1/Kiến thức
- Nhận biết được bệnh nhân đao và bệnh nhân tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của các bệnh: Bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay
- Trình bày được nguyên nhân của bệnh tật di truyền và đề xuất 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2/Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Hoạt động nhóm
- Thu thập tranh ảnh, mẫu vật có liên quan
• Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK - Kĩ năng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, tổ, lớp 3/ Thái độ.
Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu II/ Phương pháp
- Vấn đáp tìm tòi - Động não - Dạy học nhóm - Trực quan III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 29.1 – 29.3 SGK - HS: Xem trước bài nội dung bài.
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn qui định?
Vẽ sơ đồ phả hệ ?
(?) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào ? Nêu ý nghĩa ? 3/ Bài mới .
a/ Khám phá.
GV: Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hoá học trong tư nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các bệnh tật di truyền.
b/ Kết nối
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
15’ Hoạt động 1: Nhận biết bệnh nhân đao qua hình ảnh và bộ NST Tuần: 16
Tiết: 31
Ngày soạn: 07/12/2012 Ngày dạy: 11/12/2012
- Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình 29.1
- Gv: Y/c hs nhắc lại:
(?) Ở người có bao nhiêu cặp NST ?
(?) Nhiễm sắc thường bao nhiêu cặp ? Kí hiệu ?
(?) Bao nhiêu cặp NST giới tính ? - Gv: Y/c hs thảo luận:
(?) Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân đao và NST người bình thường ?
(?) Em có thể nhận biết bệnh nhân đao qua những đặc điểm bên ngoài nào ?
- Gv: Nêu nguyên nhân gây nên bệnh đao và liên hệ thực tế về chất độc hoá học và chất độc màu da cam (đioxin)
- Gv: Cho hs tự rút ra kết luận →
- Gv:Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình 29.2 và tiếp tục thảo luận:
(?) Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người bình thường ?
(?) Bề ngoài em có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua những đặc điểm nào ?
- Gv: Nêu nguyên nhân và liên hệ thực tế
- Gv: Phân tích như phần thông tin và làm cho hs thấy được nguyên nhân gây ra bệnh câm điếc và bệnh bạch tạng
→ Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra, bệnh nhân có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng
→ Một đột biến gen lặn khác lại gây ra bệnh câm điếc bẩm sinh. Nguyên nhân do bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hoá học...
- Gv: Liên hệ thực tế và giáo dục hs trong
I/ Một vài bệnh di truyền ở người 1/ Bệnh đao
- HS: Tự thu thập thông tin - HS: Có 23 cặp NST
- HS: Có 22 cặp NST thường kí hiệu (A) - HS: 1 cặp NST giới tính (XX) nữ;
(XY) nam
- HS: Ở cặp NST thứ 21 của bệnh nhân đao tăng thêm 1 NST.
- HS: Dựa theo thông tin để trả lời
- Bệnh nhân có 3 NST cơ cặp thứ 21
- Các biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, mắt hơi sâu, ngón tay ngắn...
2/ Bệnh Tơcnơ
- HS: Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST giới tính (X)
- HS: Bệnh nhân Tơcnơ là nữ: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, lúc trưởng thành không có kính nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh
- HS: Tự thu thập thông tin
việc sử dụng thốc trừ sâu và thốc diệt cỏ.
8’ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở người - Gv: Cho hs quan sát hình 29.3 a, b, c, d và
phân tích nguyên nhân gây ra các tật di truyền ở người.
- Gv: Liên hệ thực tế về chất độc màu da cam, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận →
II/. Một số tật di truyền ở người
- Các đột biến gen và đột NST gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các tật bẩm sinh ở người
- TD: Bệnh đao, bệnh tơcnơ, các tật di truyền như mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và chân dị dạng...
10’ Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
(?) Để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền chúng ta cần có những biện pháp gì ? - Gv: Phân tích cho hs thấy những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh bệnh và tật di truyền. Liên hệ thực tế từ đó giáo dục hs.
III/. Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền
- HS: Tự thu thập thông tin
- Đấu tranh chống sản xuất thử và sử dụng vũ khí hạt nhân
- Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại...
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen các bệnh tật di truyền.
5’ Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Bộ NST của bệnh nhân đao khác với bộ NST người bình thường như thế nào ? - Những biểu hiện bên ngoài nào có thể nhận biết được một bệnh nhân đao ? - Nêu các biểu hiện bên ngoài để nhận biết được bệnh nhân tơcnơ ?
- Nêu một số tật di truyền ở người ?
- Cho biết những nguyên nhân có thể gây ra bệnh và tật di truyền ? - Nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ? 1’ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 85 - Xem trước nội dung bài 30