với hiện thực cuộc sống, nâng cao năng lực giao tiếp của HS.

VBVH trong sách giáo khoa có vai trò, vị trí quan trọng, là ngữ liệu đọc để rèn luyện, phát triển kĩ năng đọc, qua đó hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học…, phát triển phẩm chất và năng lực chung cho HS; VBVH được lựa chọn và tổ chức thành các chủ điểm gần gũi với cuộc sống của HS (từ bản thân, gia đình, nhà trường đến thiên nhiên, đất nước, con người…). Nội dung các chủ điểm vừa mang tính GD vừa

mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống, đáp ứng nhu cầu GD con người hiện đại trong bối cảnh hội nhập. Ngữ liệu VBVH được chọn lựa kĩ càng giàu tính nhân văn trong sáng, thanh thoát, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Các VBVH có nội dung dễ hiểu gần gũi với HS, sử dụng các hình ảnh sinh động hấp dẫn nên dễ dàng tạo hứng thú, cuốn hút, khao khát được tìm tòi, học hỏi của HS. Từ ngữ dễ hiểu, giàu hình ảnh, trong sáng, hình ảnh tranh sinh động hấp dẫn màu sắc tươi sáng, một số tranh sử dụng màu sắc ấm áp phù hợp với nội dung tranh, kích thích trí tưởng tượng của HS.

Độ dài phù hợp, vừa sức với HS lớp 2, 3 với hệ thống VBVH xen kẽ từ câu chuyện, sự tích, với nhiều thể thơ (4 chữ, 5 chữ, lục bát...).

Bên cạnh đó, VBVH còn một số hạn chế, các tiết chưa tách ra rõ ràng nên HS dễ bị nhầm lẫn giữa các tiết học. Một số VBVH khá dài với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS làm cho HS khó tiếp thu được hết nội dung bài học. Một số hình khó nhận diện, khá trừu tượng với HS. Ví dụ, với bài đọc “Chuyện bốn mùa" (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.9, sách KNTTVCS) câu hỏi 3 ở phần tìm hiểu bài, bốn bức tranh chưa được sắp xếp theo trật tự xuân => hạ => thu => đông nên bị hiểu lầm chưa thể hiện rõ đặc điểm các mùa. Do đặc điểm tư duy, nhận thức của HS từng cấp học, từng khối lớp, đặc trưng của văn bản, ngữ liệu đã được các tác giả biên soạn điều chỉnh, gia giảm (dung lượng, câu chữ) cho phù hợp. Ngoài ưu điểm sát hợp với đối tượng người học, việc sửa đổi, biên tập của những người làm sách cũng không tránh khỏi những bất cập cho VBVH về tính khoa học, tính giáo dục, ảnh hưởng đến hồn cốt của văn bản, ý đồ của nhà văn. Văn bản “Khi trang sách mở ra” (Tiếng Việt 2, tập một, sách KNTTVCS và sách CTST) của cùng tác giả Nguyễn Nhật Ánh (có/ không có dấu ba chấm cuối bài thơ, tên tác giả đặt trong/

ngoài dấu ngoặc đơn), ở dòng thơ thứ hai của bài thơ ở cả hai bộ sách. Câu hỏi đặt ra là: “Khoảng trời” hay “Chân trời”? Đâu là dòng thơ đúng? Dựa trên hình thức văn bản (biện pháp điệp: chân trời), ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật (bộ phận gắn với hoạt động di chuyển/ một không gian tiếp giáp giữa bầu trời và mặt đất), thông điệp giáo dục (việc đọc sách tạo ra sự thay đổi tích cực, đem lại niềm vui, sự hiểu biết cho trẻ thơ)… rõ ràng “chân trời” là phù hợp hơn.

Trong luận án chúng tôi tiến hành khảo sát câu hỏi trước khi đọc và sau khi đọc.

Phần khảo sát câu hỏi được chúng tôi tập trung vào những câu hỏi được sử dụng trong các bộ SGK Tiếng Việt lớp 2, 3: sách KNTTVCS, sách CD và sách CTST. Dưới đây là bảng kết quả khảo sát các câu hỏi trước khi đọc và sau khi đọc:

Bảng 2.3. Khảo sát câu hỏi trước khi đọc và sau khi đọc VBVH trong SGK Tiếng Việt lớp 2, 3

STT Loại câu hỏi (yêu cầu HS) Số lượng Tỉ lệ % 1 Câu hỏi tìm kiếm nội dung thông tin của VBVH 691 39,7%

2 Câu hỏi phân tích nội dung thông tin của VBVH 412 23,7%

3 Câu hỏi phát hiện yếu tố nghệ thuật đặc sắc của VBVH 28 1,6%

4 Câu hỏi phân tích nghệ thuật đặc sắc của VBVH 20 1,1%

5 Câu hỏi cảm thụ/ bộc lộ ấn tượng, cảm nhận, suy nghĩ, nhận

xét, đánh giá, quan điểm, ý kiến riêng của HS về VBVH. 277 15,9%

6 Câu hỏi kết nối VBVH với trải nghiệm của HS 182 10,5%

7 Câu hỏi vận dụng, liên hệ với văn bản khác và với thực

tiễn cuộc sống. 131 7,5%

Tổng số câu hỏi 1741 100%

Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, 3 các câu hỏi trước khi đọc và sau khi đọc VBVH đều thuộc một trong bảy loại câu hỏi trên.

Câu hỏi được sử dụng trước khi đọc văn bản thường nghiêng về huy động những điều đã kinh qua, yêu cầu HS nêu lên một trải nghiệm của bản thân có liên quan đến nội dung chính của văn bản xuất hiện trước bài đọc. Một số câu hỏi trước khi đọc văn bản thường có gợi ý câu trả lời để dẫn dắt HS vào nội dung văn bản vì vậy chủ yếu tập trung vào các câu hỏi nắm bắt nội dung kiến thức, giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của bài học, để giải quyết được các câu hỏi này, HS phải huy động vốn kiến thức đời sống của bản thân.

Các loại câu hỏi thường xuất hiện sau khi đọc văn bản: Câu hỏi 1 không yêu cầu HS phải phân tích hay xử lí thông tin, ngôn ngữ, mà chỉ cần tìm kiếm câu trả lời có trong văn bản. Câu hỏi số 2, yêu cầu HS đọc và phân tích, xử lí thông tin có trong văn bản. Câu hỏi loại số 3, 4 có liên quan đến các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản - đây là loại câu hỏi khó nên không xuất hiện nhiều, chiếm tỉ lệ phần trăm ít. Câu hỏi số 5 là câu hỏi yêu cầu HS nêu trải nghiệm, ý kiến quan điểm, cảm nhận... HS tham khảo, dựa vào nội dung, ý nghĩa của văn bản vừa được học để kết nối với bản thân, trả lời câu hỏi. Câu hỏi số 6 xuất hiện sau khi đọc yêu cầu HS nêu lên một trải nghiệm của bản thân có liên quan đến nội dung văn bản. Câu hỏi này tập trung vào việc giúp HS hình dung ra bức tranh đời sống trong VBVH, giúp HS nếm trải, trải nghiệm thông tin văn bản mang lại, mở rộng vốn từ để kết nối, chia sẻ về

Một phần của tài liệu Hoạt Động trải nghiệm trong dạy học Đọc văn bản văn học cho học sinh lớp 2, 3 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)