1/ Kiến thức.(chuẩn kiến thức)
- Kể được các loại ARN( mô tả sơ lược về cấu tạo và chức năng của từng loại ARN) - Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen
2/ Kĩ năng.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Hoạt động nhóm
•Kĩ năng sống
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng thu thập tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK,để tìm hiểu cấu tạo của ARN II/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực
- Động não - Trực quan
- Vấn đáp - tìm tòi - Dạy học nhóm
- Giải quyết vấn Tuần: 9
Tiết: 17
Ngày soạn: 04/10/2012 Ngày dạy: 10/10/2012
3/ Thái độ.
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 17.1, mô hình động về tổng hợp ARN( nếu có) - HS: Xem trước nội dung bài, kẽ trước bảng 17 vào vở bài tập.
VI/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Trong quá trình tự nhân đôi các loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp?
(?) Nêu bản chất hoá học của gen và chức năng của chúng?
3/ Các hoạt động dạy học a/ Khám phá:
- Gv: Nhắc lại thành phần hóa học của tế bào: Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ
+ Chất hữu cơ gồm: prôtêin ( C, O, H, N, S, P); Gluxit; Lipit; Axitnuclêic: gồm 2 loại là ADN và ARN
+ Chất vô cơ: Các loại muối khoáng như: (Ca, K, Na b/ Kết nối:
- Vậy để biết mối quan hệ giữa gen và ARN như thế nào? ARN được tổng hợp ra sao ? bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại ARN, mô tả sơ lược về cấu tạo và chức năng và phân biệt được AND và ARN
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 17.1 → trả lời các câu hỏi:
(?) Cho biết cấu tạo hoá học của ARN?
(?) Kích thước và khối lượng như thế nào?
(?) Trình bày cấu tạo của ARN?
I/ ARN
- HS: Tự thu nhận thông tin trong SGK
- HS: CT từ các ng/tố C, H, O, N và P - HS: Nhỏ hơn nhiều so với ADN - HS: Dựa theo thông tin để trả lời
(?) Căn cứ vào chức năng người ta phân các loại ARN nào? Nêu chức năng của từng loại ARN?
- Gv: Y/c hs thảo luận để hoàn thành bảng 17.
- Gv: Chốt lại:ARN cũng như ADN thuộc loại axit nucleic, là đại phân tử cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P, gồm hàng trăm hàng gàn đơn phân. Đơn phân là nucleic gồm 4 loại: A, U, G, X
- Gv: Có thể mở rộng thêm điểm giống nhau giữa AND và ARN.
- Gv: Y/c hs tự rút a kết luận.
- HS: Nêu được 3 loại ARN và chức năng của từng loại.
- HS: Trao đổi nhóm và hoàn thành bảng
đặc điểm ARN ADN
số mạch đơn 1 2 Các loại đơn
phân
A,U,G,X A,T,G,X
- ARN gồm:
+ mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtein.
+ tARN: Vận chuyển axit amin + rARN: Là thành phần cấu tạo nên riboxom.
18’ Hoạt động 2: Sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của ADN - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát
hình 17.2( mô hình nếu có) và thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen ?
(?) Các loại nucleotit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?
(?) Em có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?
II/ ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
- HS: Tự thu nhận thông tin trong SGK
- HS: ARN đươc hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen.
- HS: Liên kết theo NTBS: A – U; T – A;
G – X; X – G
- HS: Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nucleotit tương ứng với trình tự các nucleotit trên mạch khuôn.
(?) Vậy quá trình tổng hợp ARN dựa trên nguyên tắt nào.
- Gv: Mở rộng thêm:
+ Mối quan hệ giữa gen và ARN( theo sơ đồ)
+ Bản chất của mối quan hệ.
+ Lấy thí dụ để vận dụng:
(?) Một đoạn mạch gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1 – A – T – G – X – T – X – G – l l l l l l l Mạch 2: – T – A – X – G – A – G – X – Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2
- ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và diễn ra theo NTBS.
Do đó, trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen qui định trình các nucleotit trên mạch ARN.
- HS: Xác định: Trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 là:
– A – U – G – X – U – X – G – 5’ Hoạt động 3: củng cố và tóm tắt bài
- Cho biết cấu tạo hoá học của ARN? Kích thước ? - Trình bày sơ lược cấu tạo của ARN?
- Người ta phân biệt loại ARN nào ? Nêu chức năng của từng loại ARN ? - Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN ?
- ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắt nào ? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN ?
- Giả sử có 1 đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau: - A – U – G – X – U – U – G – A – X – . Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên ?
1’ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuôc bài làm bài tập 3, 4, 5 trang 53 ( Gv hướng dẫn sơ lược cho hs) - Xem trước nội dung bài 18.