1/Kiến thức
- Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được thí dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng 2/Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức - Khai quát tổng hợp
- Hoạt động nhóm.
• Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát sách giao khoa, tìm hiểu các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp 3/ Thái độ.
Tuần: 27 Tiết: 54
Ngày soạn: 28/02/2013 Ngày dạy: 05/03/2013
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ quần xã sinh vật II/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực
- Vấn đáp - tìm tòi - Động não
- Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề - Trực quan
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 50.1 – 50.2 SGK - HS: Xem trước bài nội dung bài
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Thế nào là môt quần xã sinh vật? Cho thí dụ? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
(?) Theo em khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã? Lấy thí dụ minh hoạ về cân bằng sinh học?
3/ Bài mới . a/ Khám phá
GV: Cho hs nhắc lại khái niệm quần thể sinh vật, quần xã sinh vật từ đó nêu vấn đề. Từ đó nêu vấn đề cần nghiên cứu ở bài 50.
b/ Kết nối Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
13’ Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n hệ sinh thái và chỉ ra các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
- Gv: Y/c hs nhắc lại:
(?) Thế nào là một quần thể sinh vật ? Cho thí dụ?
(?) Thế nào là một quần xã sinh vật ? Cho thí dụ?
- Gv: Hình thành khái niệm hệ sinh thái và y/c nêu được thí dụ:
→ Thí dụ: HST trên cạn, hệ ST nước mặn, nước ngọt
(?) Phân biệt quần xã với quần thể sinh vật?
I/ Thế nào là một hệ sinh thái?
- HS: Bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành các thế hệ mới
- HS: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có môí quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh) - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- HS: Nhắc lại được:
+ Quần là tập hợp các cá thể cùng loài
- Gv: Chốt lại kiến thức, yêu cầu hs đọc thông tin, quan sát hình 50.1 và thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng ?
(?) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
(?) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sông động vật rừng?
(?) Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
(?) Nếu rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xãy ra các loài động vật? Tại sao?
(?) Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu nào?
- Gv: Phân tích cho hs thấy rõ được các thành phần chính trong một hệ sinh thái
- Gv: Liên hệ về vai trò của thực vật đối với sinh vật kể cả con người. từ đó giáo hs có ý thức bảo vệ thiên nhiên
+ Quần xã là tập nhiều quần thể khác loài.
- HS: Tự thu thập thông tin
- HS: Tự suy nghĩ trả lời dựa theo kiến thức có sẳn
- HS: Thức ăn của sâu, hươu, nấm, giun, vi khuẩn...
- HS: Cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, khí hậu ôn hoà cho đời sống động vật...
- HS:Động vật góp phần thụ phấn và phát tán cho thực vật, làm phân bón cho thực vật.
- HS: Động vật sẽ chết, đặc biệt là động vật ưa ẩm. Vì mất nguồn nước, nguồn thức ăn, nơi ở, khí hậu thay đổi → chết.
- HS: Nêu được:
+ Các thành phần vô sinh + Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
20’ Hoạt động 2: Tìm hiểu chuỗi và lưới thức ăn của hệ sinh thái - Gv: Y/c hs quan sát hình 50.2 và thực hiện
các bài tập sau:
+ Thức ăn của chuột là ? Động vật nào ăn thịt chuột ? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống vào chuỗi thức ăn sau:
+ Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của các chuỗi thức ăn sau:
... → Bọ ngựa → ...
... → Sâu → ...
... → Cầy → ...
... → Hươu → ...
II/ Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
1/ Thế nào là một chuỗi thức ăn?
- HS: Tự quan sát và phân tích hình vẽ - HS:
( cây cỏ) là thức ăn của chuột → Động vật ăn thịt chuột (rắn)
- HS: Tự hoàn thành theo sự hướng dẫn của gv.
... → Đại bàng → ...
- Gv: Gợi ý bt 4:
1/ Đứng trước 2/ Đứng sau
(?) Thế nào là một chuỗi thức ăn?
(?) Thế nào là một lưới thức ăn?
- Gv: Cho hs quan sát lại hình 50.2 và thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
(?) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phàn chủ yếu của hệ sinh thái?
- Gv: Đưa ra thí dụ vẽ một lưới thức ăn:
Giả sử trong một khu vực có những quần thể thuộc các loài và nhóm sau đây: Cỏ, thỏ, dê, gà, hổ, cáo, mèo rừng, vi sinh vật phân huỷ. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn và chỉ ra mắc xích chung trong quần xã đó.
- Gv: Mở rộng thêm:
+ Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ thực vật hay từ sinh vật phân giải.
+ Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái tạo thành chu trình kín nghĩa là:
Thực vật là thức ăn cho ĐV, xác động vật chết đi tạo thành mùn và muối khoáng cung cấp lại cho thực vật.
- HS:
Cây cỏ → chuột → cầy → đại bàng
→ vi sinh vật
- HS: Dựa theo thông tin tả lời 2/ Thế nào là một lưới thức ăn?
- HS: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành một lưới thức ăn
- HS: Vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích đứng trước vừa đứng sau:
- Một lưới thức ăn bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
Dê Hổ
Cỏ Thỏ Cáo VSV Gà Mèo rừng
Mắt xích chung: Thỏ, gà, cáo, hổ, mèo rừng
5’ Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Thế nào là một hệ sinh thái ? cho thí dụ ?
- Nêu những thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái rừng ? - Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng ? - Động vật rừng có ý nghĩa như thế nào tới thực vật ?
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu nào ? - Thế nào là một lưới thức ăn ?
1’ Hoạt động 5: Hướng dẫn học nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 153 - Xem tước nội dung bài 51, kẽ bảng 51.1, 51.2