1/Kiến thức
- Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt quần xã với quần thể - Lấy được thí dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã
- Mô tả được một số biến đổi phổ biến của quần xã. Trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định.
2/Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát tranh và phân tích kênh hình - Hoạt động nhóm.
• Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp 3/ Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ quần xã sinh vật II/ Phương pháp
Tuần 27 Tiết: 53
Ngày soạn: 22/02/2013 Ngày dạy: 27/02/2013
- Vấn đáp - tìm tòi - Động não
- Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề - Trực quan
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 49. – 49.3 SGK - HS: Xem trước bài nội dung bài
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có ? Trong quần thể nhóm tuổi được phân chia như thế nào ?
(?) Cho biết ý của việc phát triển dân số hợp lí của nước ta hiện nay là gì ? 3/ Bài mới .
a/ Khám phá
GV: Cho hs nhắc lại khái niệm quần thể sinh vật. từ đó nêu vấn đề: các sinh vật cùng loài sống trong cùng môi trường, được hình thành trong môt quá trình lịch sử, có khả năng giao phối sinh con cái thì gọi là quần thể. vậy các sinh vật khác loài sống trong cùng một môi trường gọi là gì? Giữa các sinh vật khác loài ấy có thể xãy ra các mối quan hệ như thế nào ?....
b/ Kết nối Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n và dấu hiệu để nhận biết một QXSV
- Gv: Y/c hs nhắc lại:
(?) Thế nào là một quần thể sinh vật ? Cho thí dụ ?
- Gv: Chốt lại và cho hs quan sát 49.1 – 49.2 , xử lí thông tin
(Thế nào là một quần xã sinh vật ? cho thí dụ?
→ Thí dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, quần xã ruộng lúa, quần xã ao cá...
(?) Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ như thế nào ?
(?) Các quần thể trong quần xã cùng sống chung trong điều kiện sinh thái giống hay
I/ Thế nào là một quần xã sinh vật ?
- HS: Bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành các thế hệ mới
- HS: Tự thu thập thông tin
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có môí quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
- HS: Quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau:
+ Quan hệ giữa các sinh vật khác và cùng loài
+ Quan hệ về nơi ở, thức ăn...
khác nhau ?
- Gv: Liên hệ: Trong sản xuất mô hình VAC có phải là quần xã sinh vật hay không? Tại sao ?
(?) Nêu điểm khác nhau cơn bản giữa quần thể với quần xã sinh vật ?
- Gv: Cần nhấn mạnh: Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Do vậy quần có cấu trúc tương đối ổn định.
- HS: Sống trong điều kiện sinh thái giống nhau.
- HS: Mô hình VAC không phải là quần thể sinh vật. Vì đây là chỉ là mô hình nhân tạo - HS: Quần thể chỉ có một loài sinh vật sống trong một khu vực, còn quần xã có nhiều loài sinh vật khác nhau.
8’ Hoạt động 2: Tìm hiểu những dấu hiệu điển hình để nhận biết được QXSV - Gv:Y/c hs nghiên cứu nội dung trong bảng
49 và trả lời câu hỏi:
(?) Cho biết những dấu hiệu để nhận biết được một QXSV ?
- Gv: Phân tích nội dung trong bảng 49 để học sinh thấy được đặc điểm của một quần xã sinh vật
(?) Vậy khi điều kiện môi trường không thích hợp thì tính đa dạng trong quần xã sẽ như thế nào ?
II/ Những dấu hiệu điển hình của một quần xã.
- HS: Tự thu thập thông tin
- Quần xã có đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
- HS: Chú ý lắng nghe
- HS: Các chỉ số trong quần xã có chiều hướng giảm.
15’ Hoạt động 3:Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng đến QXSV - Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát 49.3 thảo
luận và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Lấy thí dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã ?
- Gv: Phân tích các thí dụ khác:
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển → động vật cũng phát triển
+ Số loài động vật này sẽ khống chế số lượng của loài động vật khác
- Gv: Có thể đặt tình huống như sau:
+ Nếu cây phát triển → sâu ăn lá tăng → chim ăn sâu tăng → chim ăn sâu lại giảm
III/ Quan hệ ngoại cảnh và quần xã - HS: Tự thu nhận thông tin
- HS: Thời tiết ẩm muỗi phát triển nhiều → dơi và thạch sùng nhiều
- HS: Nếu số lượng sâu giảm do chim ăn sâu thì cây lại phát triển. nếu cây phát triển thì sâu phát triển.
(?) Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì ?
(?) Theo em khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã ?
- Gv: Liên hệ:
(?) Tác động của con người có làm gây mất cân bằng sinh học trong quần xã hay không?
Nếu có cho thí dụ ?
(?) Vậy chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
- HS: Suy nghỉ trả lời
- Khi số lượng của cá thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
- HS: Săn bắn bừa bãi, gây cháy rừng...
- HS: Nêu được:
+ Thực hiện đúng pháp lệnh bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang giã
+ Tuyên truyền mỗi người dân phải tham gia bảo vệ môi trường, thiên nhiên
5’ Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Thế nào là một quần xã sinh vật cho thí dụ ?
- Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào ?
- Nêu những dấu hiệu cơ bản để nhận biết được quần xã sinh vật ?
- Lấy thí dụ về quan hệ ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng của một quần thể trong quần xã ?
- Thế nào là cân bằng sinh học ? Lấy thí dụ minh hoạ về sự cân bằng sinh học ?
1’ Hoạt động 5: Hướng dẫn học nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 149 - Xem tước nội dung bài 50.