ảnh hưởng trực tiếp hoặc một phần bởi dự án. Khi các cá nhân hay các nhóm được đánh giá là kém lợi thế hoặc dễ bị tổn thương, khách hàng sẽ đề xuất và thực hiện các biện pháp riêng biệt sao cho các tác động tiêu cụ không ảnh hưởng trực tiếp đến họ và họ không bị kém ưu thế khi được chia sẻ quyền lợi và cơ hội.
Hướng dẫn 15. Để dự án xây dựng mới hoặc đã có sẵn có thể được tài trợ, và khi quy mô và tài sản đã được biết, khách hàng nên xác định và lưu hồ sơ các tác động và rủi ro tiêu cực tiềm năng đối với từng giai đoạn được tài trợ trong vòng đời dự án, bao gồm kế hoạch và thiết kế, xây dựng, chạy thử, vận hành, dừng hoặc đóng cửa, bao gồm cả giai đoạn sau khi đóng cửa, nếu có. việc xác định rủi ro và tác động đối với các dự án chưa xác định mục đích sử dụng nguồn thu nên tập trung vào các bước liên quan đến việc xác định rủi ro vốn có đối với lĩnh vực và khu vực địa lý cụ thể mà doanh nghiệp dự kiến phát triển hoặc mua dự án. Phương pháp và công cụ đánh giá rủi ro và tác động được đề cập trong Khoản Hướng dẫn 22 - 30 dưới đây.
Hướng dẫn 16. quá trình xác định rủi ro và tác động môi trường và xã hội giải quyết một cách ăn khớp quy mô tổng thể của các rủi ro và tác động (bao gồm môi trường, xã hội, lao động, sức khỏe, an toàn, và an ninh) có liên quan tới dự án được tài trợ. quá trình xác định rủi ro và tác động là bước đầu rất quan trọng trong quản lý và cải thiện hoạt động môi trường và xã hội, vì nó giúp cho khách hàng sàng lọc và đánh giá mọi tác động và rủi ro tiềm năng có liên quan tới dự án được tài trợ (dù có được giải quyết qua Tiêu chuẩn hoạt động hoặc không), và xác định các biện pháp giảm nhẹ hoặc điều chỉnh cho phép dự án đáp ứng được các yêu cầu được áp dụng tại Tiêu chuẩn hoạt động 2 - 8, đáp ứng mọi luật lệ và quy định được áp dụng, cũng như đáp ứng bất kỳ yêu cầu ưu tiên hoặc mục tiêu bổ sung nào khác về hoạt động xã hội hoặc môi trường mà khách hàng xác định.
Hướng dẫn 17. Trong một số trường hợp, và vì được coi là một phần của hệ thống quản lý rủi ro được miêu tả trong Tiêu chuẩn hoạt động 1, khách hàng có thể sẽ phải xác định một số tác động và rủi ro chắc chắn và đặc biệt mà Tiêu chuẩn 2 – 8 không đề cập tới. ví dụ, Tiêu chuẩn hoạt động 1 có thể xác định tác động tiêu cực (mà các Tiêu chuẩn hoạt động khác không đề cập) của dự án khai thác công nghiệp là việc ảnh hưởng tới quyền của thợ mỏ thủ công khai thác mỏ khoáng sản ngầm do nhà nước sở hữu. việc tích hợp tác động môi trường và xã hội khi xác định tổng thể các rủi ro và tác động của dự án sẽ giúp khách hàng công bố rõ ràng về rủi ro và lợi ích tổng thể và thông báo về quyết định của họ.
Hướng dẫn 18. Sàng lọc ban đầu xem dự án có tuân thủ các luật lệ và quy định được áp dụng và Tiêu chuẩn hoạt động sẽ cho biết liệu dự án có ẩn chứa rủi ro xã hội và môi trường cần tiếp tục nghiên cứu thông qua các bước tiếp theo của quá trình xác định (xem thêm Khoản Hướng dẫn 22 – 30 dưới đây). Nếu việc sàng lọc ban đầu cho thấy có rủi ro và tác động tiêu cực tiềm năng thì nên quyết định quy mô của quá trình xác định, và xác định và phân tích thêm (dựa trên thông tin kỳ gốc, nếu có, và có tính đến các bên liên quan được xác định) về đặc điểm và quy mô của rủi ro và tác động.
Hướng dẫn 19. quá trình xác định rủi ro và tác động nên dựa trên thông tin mới, cập nhật, bao gồm miêu tả chi tiết về dự án trong bối cảnh địa lý, môi trường, xã hội, sức khỏe và thời điểm (các số liệu kỳ gốc về môi trường và xã hội). ví dụ, đối với tài chính dự án (triển khai mới hoặc đã có sẵn), thông tin liên quan nên bao gồm mọi cơ sở hạ tầng có thể cần dùng (ví dụ, đường ống riêng, đường ra vào, nhà máy điện riêng, nguồn nước, nhà cửa, hạ tầng cơ sở chứa nguyên liệu và sản phẩm). Thông tin miêu tả nên đề cập tới cơ sở hạ tầng và hoạt động của các bên thứ ba quan trọng với hoạt động hiệu quả của dự án.
Nếu dự án liên quan đến các yếu tố, khía cạnh và cơ sở hạ tầng vật chất được xác định cụ thể có thể tạo tác động thì việc thu thập và phân tích thông tin và dữ liệu cơ sở về môi trường và xã hội, với mức độ chi tiết phù hợp với dự án, là thiết yếu để xác định khu vực ảnh hưởng của dự án, và miêu tả thực trạng vật lý, sinh học, môi trường, kinh tế-xã hội, sức khỏe và lao động, bao gồm cả các thay đổi có thể dự kiến được trong tương lại gần (bao gồm cả dự đoán sự khác biệt về điều kiện khí hậu và môi trường do thay đổi môi trường đáng kể, hoặc các yếu tố đòi hỏi phải có biện pháp thích nghi trong suốt vòng đời của dự án), cùng với các hoạt động phát triển hiện tại hoặc đề xuất trong khu vực chung của dự án nhưng không liên quan trực tiếp đến dự án được tài trợ. Giai đoạn thu thập thông tin kỳ gốc là rất quan trọng và thường là bước cần thiết để xác định tác động và rủi ro tiềm năng của dự án.
Hướng dẫn 20. Khi xác định rủi ro và tác động riêng liên quan đến dự án và khu vực dự án, nên dựa vào thông tin sơ cấp hiện có và có thể thẩm định được. Có thể chấp nhận được việc tham chiếu thông tin thứ cấp về khu vực ảnh hưởng của dự án, nhưng có thế vẫn sẽ cần thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát thực địa để xác định mức kỳ gốc phù hợp với tác động và rủi ro tiềm năng của dự án được đề xuất. Có thể thu thập được thông tin liên quan từ các cơ quan chính phủ sở tại, các cơ quan phi chính phủ và nghiên cứu hàn lâm.
Tuy nhiên, khách hàng nên đánh giá kỹ nguồn thông tin và sự thiếu hụt thông tin tiềm năng. Thông tin chuẩn xác và cập nhật là thiết yếu, vì hiệu quả của các biện
pháp hỗ trợ xã hội có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh, ví dụ vì sự di cư tới khu vực của dân chúng khi trông chờ dự án, hoặc vì thiếu thông tin về những cá nhân hoặc nhóm người khuyết tật hoặc dễ bị ảnh hưởng trong Cộng đồng bị ảnh hưởng. Nên xác định rõ ràng về các hạn chế của dữ liệu, ví dụ như về quy mô và chất lượng của dữ liệu hiện có, các giả định và thiếu hụt dữ liệu chính, và các yếu tố không lường trước khi dự đoán.
Hướng dẫn 21. Nếu dự án liên quan tới yếu tố, khía cạnh và cơ sở vật chất được xác định có thể gây tác động, thì nên xác định mức độ và sự phức tạp của các tác động và rủi ro tiềm năng trong khu vực ảnh hưởng của dự án, tức là toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng bởi tác động tại chỗ và ngoài địa điểm của dự án liên quan tới các hoạt động, tài sản và cơ sở vật chất của dự án, kể cả các cơ sở vật chất liên quan. quy mô khu vực ảnh hưởng của dự án, cũng như rủi ro và tác động môi trường và xã hội trong khu vực phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của dự án được tài trợ. Một số tác động và rủi ro trên, bao gồm cả các tác động và rủi ro được miêu tả trong Tiêu chuẩn hoạt động, có thể là do tác động của bên thứ ba ra trong khu vực ảnh hưởng. Khu vực ảnh hưởng càng lớn thì hoạt động, hoặc việc không thực hiện hoạt động của bên thứ ba càng có thể tạo rủi ro cho dự án. Trong quá trình này có thể phải xác định tác động tích lũy của dự án đang có hoặc dự kiến trong khu vực ảnh hưởng (xem thêm khoản Hướng dẫn 37 - 43 dưới đây). Nếu cần thiết, khi xác định rủi ro và tác động sẽ phải so sánh vai trò và năng lực của bên thứ ba (ví dụ chính quyền địa phương và quốc gia, các nhà thầu và nhà cung cấp) với khả năng họ tạo rủi ro cho dự án, và tính đến việc khách hàng phải giải quyết các rủi ro và tác động này trong phạm vi khách hàng có thể quản lý và ảnh hưởng tới hành động bên thứ ba.
Phương pháp xác định và công cụ đánh giá rủi ro và tác động
Hướng dẫn 22. quá trình xác định rủi ro và tác động nên bao gồm tất cả các bước và phương pháp cần thiết để sàng lọc, xác định, phân tích, đo lường, hoặc đánh giá, một cách định lượng nhất có thể, rủi ro và tác động tiêu cực tiềm năng (bao gồm môi trường, xã hội, sức khỏe, an toàn, lao động và an ninh) liên quan đến dự án được tài trợ. Khách hàng được trông đợi sẽ áp dụng những phương pháp và công cụ đánh giá nhất quán với thông lệ quốc tế tốt trong ngành, phù hợp và có liên quan tới dự án được tài trợ. Những phương pháp này bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi (i) Đánh giá tác động môi trường và xã hội toàn diện (ESIa); (ii) đánh giá môi trường và/
hoặc xã hội giới hạn hoặc tập trung; (iii) áp dụng nghiêm
túc tiêu chuẩn về lựa chọn môi trường, ô nhiễm, tiêu chí thiết kế, hoặc xây dựng; (iv) nếu cần, có nghiên cứu môi trường và xã hội theo đối tượng, ví dụ đánh giá tác động tới sức khỏe, hoặc nghiên cứu rủi ro/nguy hiểm đối với một số hoạt động nhất định; và (v) kiểm tra chi tiết và kiểm toán về môi trường và xã hội.
Đánh giá tác động môi trường và xã hội Hướng dẫn 23. Đối với một số dự án nhất định, và đặc biệt là đối với các dự án và đầu tư từ ban đầu (bao gồm, nhưng không bị hạn chế bởi các dự án mở rộng đáng kể hoặc hoạt động chuyển đổi-hoán cải) liên quan tới các yếu tố, khía cạnh và cơ sở vật chất được xác định có thể tạo rủi ro và tác động tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội, thì khách hàng nên tiến hành ESIa (Đánh giá tác động môi trường và xã hội) toàn diện. Các yếu tố mấu chốt của ESIa thường bao gồm (i) sàng lọc sơ bộ dự án và quy mô đánh giá; (ii) nghiên cứu các phương án thay thế; (iii) xác định các bên liên quan (tập trung vào các bên bị ảnh hưởng trực tiếp); thu thập dữ liệu kỳ gốc về môi trường và xã hội; (iv) xác định, dự đoán, và phân tích tác động; (v) xây dựng các biện pháp và hoạt động giảm nhẹ hoặc quản lý; (vi) mức độ của tác động và đánh giá tác động tồn dư; và (vii) lưu hồ sơ quá trình đánh giá (báo cáo ESIa). quy mô, chiều sâu và loại hình phân tích phải tương xứng với đặc điểm và quy mô tác động tiềm năng của dự án đề xuất được xác định trong quá trình đánh giá. ESIa phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và quy đinh về môi trường của nước sở tại, bao gồm cả yêu cầu về việc công bố thông tin liên quan và tham vấn công chúng, và phải được xây dựng theo nguyên tắc của thông lệ quốc tế tốt trong ngành (xem thêm danh mục tham khảo).
Hướng dẫn 24. quá trình ESIa dự đoán và đánh giá rủi ro và tác động tiêu cực tiềm năng của dự án trong khả năng định lượng nhất có thể. ESIa đánh giá rủi ro và tác động môi trường và xã hội do các cơ sở vật chất liên quan và hoạt động của bên thứ ba có thể tạo ra.
ESIa xác định và quy định một loạt các biện pháp giảm nhẹ và quản lý về tác động và rủi ro môi trường và xã hội được áp dụng trong quá trình thực hiện dự án để tránh, giảm thiểu, hoặc bồi thường/đền bù cho rủi ro và tác động tiêu cực về môi trường và xã hội theo thứ tự ưu tiên, cũng như thời hạn của nó; ESIa cũng xác định các tác động tiêu cực tồn dư không thể giảm nhẹ được (xem thêm khoản Hướng dẫn 60 – 61 về việc áp dụng hệ thống phân cấp biện pháp giảm nhẹ). Kết quả mong muốn của các biện pháp giảm nhẹ và quản lý nên được quy định dưới dạng các sự kiện được lượng hóa ở mức tối đa có thể, ví dụ như các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, mục tiêu hoặc tiêu chí chấp thuận có thể theo dõi trong
thời gian quy định. quá trình này cũng xác định trách nhiệm cần thiết để thực hiện chương trình giảm nhẹ và quản lý. ESIa cũng xác định và ước lượng quy mô và chất lượng của dữ liệu hiện có, thông tin cơ bản còn thiếu hụt, và những yếu tố không lường trước liên quan tới việc dự đoán, và các vấn đề cụ thể không cần tiếp tục xem xét. Đối với những dự án có tiềm năng gây tác động lớn tập trung chính trong lĩnh vực xã hội (ví dụ việc tái định cư bắt buộc), quá trình xác định tác động và rủi ro nên tập trung chính vào việc tạo ra dữ liệu xã hội kỳ gốc thích hợp, phân tích tác động, và biện pháp giảm nhẹ (ví dụ Kế hoạch Hành động Tái định cư).
Hướng dẫn 25. Đối với các dự án phát triển từ đầu, ESIa bao gồm việc nghiên cứu phương án khả thi về kỹ thuật và tài chính để thay thế nguyên nhân tác động, và tài liệu giải trình về việc lựa chọn phương án hoạt động đề xuất. Mục đích của việc nghiên cứu phương án thay thế là để nâng cao chất lượng các quyết định về thiết kế, xây dựng, và vận hành dự án dựa trên các phương án thay thế khả thi của dự án đề xuất. Phân tích trên có thể giúp xem xét các tiêu chí môi trường và xã hội ngày từ giai đoạn đầu của dự án, và giúp quyết định dựa trên sự khác biệt về các phương án thực tế. Nghiên cứu phương án thay thế có thể được tiến hành càng sớm càng tốt, và xem xét các phương án thay thế khả thi, địa điểm, thiết kế, hoặc quy trình sản xuất thay thế, hoặc biến pháp thay thế để giải quyết các tác động về môi trường và xã hội.
Hướng dẫn 26. Khách hàng phải đảm bảo có những chương trình thích hợp để đáp ứng được điều khoản và điều kiện của các cơ quan chính phủ liên quan, và tiến hành các hoạt động giám sát để lượng hóa và đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.
Đánh giá môi trường và xã hội có giới hạn hoặc tập trung
Hướng dẫn 27. dự án được tài trợ có thể bao gồm các hoạt động cụ thể với rủi ro và/hoặc tác động tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội mà luật pháp và quy định về đánh giá môi trường của nước sở tại có thể không yêu cầu phải có báo cáo ESIa đầy đủ. Các dự án này có thể bao gồm, chẳng hạn, hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất hiện tại mà không cần phải mở rộng hoặc chuyển đổi quy mô lớn; các dự án bất động sản trong khu vực thành thị và/hoặc khu vực phát triển cần hạ tầng cơ sở; phát triển hạ tầng cơ sở xã hội ví dụ như cơ sở chăm sóc y tế và giáo dục, v.v…
Đối với những dự án này, khách hàng phải đánh giá tác động môi trường và xã hội có giới hạn hoặc tập trung với quy mô nhỏ hơn ESIa toàn diện, và việc đánh giá
này tập trung vào các tác động và/hoặc rủi ro tiềm năng cụ thể về môi trường và xã hội (bao gồm lao động, sức khỏe, an ninh) có liên quan tới dự án. Đối với một số dự án như vậy, có thể cần phải có sự xác nhận và lưu hồ sơ về việc áp dụng quy định về phạm vi môi trường, tiêu chuẩn ô nhiễm, tiêu chí thiết kế, hoặc tiêu chuẩn xây dựng.
Hướng dẫn 28. quy mô của việc phân tích và đánh giá có giới hạn hoặc tập trung phải được xác định thông qua quá trình sàng lọc sơ bộ (xem khoản Hướng dẫn 18).
Trong quá trình sàng lọc, khách hàng phải đánh giá một cách có hệ thống và lưu hồ sơ về rủi ro và tác động môi trường và xã hội tiềm năng của dự án được tài trợ, và xác định nhu cầu (i) loại trừ hoặc giảm thiểu (giảm nhẹ) rủi ro và tác động được xác định; (ii) sửa đổi kế hoạch dự án;
hoặc (iii) tiếp tục đánh giá tập trung. ví dụ của đánh giá tập trung bao gồm nghiên cứu về phát thải chất ô nhiễm khí và tác động tới chất lượng không khí, nghiên cứu về tiếng ồn và độ rung, nghiên cứu về tác động nguồn nước, điều tra và đánh giá về nhiễm bẩn, nghiên cứu về việc đi lại theo hành lang giao thông, số liệu kỳ gốc về xã hội, đánh giá tái định cư và kiểm toán lao động.
Đánh giá rủi ro/nguy hiểm
Hướng dẫn 29. Tiêu chuẩn hoạt động 3: Hiệu quả nguồn lực và phòng tránh ô nhiễm có yêu cầu là nếu dự án (được triển khai từ đầu hoặc là tài sản có sẵn) có thể thải chất độc, nguy hiểm, dễ cháy hoặc dễ nổ, hoặc nếu quá trình đánh giá rủi ro và tác động xác định hoạt động của dự án có thể làm tổn thương nhân viên nhà máy hoặc công chúng, khách hàng phải tiến hành phân tích nguy hiểm và đánh giá rủi ro. Phân tích nguy hiểm thường được tiến hành chung với Nghiên cứu xác định nguy cơ (HaZId), Nghiên cứu nguy cơ và khả năng vận hành (HaZOP), và Đánh giá rủi ro định lượng (qRa). ví dụ về đánh giá rủi ro/nguy hiểm bao gồm đánh giá về an toàn tính mạng và cháy nổ (theo quy định tại Tiêu chuẩn hoạt động 4: Sức khỏe và an toàn cộng đồng), đánh giá rủi ro về sức khỏe con người và môi trường (ví dụ các cơ sở hạ tầng công nghiệp có độ phát thải đáng kể ra môi trường, các dự án phát triển giai đoạn tiếp theo có nguy cơ ô nhiễm hiện hữu và liên quan tới việc chuyển đổi từ mục đích công nghiệp sang thương mại hoặc nhà ở). Có thể tham khảo thêm hướng dẫn về đánh giá rủi ro/nguy hiểm trong danh mục tham khảo.
Kiểm toán môi trường và xã hội
Hướng dẫn 30. Trong trường hợp dự án liên quan đến tài sản hiện có, cũng như liên quan đến việc mua cơ sở hạ tầng và tài sản, có thể phải kiểm toán môi trường và
xã hội (hoặc kiểm tra chi tiết). Nếu chưa xác định được tài sản sẽ xây dựng, mua hoặc tài trợ, thì có thể chỉ cần thiết lập quy trình kiểm tra chi tiết về môi trường và xã hội để đảm bảo là rủi ro và tác động sẽ được xác định ở một thời điểm nào đó trong tương lai khi đã biết về các yếu tố, tài sản, và cơ sở hạ tầng vật chất một cách đúng mức. Kiểm toán có mục đích xác định rủi ro và tác động, và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý đang được áp dụng, đánh giá việc tuân thủ Tiêu chuẩn hoạt động và các luật lệ và quy định. Kiểm toán môi trường và xã hội phải xác định và lượng hóa rủi ro và tác động môi trường và xã hội, bao gồm cả nghĩa vụ, một cách có hệ thống, được lưu hồ sơ và khách quan.
Kiểm toán phải lưu hồ sơ những khía cạnh môi trường và xã hội chính liên quan tới tài sản (ví dụ phát thải khí, nước thải, lượng chất thải nguy hiểm sản sinh, các khu vực bị ô nhiễm và nhiễm bẩn trước đó, những vấn đề liên quan đến mua đất, sức khỏe và an toàn liên quan tới công việc, an toàn công cộng/cộng đồng, quản lý và tiêu chuẩn lao động, tác động tới nguồn lực văn hóa, khiếu nại nội bộ và từ bên ngoài, tranh chấp), và xác định rủi ro và tác động môi trường và xã hội chính liên quan tới tài sản, bao gồm cả những lĩnh vực không tuân thủ với quy định quốc gia và Tiêu chuẩn hoạt động trong quá khứ, hiện tại hoặc có tiềm năng không tuân thủ trong tương lai. Kiểm toán cũng phải đánh giá hoạt động quản lý tài sản và biện pháp giảm nhẹ, và xác định những hoạt động điều chỉnh bổ sung cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ. Phải xem xét và xác định cơ hội cải tiến, bao gồm, nhưng không bị hạn chế bởi, năng lượng hiệu quả, công nghệ sạch hơn, giảm tiêu thụ nước, giảm phát thải, điều kiện lao động an toàn hơn, và chương trình phát triển cộng đồng. Kiểm toán phải tập trung vào việc xác lập mức kỳ gốc để có các hoạt động điều chỉnh và phát triển ESMS hiệu quả cho dự án được tài trợ. Hướng dẫn thêm về kiểm toán lao động (tham chiếu Tiêu chuẩn hoạt động 2 và Hướng dẫn đi kèm).
Tác động toàn cầu
Hướng dẫn 31. Mặc dù tác động của dự án đơn lẻ đối với thay đổi khí hậu, tầng ô-zôn, đa dạng sinh học hoặc những vấn đề môi trường tương tự có thể là không đáng kể, nhưng khi tính gộp với tác động khác do hoạt động con người tạo ra thì tổng tác động có thể trở thành đáng kể trên phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Nếu dự án có tiềm năng tạo tác động quy mô lớn, có thể đóng góp vào tác động xấu về môi trường toàn cầu, thì quá trình xác định nên xem xét các tác động này. quy định và hướng dẫn cụ thể về đa dạng sinh học và hệ sinh thái được nêu trong Tiêu chuẩn hoạt động 6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sống và Hướng dẫn đi kèm, trong khi thông tin