CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 62: THỰC HÀNH VẬN DỤNG LUẬT BẢO
MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/Kiến thức
- HS vận dụng được nôi dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương.
2/Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức - Hoạt động nhóm.
• Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin trong việc vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường ở địa phương
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực - Kĩ năng hợp tác trong nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm 3/ Thái độ.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương II/ Phương pháp
Tuần: 34 Tiết: 67
Ngày soạn: 18/04/ 2013 Ngày dạy: 23/04/2013
- Thực hành - Thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề - Lập kế hạch nhóm III/ Chuẩn bị.
- GV: Tài liệu về Luật Bảo vệ môi trường - HS: Giấy trắng khổ to, bút dạ
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất, lấy thí dụ ? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng
? Nêu biện pháp bảo vệ ?
(?) Ban hành Luật Bảo vê môi trường nằm mục đích gì ? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ?
3/ Bài mới . a/ Khám phá
GV: Sơ lược các nội dung cho HS nắm:
- Luật Bảo vệ môi trường qui định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố khi sử dụng các thành phần môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan...
- Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Viêt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về môi trường.
b/ Kết nối Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các chủ đề thảo luận
- Gv: Các chủ đề thảo luận:
+ Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp + Không để rác bừa bãi
+ Không gây ô nhiễm nguồn nước
+ Không lấn đất, không sử dụng phương tiện cũ nát
- Gv: Cách tiến hành:
+ Chia lớp ra thành nhiều nhím nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một chủ đề trong vòng khoảng 15 phút.
+ Mỗi chủ đề thảo luận đều trả lời các câu hỏi sau:
(?) Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo Vệ môi trường ? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường qui định chưa ?
- HS: Chú ghi chép và lắng nghe các chủ đề cần thảo luận mà GV đã đưa ra
- HS: Nghiên cứu câu hỏi và liên hệ thực tế ở địa phương
- Thí dụ ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi Yêu cầu:
+ Nhiều người vức rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng
(?) Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ?
(?) Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì ? Có cách nào khắc phục không ?
(?) Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là gì?
- Gv: Y/c các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và để các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi để cùng thảo luận
- Gv: Nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và ổ sung thên nếu cần
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp
- Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra qui định đối với từng hộ gia đình, từng tổ dân phố
- Khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện.
- HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường
- Nhóm thảo luận cùng nội dung sẽ bổ sung cho nhóm nếu cần
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét
15’ Hoạt động 2: Kiểm tra đánh giá
- Gv nhận xét buổi thực hành về ưu điểm và tồn tại của nhóm
- Hoàn thành bài thu hoạch theo y/c như SGK
5’ Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại kiến thức ở các chương I, II. III, IV để chuẩn bị ôn tập
BÀI TẬP I/Mục tiêu. (chuẩn kiến thức)
1/ Kiến thức.
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức 2/ Kĩ năng.
- Vận dụng phương pháp trắc nghiệm - Vận dụng lý thuyết để giải bài tập II/Chuẩn bị.
- GV: Một số bài tập có liên quan - HS: Xem lại các bài tập trong SGK III/Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Các hoạt động dạy học
• Hướng dẫn sửa một số bài tập Tuần: 34
Tiết: 68
Ngày soạn: 19/ 04/ 2013 Ngày dạy: 23/04/2013
- Bài 1, 4 trang 121
1/Sắp xếp các nhân tố đó vào trong nhóm nhân tố sinh thái ?
- Nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, không khí , gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, áp suất không khí, độ ẩm không khí, lượng mưa
- Nhân tố hữu sinh: Rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá...
2/ Bài tập 4 trang 21
- Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0 + 900C trong đó điểm cực thuận là + 550C.
Mức độ sinh trưởng
Giơi hạn dưới Giới hạn trên khoảng
thuận lợi
Điểm cực thuận + 550C t0C điểm gây chết Giới hạn chịu đựng Điểm gây chết
(00C) (900C) - Bài tập 2 trang 142
Từ bảng 47.3 hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì ? a/ Chuột đồng
Nhóm sau sinh sản Nhóm sinh sản
Nhóm trước sin sản Dạng tháp phát triển
b/ Nai
Nhóm sau sinh sản Nhóm sinh sản
Nhóm trước sinh sản Dạng giảm sút
- Bài tập 2 trang 49
Lấy thí dụ về một quần xã mà em biết, trả lời những gợi ý sau:
+ Kể tên các loài quần xã sinh vật đó
+ Các loài đó liên hệ với nhau như thế nào ? + Nêu khu phân bố của quần xã sinh vật ? - Bài tập 2 trang 153
Hãy hoàn thành các chuỗi thức ăn: Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sau đây:
Chim ăn sâu, sâu hại thực vật, dê, hổ, mèo rừng, thỏ, cây , cỏ, vi sinh vật. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có thể có những chuỗi thức ăn nào ?
- Bài tập 1 trang 121
Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố thái sau: mức độ ngập nước, kiến, đô dốc của đất,nhiệt độ, không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí , rắn hổ mang, áp suất không khi, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
- Bài tập 2 trang 153
Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. một số gợi ý về thức ăn sau:
+ Cây cỏ là thức của bọ rùa + Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu + Rắn ăn ếch nhái, châu chấu + Gà ăn cây cỏ và châu chấu + Cáo ăn thịt gà...
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/Mục tiêu. (chuẩn kiến thức) 1/ Kiến thức.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học 2/ Kĩ năng.
- Vận dụng phương pháp trắc nghiệm - Vận dụng lý thuyết để giải bài tập II/Chuẩn bị.
- GV: Nội dung ôn tập (câu hỏi ôn tập)
- HS: Xem lại kiến thức ở chương I, II, III, IV III/Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ Tuần: 35
Tiết: 69
Ngày soạn: 20/04/2013 Ngày dạy: 24/04/ 2013
3/ Các hoạt động dạy học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP _____________
Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Người ta chia chúng thành những nhóm nào? Nêu các thành phần của từng nhóm nhân tố sinh thái? (nội dung của bài 41 phân II)
Câu 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Câu 3: Sinh vật khác loài gồm có các quan hệ nào, nêu đặc điểm của từng quan hệ? (nội dung trong bảng 44 của bài 44)
Câu 4: Nêu sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài?
- Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật - Quan hệ đối địch: một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai đều bị hại.
Câu 5: Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho thí dụ? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật và cho biết đặc trưng nào được xem là cơ bản nhất? Giải thích?
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.
- Thí dụ:Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam
- Đặc trưng cơ bản của quần thể là: Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ của quần thể - Mật độ quần thể được xem là cơ bản nhất vì nó quết định của hai đặc trưng nói trên
Câu 6: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
Người ta chia dân số thành những nhóm tuổi nào?
- Vì con người có tư duy và lao động
- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: dưới 15 tuổi
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 – 64 tuổi
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên
Câu 7: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
- Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí, không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, thiếu thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số mục đích nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình.
Câu 8: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Quần xã tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài còn quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
Câu 9: Theo em khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã? Hãy lấy thí dụ minh hoạ về cân bằng sinh học? (nội dung của bài 49 phần III)
Câu 10: Thế nào là một hệ sinh thái? Cho thí dụ? Hãy phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái ?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh) - Thí dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Thành phần chính trong hệ sinh thái:
+ Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
Câu 11: Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? (nội dung của bài 50 phần II, chú ý sơ đồ chuỗi thức ăn)
Câu 12: Sự tác động của con người vào môi trường được chia thành những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn đó?
- Chia thành 3 giai đoạn: Thời kì xã hội nguyên thủy; Thời kì xã hội nông nghiệp; Thời kì xã hội công nghiệp.
+ Thời kì xã hội nguyên thủy: Sự tác động của con người tới môi trường chủ yếu là săn bắt, hái lượm, dùng lửa để nấu nướng, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
+ Thời kì xã hội nông nghiệp: Tác động của con người chủ yếu là chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, làm thay đổi tầng nước mặt và diện tích rừng bị thu hẹp
+ Thời kì xã hội công nghiệp: Chế tạo ra máy móc, thiết bị, quá trình đô thị hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống
Câu 13: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (nội dung của bài 54 phần II)
Câu 14: Hãy cho biết hậu quả lớn nhất của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi chúng ta?
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.
Câu 15: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm nuồn nước, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất. (theo nội dung bảng 55 của bài 55)
Câu 16: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên tiên nhiên?
- Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
+ Tài nguyên không tái sinh
+ Tài nguyên tái sinh (Chú ý: Nêu nội dung của từng dạng tài nguyên thiên nhiên) + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Câu 17: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? (bài 59)
Câu 18: Mục đích của luật bảo vệ môi trường là gì ? Nêu nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ? (bài 61)
- Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
Câu 19: Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường?
Câu 20: Có các sinh vật sau: Cua, mèo rừng, sâu, cây, cỏ, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật, chuột
a/ Hãy sắp xếp các sinh vật thành ba nhóm: Vi sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
b/ Viết 4 sơ đồ chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên
MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO ____________________
1. Đơn vị nào sau đây không phải là một hệ sinh thái?
a. Con suối nhỏ trong rừng. c. Cồn cát Quảng Bình.
b. Ao nhỏ đầu làng. d. Mặt Trăng.
2. Trong các chuỗi thức ăn sau, chuỗi nào không có thực ?
a. Cỏ → Thỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật. c. Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật.
b. Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật. d. Cỏ → Thỏ → Vi sinh vật 3. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
a. Cây ngô Nhái Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Diều hâu.
b. Cây ngô Nhái Sâu ăn lá ngô Rắn hổ mang Diều hâu.
c. Cây ngô Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Nhái Diều hâu.
d. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu.
4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã là:
a. Một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định
b. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau c. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng
d. Một tập hợp những cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian xác
5. Số lượng hưu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây?
a. Quan hệ hội sinh c. Sinh vật ăn sinh vật khác b. Quan hệ cạnh tranh d. Quan hệ đối địch
6. Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:
a. Quan hệ hội sinh c. Quan hệ hợp tác
b.Quan hệ cộng sinh d. Quan hệ hỗ trợ
7. Trong tự nhiên động vật hoang dã thuộc nhóm nhân tố nào sau đây:
a. Nhân tố vô sinh c. Nhân tố con người
b. Nhân tố hữu sinh d. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh 8. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm:
a. Vật hữu sinh và vật vô sinh c. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ b. Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác d. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh 10. Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?
a. Dinh dưỡng c. Cộng sinh
b. Hội sinh d.Hợp tác
11. Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là:
a. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi c. Mật độ
b.Thành phần nhóm tuổi d. Thành phần nhóm tuổi, mật độ 12. Quần thể người khác với quần sinh vật về đặc trưng nào sau đây?
a. Văn hóa, giáo dục c. Tỉ lệ giới tính
b. Thành phần nhóm tuổi d. Mật độ quần thể 13. Nhóm sinh vật sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất là: