THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI

Một phần của tài liệu giáo án môn sinh học lớp 9 chuẩn kiến thức kỹ năng ( trọn bộ) (Trang 43 - 48)

I/ Mục tiêu (chuẩn kiến thức) 1/ Kiến thức:

- Học sinh nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể ở các kì 2/ Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

Kĩ năng sống

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhiệm trách nhiệm trong nhóm - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp trong nhóm - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát hình thái NST - Kĩ năng so sánh, đối chiếu, khái quáy đặc điểm hình thái NST 3/ thái độ:

- Bảo vệ dụng cụ

- Trung thực, chỉ vẽ hình quan sát được III/ Phương pháp

- Thí nghiệm – thực hành - Dạy học nhóm

Tiết: 14

Ngày soạn: 27/19/2012 Ngày dạy: 2/10/2012

- Trực quan VI/ Chuẩn bị:

- Gv: Kính hiển vi, tiêu bản NST, tranh các kì nguyên phân - Hs: Xem trước nội dung thực hành

III/ Tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định (1’)

2/ Kiểm tr bài cũ (5’)

- Gv: kiểm tra kiến thức bài 9

(?) Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

(?) Nêu các bước sử dụng kính hiển vi.

- Gv: Nêu yêu cầu bài thực hành

+ Biết nhận dạng hình thái NST ở các kì + Vẽ lại hình khi quan sát được

+ Có ý thức kỉ luật, không nói to - Gv: Phân nhóm: 2 nhóm 1 kính hiển vi.

3/ Các hoạt động dạy học.

a/ Khám phá b/ Kết nối:

Thời gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

- Gv: Y/c hs nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST

- Gv: Cho các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các tiêu bản

- Gv: Y/c hs thực hiện theo qui trình hướng dẫn

→ Khi quan sát cần chú ý:

+ Kĩ năng sử dụng kính hiển vi

+ Mỗi tiêu bản gồm nhiều tế bào, cần tìm tế bào mang nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất

I/ Quan sát tiêu bản NST - HS: Trình bày các thao tác:

+ Đặt tiêu bản lên lam kính

+ Quan sát ở bội giác nhỏ chuyển sang bội giác lớn

- HS: Nhận dạng tế bào ở kì nào - HS: Các nhóm tiến hành thực hành - HS: Khi nhận dạng được hình thái NST, lần lượt quan sát và vẽ hình đã quan sát .

15’ Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch - Gv:Treo tranh các kì của nguyên phân

- Gv: Cung cấp thêm thông tin + Kì trung gian: Tế bào có nhân + Các kì khác căn cứ vào vị trí của nhiễm sắc thể. Thí dụ kì giữa NST tập

- HS: Quan sát tranh, đối chiếu với hình vẽ của nhóm và nhận dạng nhiễm sắc thể đang ở kì nào

trung ở giữa tế bào thành hàng, có hình thái rõ nhất.

5’ Hoạt động 3: nhận xét đánh giá - Các nhóm tự nhận xét về thao thao tác sử dụng kính - Giáo viên đhánh giá chung về ý thức và kết quả của nhóm - Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch.

1’ Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Nắm lại các thao tác quan sát tiêu bản NST

- Xem trước nội dung bài ADN

Chương III: ADN VÀ GEN Bài: 15 : ADN

I/ Mục tiêu. (chuẩn kiến thức) 1/ Kiến thức.

- Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú đến nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit.

2/ Kĩ năng.

- Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN đển nhận biết thành phần cấu tạo.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

Kĩ năng sống

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi quan sát mô hình không gian của phân tử ADN 3/ Thái độ

Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập.

II/ Phương pháp Tuần: 8

Tiết: 15

Ngày soạn: 28/9/2012 Ngày dạy: 3/10/2012

- Động não -Trực quan - Vấn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề III/ Chuẩn bị.

- GV: Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN - HS: Xem trước nội dung bài.

VI/ Tiến trình lên lớp.

1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ

3/ Các hoạt động dạy học a/ Khám phá:

- Gv: Giới thiệu bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử. Như vậy đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN như thế nào, cấu trúc ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

b/ Kết nối:

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

19’

Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hoá học, tính đặc thù Và tính đa dạng của ADN

- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin quan sát mô hình hoặc tranh

- Gv: Giới thiệu sơ lược mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và cho hs trả lời các câu hỏi:

(?) Nêu thành phần cấu tạo hoá học của ADN.

(?) Đơn phân của ADN.

I/cấu tạo hoá học của phân tử ADN

- HS: Tự thu nhận thông tin, quan sát hình, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến

- ADN là 1 loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P

- HS: Nuclêôtit

(?) Gồm các loại nucleotit nào. gọi tên từng loại và cho biết kí hiệu.

- Gv: Cần nhấn mạnh:

+ Là hợp chất hữu cơ + ADN là đại phân tử

+ Cấu tạo theo ngyên tắc đa phân

+ Đơn phân của ADN là nuccleotit (A, T,G, X) liên kết với nhau

(?) Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng.

- Gv:Tóm lại và cho hs kết luận. 

- HS: Gồm 4 loại . A , T, G, X

- ADN Là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X

- HS: Nêu được:

+ Tính đặc thù do thành phần, số lượng các loại nucleotit

+ Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit

- ADN mỗi loài được đặc thù thành phần, số lượng và trình tự sx của các nuclêôtit.

- Do trình tự sx khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN

- ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sv.

18’ Hoạt động 2: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan

sát hình 15 và cho hs thảo luận:

(?) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN.

(?) các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp.

(?) Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau:

– A – T – G – G – X – T– A – G – T – X Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ?

- Gv: Có thể vận dụng vào bài tập - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận. 

- Gv: Cần nhấn mạnh: Do NTBS của từng

II/ Cấu trúc không gian của phân tử AND

- HS: Tự thu nhận thông tin

- HS: ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch // xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên hidro tạo thành cặp.

- HS: các căp liên kết: A – T, G – X - HS: Thực hiện theo NTBS

- AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch // xoắn đều.

Các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A T, G – X. Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.

cặp nucleotit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Vì vậy, khi biết trình tự sx của nucleotit trng mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sx của các nucleotit trong mạch đơn kia.

5’ Hoạt động 3: củng cố và tóm tắt bài - Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN ?

- Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ? - Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?

- Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau giữa theo nguyên tắc nào? Lấy TD chứng minh ?

- Hệ quả của NTBS ? → Tính chất bổ sung của 2 mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại, về mặt số lượng và tỉ lệ đơn phân trong AND

Câu 6: Lựa chọn a, b, c. (không y/c hs trả lời)

2’ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà

- Học thuộc bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr 47 (GV hướng dẫn bài tập về nhà) - Đọc phần “em có biết”

- Xem trước nội dung bài 16.

Một phần của tài liệu giáo án môn sinh học lớp 9 chuẩn kiến thức kỹ năng ( trọn bộ) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(227 trang)
w