Bài 9: NGUYÊN PHÂN I/ Mục tiêu
III. Ý nghĩa của giảm phân
- HS: Nêu được:
+ Về mặt di truyền:
→ Giảm phân: Tạo bộ NST đơn bội .
→ Thụ tinh: Khôi phục NST lưỡng bội.
+ Về mặt biến dị: Tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau(biến dị tổ hợp).
Ý nghĩa: Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
- Ý nghĩa:
+ Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.
+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.
Hoạt động 4 : Củng cố và tóm tắt bài .(5’) - Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật?
- Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
- Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài ss hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?
- Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?
- Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
→ BT5 Các tổ họp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab. Trong các hợp tử: AABB, AABb, AaBb, AAbb, aaBB, aaBb, aabb.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà .(1’)
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trang 36. đọc phần “Em có biết”
- Vẽ sơ đồ 12.2 vào vỏ bài tập.
Tiết:12
Ngày soạn: 20/9/2012 Ngày dạy: 25/9/2012
Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I/Mục tiêu
1/ Kiến thức.
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực, cái ở mỗi loài là 1 : 1 - Nêu được các yếu tố môi trường và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
2/ Kĩ năng.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy lí luận( Phân tích, so sánh) - Hoạt động nhóm
•Kĩ năng sống
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
3/ Thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học.
II/ Phương pháp/ kĩ thực dạy học tích cực - Động não
-Trực quan - Vấn đáp tìm tòi
- Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề
III/Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 12.1, 12.2 SGK.
- HS: Xem trước nội dung bài IV/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật?
- Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
3/ Các hoạt động dạy học a/ Khám phá:
Chúng ta đã biết sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. Vậy cơ chế xác định giới tính của oài như thế nào và các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính...
b/ Kết nối:
Thời gian
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
11’
• Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính
- Gv: Cho hs nhắc lại: Bộ NST của ruồi giấm.
(?) Nêu điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và ruồi cái.
- Gv: chốt lại kiến thức cũ
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi:
(?) Cho biết số lượng bộ NST ở người.
(?) Bộ NST ở người gồm có mấy loại? cho biết số lượng và kí hiệu của từng loại NST.
- Gv: Lấy TD minh họa: Bộ NST ở người.
+ 44A + XX → Nữ + 44A + XY → Nam
→ XX: là NST tương đồng; XY NST không tương đồng.
(?) Nêu điểm khác nhau giữa NST
I/ Nhiễm sắc thể giới tính.
- HS: Nhắc lại được:
+ Giống nhau: số lượng 8 NST; Hình dạng: 1 cặp hình hạt, 2 cặp hình chữ v.
+ khác nhau: Con đực: 1 chiếc hình que,1 chiếc hình móc.
Con cái: 1 cặp hình que.
- HS: Tự thu nhận thông tin - HS: Số lượng 23 cặp NST
- HS: Gồm 22 cặp NST thường(A) và 1 cặp NST giới tính.
XX: Nữ; XY: Nam.
15
’
thường và NST giới tính - Gv: Giải thích thêm:
→ về hình dạng:
+ NST giới tính tồn tại thành từng cặp tương đồng(XX) hoặc không tương đồng(XY).
+ NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
→ về chức năng:
+ NST giới tính: Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể.
+ NST thường chỉ mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể.
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu cơ chế NST xác định giới tính.
- Gv: Giới thiệu thí dụ cơ xác định giới tính ở người.
- Gv: Y/c hs quan sát hình 12.1 và thảo luận:
(?) Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân.
(?) Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái.
- HS: Khác nhau về hình dạng, số lượng, chức năng.
• Ở tế bào lưỡng bội(2n NST):
- Có cặp NST thường (A) - Một cặp NST giới tính + Tương đồng XX
+ Không tương đồng XY
- NST giới tính mang gen qui định:
+ Tính đực, cái
+ Tính trạng liên quan giới tính.